Cấu Trúc Cơ Bản Của Một Bảng Hỏi Khảo Sát - HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

Home Cấu trúc bảng hỏi Nghiên cứu khoa học Cấu trúc cơ bản của một bảng hỏi khảo sát Cấu trúc cơ bản của một bảng hỏi khảo sát tháng 12 06, 2018 Cấu trúc bảng hỏi , Nghiên cứu khoa học Edit Một bảng hỏi khảo sát không chỉ đơn thuần là các câu hỏi để thu thập được dữ liệu đưa vào phân tích thống kê, nó là công cụ để kết nối đối tượng với người làm nghiên cứu. Một bảng hỏi với cấu trúc rõ ràng, mạch lạc chắc chắn sẽ ưa nhìn và được lòng đối tượng nghiên cứu. Các bạn sẽ được đánh giá có tính chuyên nghiệp và việc thu thập dữ liệu nhờ đó cũng dễ dàng hơn, chất lượng dữ liệu cũng cao hơn. Một bảng hỏi khảo sát thường gồm 4 phần chính sau:

1.Phần mở đầu

Phần đầu tiên có tác dụng giải thích lý do, gây thiện cảm và tạo sự hợp tác của người được khảo sát. Trong phần này chúng ta có thể cung cấp một số thông tin như: -Mục đích của cuộc khảo sát -Đơn vị khảo sát -Đề cao vai trò của người được khảo sát -Lý do tại sao nên tham gia vào cuộc khảo sát Ví dụ chúng ta có thể tiếp cận đối tượng theo cách: “Cuộc khảo sát nhằm mục đích tìm hiểu về kiến thức tiêu dùng của người dân tại địa bàn X. Ý kiến của anh/chị là rất quan trọng để sử dụng nâng cao trải nghiệm về sản phẩm của những người tiêu dùng khác”

2.Phần gạn lọc

Trong phần này chúng ta sử dụng các câu hỏi định tính với thang đo định danh hay thứ bậc để xác định đối tượng phù hợp với nghiên cứu. Ví dụ khi khảo sát về dịch vụ trong ngân hàng cần có một câu hỏi mang tính lọc đối tượng như tần suất sử dụng dịch vụ tại ngân hàng với các thang đo: Không bao giờ, hiếm khi, thường thường, thường xuyên. Nếu đối tượng trả lời “Không bao giờ” chúng ta có thể dừng cuộc điều tra do đối tượng không phù hợp. Với các câu trả lời còn lại, đối tượng sẽ tiếp tục trả lời các câu hỏi tiếp theo.

3.Phần chính

Đây là phần bao gồm các câu hỏi đặc thù để thu thập dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu Trong phần này, các bạn ngoài việc quan tâm đến nội dung câu hỏi cần sắp xếp các câu hỏi theo trình tự sao cho logic, hợp lý, tạo hứng thú cho đối tượng nghiên cứu và thu thập được thông tin tốt nhất. Các câu hỏi đi từ cái chung đến cái riêng, một vấn đề lớn nên phân ra các vấn đề nhỏ.

4.Phần kết thúc

Phần này bao gồm 2 phần: câu hỏi phụ và lời cảm ơn Câu hỏi phụ có tác dụng thu thập thêm thông tin về đặc điểm nhân khẩu của đối tượng như: giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…Phần câu hỏi phụ có thể đặt ở vị trí của phần kết thúc hoặc ngay sau phần mở đầu, điều này tùy thuộc vào lựa chọn của người thiết kế bảng hỏi. Trong phần này nếu không quá cần thiết chúng ta nên tránh những câu hỏi quá cá nhân như tên, tuổi chính xác, số điện thoại, email….Đôi khi các câu hỏi này sẽ khiến người trả lời không thoải mái và không sẵn sàng trả lời các câu hỏi tiếp theo của bảng hỏi. Lời cảm ơn bao gồm thông báo kết thúc bảng hỏi và lời cảm ơn đối với đối tượng. Lời cảm ơn chỉ cần viết ngắn gọn (thường không quá 2 dòng), chân thành và mộc mạc. Việc xây dựng bảng hỏi theo cấu trúc như trên không tốn quá nhiều thời gian nhưng nó đem lại hiệu quả nhất định trong việc thu thập được dữ liệu chất lượng để phân tích cho đề tài nghiên cứu do đó các bạn cần quan tâm đúng mực đến cả nội dung và hình thức của bộ câu hỏi. Share on Facebook Share on Twitter Share on Google Plus

Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu

Email: dichvuspss@hotronghiencuu.com / phantichso247@gmail.com Phone 24/7: 086 978 6862 (Mr Hùng) Viết luận văn thuê trọn gói 0924 04 03 88 (Ms. Bông) Email: Bong.4388@gmail.com Từ khóa: dịch vụ spss | phân tích spss | hỗ trợ spss | dịch vụ dữ liệu

***Dịch vụ SPSS- AMOS- SmartPLS***

Hotline, zalo: 086 978 6862.

