Đâu Là Những Nội Dung Cần Lưu ý Khi Xây Dựng Và điều Tra Bảng Hỏi ...
Có thể bạn quan tâm
Với mục tiêu thu được các câu trả lời chân thực và tỉ lệ đối tượng tiếp cận survey trả lời cao, người nghiên cứu cần chú ý tới các vấn đề khi xây dựng bảng hỏi khảo sát cũng như khi thực hiện điều tra khảo sát. Nếu bạn đang sắp khảo sát bảng hỏi, hãy cùng Cộng đồng RCES tìm hiểu đâu là những nội dung cần lưu ý để có một bảng hỏi tốt nhé!
1. Yêu cầu đối với câu hỏi
Câu hỏi cần ngắn gọn, tập trung vào vấn đề
Mỗi câu hỏi dài sẽ làm cho bảng hỏi dài hơn, điều này có thể làm cho tỉ lệ hoàn thành bảng hỏi thấp hơn. Do đó, hãy cố gắng đặt các câu hỏi thật ngắn gọn và tập trung vào ý chính để người khảo sát dễ nắm bắt.
Câu hỏi cần rõ ràng và rõ nghĩa, tránh việc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau
Bạn cần rất chú ý trong việc sử dụng từ ngữ để tránh câu hỏi có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Nếu điều này xảy ra sẽ khiến các câu trả lời không còn chân thực bởi khi người trả lời đã hiểu câu hỏi theo hướng khác nhau sẽ gây lỗi cho dữ liệu thu thập được. Bạn có thể khắc phục điều này bằng việc khảo sát thử một số đối tượng trong mẫu khảo sát mục tiêu để được góp ý về bảng hỏi và có những sự điều chỉnh phù hợp.
Câu hỏi cần thực hiện được mục tiêu của bảng hỏi
Mục tiêu của bảng hỏi là thu thập được các dữ liệu cần thiết để thực hiện thống kê, phân tích hoặc chạy các mô hình định lượng; từ đó giúp trả lời câu hỏi nghiên cứu. Do đó, nếu câu hỏi nào không giúp bạn đi đến mục tiêu này thì hãy loại ra khỏi bảng hỏi để bảng hỏi “gọn gàng” hơn.
Câu hỏi cần phù hợp với văn phong Việt Nam
Đối với các nghiên cứu sử dụng thang đo từ các bài nghiên cứu nước ngoài, khi chuyển thang đo về ngôn ngữ Việt Nam, bạn cần dịch từ ngữ sao cho văn phong tự nhiên nhất mà vẫn đảm bảo được về mặt ngữ nghĩa như thang đo gốc. Điều này sẽ giúp người được khảo sát trả lời dễ hơn so với các bảng hỏi dịch word by word.
Câu hỏi không được có các đáp án gây lỗi cho dữ liệu thu thập
Trong trường hợp các câu hỏi đóng (có đáp án lựa chọn), bạn cần chú ý để không xảy ra trường hợp dữ liệu thu được “không biết xử lí như thế nào”. Ví dụ, một câu hỏi về nhóm tuổi của người trả lời là Dưới 18, 18 – 25 và 25 – 40 sẽ làm người coding “khó xử lí” bởi nếu người đó đúng là 18 tuổi hoặc 25 tuổi thì hoàn toàn có thể bị coding sai khi đưa vào phần mềm. Điều này tạo ra dữ liệu có thể bị lỗi ngay từ nguồn.
2. Lưu ý thứ tự các câu hỏi
Các câu hỏi nên được gộp vào các nhóm câu hỏi thích hợp
Một bảng câu hỏi có rất nhiều câu hỏi, trong trường hợp các câu hỏi cùng thuộc 1 nhóm thì bạn nên gộp chúng vào trong 1 nhóm và đặt tên rõ ràng nhóm câu hỏi đó trước câu hỏi đầu tiên. Điều này sẽ giúp người được khảo sát dễ trả lời hơn khi đi qua từng nhóm câu hỏi.
Nên có thông tin rõ ràng của các nhóm câu hỏi khác nhau trong bảng hỏi
Bạn nên chú ý điều này để tránh tình trạng người được khảo sát chỉ trả lời mà không đọc câu hỏi, dẫn đến dữ liệu thu thập không tin cậy. Với các nhóm câu hỏi khác nhau, cần có thông tin rõ ràng trước câu hỏi đầu tiên và bôi đậm các từ cần thiết để người được khảo sát chú ý để trả lời đúng ý các câu hỏi.
