Cấu Trúc & Chức Năng Của Da - ChuyenGiaVetThuong.Com
Có thể bạn quan tâm
Da là cơ quan lớn nhất bao phủ toàn bộ bề mặt cơ thể, chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể và cũng là cơ quan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng.
Tổng diện tích da ở trẻ sơ sinh là khoảng 0.2m2 và diện tích này tăng lên liên tục cho đến khi đạt khoảng 2m2 ở người trưởng thành.
Về thành phần hóa học, da có khoảng 70% nước, 25% protein và 2% lipid.
Da có rất nhiều những chức năng quan trọng đối với cơ thể:
- Điều hòa thân nhiệt và đào thải độc tố cho cơ thể.
- Nhận biết tiếp xúc, áp lực, nhiệt độ,…
- Tham gia vào hệ thống miễn dịch của cơ thể.
- Tổng hợp vitamin D nhờ quá trình biến dưỡng.
- Bảo vệ các cơ quan của cơ thể ( cơ quan nội tạng, mạch máu, thần kinh, xương) khỏi các nguy cơ gây tổn thương (vật lí và hóa học) từ bên ngoài.
- Vai trò quan trọng trong lành thương: Tất cả mọi tổn thương ở lớp biểu bì da sẽ được các tế bào biểu mô tuyến và gốc lông tiến hành sản sinh thực hiện việc biểu mô hóa và phục hồi lại vùng da ban đầu.
Vậy nhờ đâu mà da có thể thực hiện được các chức năng đó? Chúng ta hãy cũng tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây:
Da có cấu trúc gồm có ba lớp như sau:
- Lớp thượng bì (Lớp biểu bì)
- Lớp trung bì
- Lớp hạ bì (Lớp mỡ dưới da)
Lớp Thượng bì (Lớp biểu bì):
Lớp Thượng bì nằm phía trên cùng trong cấu trúc da, là nơi chịu sự tác động thường xuyên nhất của các tác nhân từ bên ngoài.
Lớp này có độ dày khoảng 75-150 micromet. Độ dày này là khác nhau tùy thuộc vào các vị trí da trên cơ thể ( dày ở lòng bàn tay, chân; mỏng ở quanh mắt)
Biểu bì không phải là một lớp tế bào đơn lẻ. Nó gồm 15 đến 20 lớp lớp tế bào không có nhân được gọi là các tế bào sừng, được phân thành 5 nhóm ( theo thứ tự từ trong ra) gồm có:
- Lớp đáy: gồm những tế bào có khả năng phân chia và biệt hóa thành các lớp bên trên, ngoài ra tầng này còn chứa những tế bào Markel và những tế bào sắc tố sản xuất ra melanin.
- Lớp gai: là lớp dày nhất trong thượng bì, gồm 8-10 lớp tế bào hình gai, có khả năng phân chia giới hạn.
- Lớp hạt: gồm 3-5 lớp tế bào không phân chia, dạng phẳng, sản xuất các hạt gọi là keratinohyalin. Các hạt này đi ra ngoài sẽ tạo thành chất sừng và các lipid thượng bì.
- Lớp tế bào trong suốt ( Tuyến dầu): Tạo bởi lớp viền mờ của các tế bào, không xuất hiện ở các vùng da mỏng mà chỉ xuất hiện ở lòng bàn tay và gót chân. Lớp này thường trong suốt, ít thấm nước, ít cản tia, có vân nhưng không có lông và tuyến bã.
- Lớp sừng: chiếm khoảng 90% tổng số các tế bào ở tầng biểu bì; chứa 15-20 lớp tế bào không có nhân (tế bào sừng) có nguồn gốc từ lớp tế bào đáy. Các tế bào sừng này sản xuất ra một protein gọi là keratin có vai trò quan trọng trong hàng rao bảo vệ của da.