Link zalo:https://zalo.me/0869786862

Quét mã QR để kết bạn ZALO.Vui lòng kết bạn trước khi nhắn tin. Để có phản hồi nhanh nhất hãy gọi thẳng số điện thoại bên trên 24/7

Nếu không thể tìm thấy zalo bạn có thể chat qua messeneger:https://www.messenger.com/t/manhhungdigi

Email: phantichso247@gmail.com

RELATED POSTS

Rất mong nhận được nhiều bình luận từ các bạn! Xin vui lòng chú ý một số điều sau
  1. Các bạn có thể bình luận với tài khoản Google, tài khoản tùy chọn (tên, địa chỉ) hoặc ẩn danh
  2. Nếu thực sự quan tâm một chủ đề nào đó, khi bình luận xong hãy nhân vào nút "Thông báo cho tôi" ở góc dưới. Khi đó nếu có các bình luận và thảo luận mới về chủ đề này sẽ có thông báo gửi đến email của bạn
  3. Nếu cần hỗ trợ, hãy để lại số điện thoại. Nên chủ động gửi tài lệu về Hỗ Trợ Nghiên Cứu
  4. Các bình luận spam, có lời lẽ không phù hợp sẽ bị chặn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét ( Atom )

Xem nhiều tuần qua

  • Điều chỉnh hệ số tải nhân tố, khắc phục lỗi thường gặp khi chạy phân tích khám phá nhân tố EFA
  • Phân tích kết quả nghiên cứu khoa học: “Từ mục tiêu ra kết quả”
  • Giá trị Squared Multiple Correlation trong bảng phân tích Cronbach's Alpha là gì?
  • 5 sự thật về số Pi
  • 4 tiêu chí lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học
  • Hàm sản xuất Cobb-Douglas trong kinh tế học
  • Cơ sở lý thuyết của mô hình phương trình cấu trúc (SEM)
  • Thu thập dữ liệu bằng Google Form
  • Đánh giá mô hình đo lường kết quả trên SmartPLS
  • Phân tích mô hình PLS-SEM trên SmartPLS

Khắc phục các lỗi số liệu

  • Khắc phục hệ số Cronbach’s Alpha
  • Khắc phục hệ số tải nhân tố không hội tụ như mong muốn trong EFA
  • Khắc phục lỗi không xuất hiện hệ số KMO
  • Khắc phụ các lỗi về hệ số tương quan
  • Điều chỉnh mô hình hồi quy: R^2, sig,...

Xem nhiều

  • HỖ TRỢ SPSS, AMOS, Smart PLS 2022
  • Điều chỉnh hệ số tải nhân tố, khắc phục lỗi thường gặp khi chạy phân tích khám phá nhân tố EFA
  • Điều chỉnh mô hình hồi quy: R^2, sig,...
  • Cấu trúc cơ bản của một bảng hỏi khảo sát
  • Tải về sách hướng dẫn SPSS của Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc
  • Điều chỉnh hệ số Cronbach’s Alpha
  • Quy trình nghiên cứu khoa học

Chủ đề

  • Công cụ hỗ trợ
  • Dịch vụ
  • Hỗ trợ nghiên cứu
  • Khám phá
  • Kiểm định phương sai sai số thay đổi với SPSS
  • Phần mềm hỗ trợ
  • Phân tích SPSS
  • Thực hành SPSS cơ bản
  • Tin tức
  • Toán học vui
  • Xác suất vui

Trang

  • Gửi link
  • Dịch vụ SPSS
  • C-Zig
  • Toán vui vui
  • SESO OPEN
  • Gửi map

Số lượt xem tuần trước

hotline dich vu spss hotline dich vu spss

Từ khóa » Cách Làm Bảng Hỏi Anket