Các câu hỏi cần được sắp xếp theo thứ tự logic
Các câu hỏi cần được sắp xếp hợp lí mang tính chất gợi mở trước, đi sâu sau để giúp được khảo sát dễ trả lời và được đánh giá là chuyên nghiệp. Các trường hợp bảng hỏi không sắp xếp theo thứ tự logic dễ bị đánh giá thấp và gây nhiễu cho người trả lời. Ví dụ, trước khi hỏi các câu hỏi về những đánh giá của sinh viên trong việc mua sắm trực tuyến, bảng hỏi nên có các câu hỏi về tần suất mua sắm hoặc thói quen mua sắm; tránh trường hợp đang hỏi thói quen mua sắm, lại hỏi về đánh giá của sinh viên, sau đó lại hỏi về tần suất mua sắm.
3. Lưu ý với bảng hỏi
Lời ngỏ cần chân thực và nên đề cao người khảo sát
Lời ngỏ là phần đầu tiên của bảng hỏi, hãy viết đơn giản, ngắn gọn và chân thực để tạo ấn tượng tốt đầu tiên. Bạn cũng nên đề cao vai trò của người khảo sát để khả năng họ hoàn thành khảo sát cao hơn.
Chỉ hỏi những câu hỏi cần thiết và có mục đích sử dụng, thiết kế bảng hỏi ngắn nhất đến mức có thể
Để tỉ lệ chấp nhận trả lời bảng hỏi cao hơn, bạn hãy cố gắng thiết kế bảng hỏi tới mức ngắn nhất có thể. Hãy chỉ để những câu hỏi cần thiết và có mục đích sử dụng rõ ràng và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu để giúp bảng hỏi ngắn nhất. Nếu bạn thấy có những câu hỏi không cần thiết trong bảng hỏi, đừng ngại loại bỏ chúng, dù cho các bảng hỏi các khác có sử dụng.
Hãy chỉ thu thập những dữ liệu cần thiết
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ như giảm cỡ chữ, chỉnh lề trang giấy (nếu thực hiện khảo sát bảng hỏi trực tiếp) để giúp bảng hỏi ngắn gọn hơn.
Thông tin mô tả, hướng dẫn cần cụ thể, rõ ràng
Tất cả những thông tin mô tả trong bảng hỏi và các hướng dẫn cho người được khảo sát trả lời cần cụ thể và rõ ràng, tránh trường hợp nếu bạn khảo sát gián tiếp thì người trả lời không hiểu hoặc hiểu sai ý câu hỏi, hoặc không biết cách thực hiện bảng hỏi.
Không nên yêu cầu thông tin cá nhân (tên, số điện thoại, email, …) của người khảo sát
Nhiều người không thích cung cấp các thông tin cá nhân như tên, số điện thoại hay email ,… Do đó, nếu đây không phải là những thông tin bạn cần thì bạn không nên đưa vào bảng hỏi khảo sát.
Các câu hỏi nhạy cảm nên để người trả lời lựa chọn phương án, không nên yêu cầu điền thông tin.
Tương tự các thông tin như tên, số điện thoại; các thông tin về tuổi hoặc thu nhập cũng thường là thông tin nhạy cảm. Tuy nhiên, đây lại là dữ liệu cần thiết trong nhiều bảng hỏi khảo sát. Để tránh trường hợp người khảo sát ái ngại khi trả lời, bạn nên để người được khảo sát trả lời các câu hỏi này theo các đáp án đóng (các nhóm tuổi hay khoảng mức lương).
Nên code sẵn kí hiệu cho các câu hỏi trên bảng hỏi
Sau khi thu thập được dữ liệu từ các bảng hỏi là quá trình mã hóa dữ liệu (coding) trên phần mềm. Để quá trình này diễn ra nhanh hơn, bạn nên code sẵn kí hiệu cho các câu hỏi trên bảng hỏi. Ví dụ 3 câu hỏi thuộc nhóm 1 được mã hóa là A1, A2, A3 và đặt ở bên trái các câu hỏi; hay 5 câu hỏi thuộc nhóm câu 2 được mã hóa từ C1 đến C5. Điều này sẽ giúp quá trình mã hóa trên máy diễn ra nhanh hơn.