Chu kì tái tạo da tại lớp Thượng bì:
Các tế bào sừng sẽ được sản sinh tại lớp tế bào đáy sau đó di chuyển lên lớp phía trên.
Trong qua trình di chuyển, chúng sẽ mất dần khả năng phân chia và trải qua một quá trình gọi là quá trình Sừng hóa hay Sự keratin hóa.
Quá trình của một tế bào di chuyển từ lớp đáy lên lớp sừng thông qua quá trình keratin hóa gọi là Quá trình biệt hóa của tế bào da hay gọi là chu chuyển của da.
Quá trình này mất trung bình khoảng 30 ngày. Tuổi càng lớn thì quá trình này mất càng nhiều thời gian.
Lớp trung bì ( Lớp bì):
Lớp trung bì là cấu trúc tiếp theo của Thượng bì, là lớp dày nhất trong cấu trúc của da ( độ dày trung bình 2-4mm).
Các thành phần quan trọng của lớp Trung bì:
- Nguyên bào sợi
- Chất nền ngoại bào
- Collagen
- Elastin
- Dưỡng bào
- Tế bào Lympho
Cấu trúc
Ranh giới giữa thượng bì và trung bì không phải là một đường thẳng mà là đường lượn sóng, phần sóng nhô lên phía trên là Nhú trung bì (hay gai bì/ trung bì nông), phần sóng lượn xuống dưới gọi là Lưới trung bì .
Lớp Nhú trung bì:
Nằm sát với lớp đáy của lớp Thượng bì, được tạo thành chủ yếu từ mô liên kết lỏng lẻo.
Trên bề mặt có những gai nhô lên các gai bì (papille), còn gọi là nhú bì ăn sâu vào thượng bì.
Các gai bì do tổ chức liên kết non tạo nên, ở đó có chứa nhiều mao mạch, giúp liên kết với thượng bì.
Các gai bì này có kích thước không giống nhau tùy thuộc vào vị trí trên cơ thể, mỏng ở mặt, dài ở lòng bàn tay/ chân.
Lớp nhú của da chính là thứ tạo ra dấu vân tay.
Chức năng:
- Tạo tính đàn hồi cho da
- Nuôi dưỡng lớp biểu bì
- Chưa các thụ cảm đau và xúc giác giúp tiếp nhận cảm giác
Lớp Lưới trung bì:
Nằm dưới lớp Nhú trung bì, nhưng khác với lớp Nhú trung bì, nó được tạo thành từ các mô liên kết dày đặc không đều.
Chứa các sợi collagen, Elastin cung cấp sức mạnh cho da, khả năng kéo căng và giúp da có tính đàn hồi.
Ngoài ra, tại lớp lưới còn chứa các cấu trúc: mạch máu, nang lông, gốc móng, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi và các thụ thể thần kinh.
Chức năng trung bì:
- Bài tiết mồ hôi, chất nhờn,đào thải chất bã và các chất độ.
- Là cơ quan điều chỉnh thân nhiệt (qua mồ hôi và co giãn dưới mao da).
- Tiếp nhận cảm giác.
- Đảm bảo tính đàn hồi, tính mềm dẻo của da, phục hồi hình thể và vị trí sau cử động làm da không nhăn nhúm.
- Hấp thu một số chất, thuốc qua ống tuyến và chân lông.
- Tái tạo làm liền vết thương, vết bỏng trên da.
- Làm hàng rào sinh học miễn dịch, tạo ra một số men và chất chế tiết, đáp ứng viêm và phản ứng, dị ứng.
Lớp hạ bì ( Lớp mỡ dưới da)
Lớp Hạ bì nằm dưới lớp Trung bì, là lớp cuối cùng trong cấu trúc da, giúp trung bì liên kết với cấu trúc bên dưới.
Lớp Hạ bì gồm tập hợp rất nhiều các mạch máu ( cung cấp máu cho mạch máu ở lớp Trung bì) và các phân tử chất béo nên còn được gọi là Lớp mỡ dưới da.
Lớp này có chức năng: Cách nhiệt cho cơ thể, dự trữ năng lượng, tăng cường tính linh động cho da giúp giảm tổn thương cho da trước những tổn thương từ bên ngoài, tổng hợp estrogen và testosterone.
Các thành phần phụ khác của da
Tuyến mồ hôi:
Là những cấu trúc có dạng ống nhỏ của da tạo ra mồ hôi.
Các tuyến mồ hôi là một loại tuyến ngoại tiết, là các tuyến sản xuất và tiết ra các chất trên bề mặt biểu mô thông qua các ống dẫn.
Có hai loại Tuyến mồ hôi:
- Tuyến mồ hôi ngoại tiết: phân phối gần như khắp cơ thể người, với mật độ khác nhau ( cao nhất ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, ít ở tay và chân).
- Tuyến mồ hôi ly tiết: chủ yếu giới hạn ở nách, mí mắt, vùng mu, sinh dục. Chúng làm mát cho người không đáng kể và tạo ra mùi cơ thể.
Nang lông
Nó nằm trong lớp biểu bì của da và được tạo thành từ Keratin.
Nang lông phân bố trên toàn cơ thể, trừ lòng bàn tay và chân và có nhiều loại lông khác nhau tùy thuộc vào từng vùng trên cơ thể.
Tuyến bã nhờn
Tuyến bã nhờn là các tuyến ngoại tiết siêu nhỏ trong da tiết ra, có dạng chất nhờn hoặc sáp, được gọi là bã nhờn, để bôi trơn và chống thấm da và lông, tóc.
Nang lông phân bố trên toàn cơ thể, trừ lòng bàn tay và chân.
Chất nhờn do Tuyến bã nhờn tiết ra có vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường axit trên bề mặt da, góp phần duy trì hàng rào bảo vệ da.
Móng
Móng được làm từ một loại protein được gọi là keratin (chất sừng), chất này còn cấu tạo nên sừng, tóc và một phần của da.
Móng được xem là một trong những bộ phận rắn chắt nhất trên cơ thể người.
Cấu trúc Móng gồm có 3 lớp:
- Đĩa móng (Bản móng): Có màu hồng do nằm trên phần nền móng có nhiều mạch máu nuôi dưỡng.
- Nền móng: Là phần mô thịt nằm dưới đĩa móng, chứa nhiều mạch máu nhỏ
- Mầm móng: Chịu trách nhiệm nâng đỡ và phát triển móng
Thủy Tiên
Từ khóa » Cấu Trúc Da Lớp Trung Bì
-
Nhận Biết Ngay Chức Năng Và Cấu Tạo Của Da - Bệnh Học 4 Phương
-
Bệnh Viện Da Liễu Trung ương - CẤU TRÚC DA *** BẠN CÓ BIẾT ...
-
CẤU TẠO CỦA DA - Công Ty TNHH Lavichem
-
Cấu Trúc Da Và Nhiệm Vụ Của Lớp Biểu Bì, Trung Bì, Hạ Bì Như Thế Nào?
-
Đặc điểm Tế Bào Da | Vinmec
-
Cấu Trúc Của Da Người - Phần 2: Trung Bì, Hạ Bì Và Các Phần Phụ Của ...
-
Hiểu Về Làn Da – Cấu Trúc Và Chức Năng Da
-
Cấu Tạo Da - Hãy Đọc Nếu Muốn Có Làn Da Đẹp
-
Mô Học Da - Bệnh Viện Quân Y 103
-
CẤU TRÚC VÀ SINH LÝ CỦA DA - CÔNG TY TNHH ĐAT PHÚ LỢI
-
Da Và Các Thành Phần Cấu Tạo - Suckhoe123
-
Cấu Trúc Và Chức Năng Của Da
-
Cấu Trúc Và Chức Năng Của Da - Nhà Thuốc Ngọc Anh