Bảng hỏi trình bày rõ ràng, dễ nhìn
Như bất cứ văn bản trình bày nào, yếu tố rõ ràng, sáng sủa và dễ nhìn sẽ giúp bảng hỏi chuyên nghiệp hơn và giúp người làm khảo sát dễ trả lời hơn.
4. Lưu ý khi thực hiện điều tra
Có kế hoạch rõ ràng và nên thực hiện sớm
Việc thu thập dữ liệu sơ cấp bằng hình thức bảng hỏi luôn tiềm ẩn các rủi ro như dữ liệu bị lỗi, bảng hỏi phải thay đổi nội dung (ngay cả khi đã khảo sát trên diện rộng), cách thức bảng hỏi không đáp ứng đúng yêu cầu, hay không đạt đủ số lượng khảo sát theo kế hoạch, … Do đó, người nghiên cứu cần có một kế hoạch thực hiện khảo sát rõ ràng, và nên thực hiện sớm để quản trị rủi ro những sự cố trên. Bạn nên lưu ý trong kế hoạch dự kiến đã cần dự trù thời gian xử lí các sự cố trên.
Tập trung nguồn lực ở thời điểm điều tra thích hợp và lựa chọn địa điểm khảo sát phù hợp
So với hình thức thu thập dữ liệu thứ cấp, việc thu thập dữ liệu sơ cấp mất thời gian và công sức nhiều hơn; đặc biệt nếu người nghiên cứu thu thập theo hình thức trực tiếp. Tùy thuộc vào thời điểm điều tra tương quan với tiến độ thực hiện, người nghiên cứu cần tập trung nguồn lực của mình một cách thích hợp để hoàn thành giai đoạn thu thập dữ liệu trước khi xử lí dữ liệu. Ví dụ, nếu lựa chọn hình thức khảo sát trực tiếp đối tượng là nhân viên văn phòng, nhóm nghiên cứu cần tập trung nguồn lực để đến các văn phòng, công ty vào các ngày làm việc.
Trong khi đó, với đối tượng được khảo sát là người tiêu dùng thì nhóm nghiên cứu lại nên tập trung nguồn lực vào những ngày cuối tuần tại các công viên, siêu thị để thu được nhiều bảng hỏi nhất. Ngoài ra, trong trường hợp nhóm nghiên cứu cần hoàn thành giai đoạn khảo sát gấp, hãy nhờ tới sự hỗ trợ của nguồn lực ngoài nhóm nghiên cứu để kịp tiến độ đề ra. Lưu ý rằng trong trường hợp này –khảo sát trực tiếp, người hỗ trợ bạn khảo sát cần hiểu tất cả các câu hỏi trong bảng hỏi để có thể hỗ trợ người được khảo sát trong trường hợp cần thiết.
Hi vọng rằng với một số lưu ý trên sẽ giúp bạn xây dựng được một bảng hỏi tốt và thu thập được dữ liệu đạt mục tiêu đề ra trong mùa nghiên cứu năm nay!
Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học (RCES)
Từ khóa » Cách Làm Bảng Hỏi Anket
-
Cách Thiết Kế Bảng Câu Hỏi Khảo Sát Trong Nghiên Cứu - Wiki Phununet
-
Các Nội Dung Cơ Bản Trong Một Bảng Hỏi Khảo Sát | RCES
-
Phương Pháp Anket - Phương Pháp điều Tra Viết - Tài Liệu Text - 123doc
-
Phương Pháp điều Tra Bằng Bảng Hỏi (ankét)
-
Mẫu Bảng Hỏi c .pdf Tải Xuống Miễn Phí!
-
[PPT] Phương Pháp điều Tra Bằng Bảng Hỏi Anket
-
Cấu Trúc Cơ Bản Của Một Bảng Hỏi Khảo Sát - HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU
-
Bài Giảng Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học - Chương 6
-
Ví Dụ Về Phương Pháp Ankét - Học Tốt
-
Tạo Khảo Sát Và Bảng Câu Hỏi Trực Tuyến Miễn Phí: Zoho Survey
-
Cách Lập Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Trong Nghiên Cứu Thị Trường (phần ...
-
[Google Drive] Cách Tạo Form Biểu Mẫu Khảo Sát Trên Google Drive
-
Cách Tạo Bảng Khảo Sát Trực Tuyến Bằng Google Forms - Hỗ Trợ SPSS
-
Tổng Hợp Gần 200 Mẫu Bảng Câu Hỏi Khảo Sát đủ Mọi Chủ đề Cho ...