Cầu Xe Tải Là Gì, Cấu Tạo Của Cầu Xe Tải. - Ô Tô Hoàng Long

Mục lục

  • 1 Cấu tạo của cầu xe tải.
  • 2 Vì sao lại có cầu xe tải ?
  • 3 Phân biệt cầu láp với cầu dầu.
  • 4 Cách sử dụng bộ vi sai khi xe bị sa lầy

Cầu xe tải là gì ? Cầu xe tải còn có tên gọi khác là bộ visai, là bộ phận hình cầu nằm ở trục sau hoặc trục trước đối với loại xe 2 cầu), bên trong cầu bao gồm hệ thống bánh răng truyền chuyển động thông qua trục láp đến bánh xe tải.

Để nhận biệt các loại truyền chuyển động của xe tải, chúng ta thường gọi là cầu lắp và cầu dầu. Trong bài viết này, Ô tô Hoàng Long sẽ phân tích chi tiết cấu tạo của cầu xe tải để giúp các bác tài hiểu rõ và hiểu sâu hơn về chức năng, cấu tạo của cầu xe tải.

Cấu tạo của cầu xe tải.

Đối với các tài xế, việc hiểu rõ về cấu tạo xe là điều quan trọng để giúp việc vận hành tốt hơn, kiểm tra những dấu hiệu cần phải khắc phục sửa chữa kịp thời trước khi dẫn tới hao tổn lớn.

Cầu xe tải còn được gọi là bộ vi sai, đây là một bộ phận dùng để phân chia mô men xoắn của động cơ thành 2 đường, đưa nguồn năng lượng của động cơ  các bánh xe, cho phép bánh xe quay với tốc độ khác nhau được thể hiện rõ nhất trong lúc vào  cua)

Vì sao lại có cầu xe tải ?

Các bánh của xe tải sẽ quay ở cùng tốc độ nếu xe chạy trên một đường thẳng còn khi vào cua, các bánh xe sẽ có tốc độ khác nhau.

Tốc độ của bánh xe phụ thuộc vào bán kính đường trong của khúc cua, bánh xe bên ngoài bán kính xe quay lớn hơn nên tốc độ quay nhanh hơn. Bánh xe phía sau trong có bán kính quay nhỏ nên tốc độ quay chậm hơn. Vì vậy ở cùng một thời điểm khi vào cua, 2 bánh sẽ quay với 2 tốc độ khác nhau.

Nếu không có cầu xe, 2 bánh sẽ bị khóa với nhau và sẽ quay cùng một tốc độ, khiến xe trở nên trơn trượt.

Chức năng của cầu xe là.

  • Truyền mô-men của động cơ tới trục bánh xe.
  • Là nơi giảm tốc cuối cùng trước khi truyền mô-men xoắn tới trục của bánh xe.
  • Thay đổi tốc độ của các bánh xe khi vào cua để không gây ra hiện tượng trượt của bánh xe.

Phân biệt cầu láp với cầu dầu.

Phân biệt cầu láp với cầu dầu cũng rất đơn giản, chúng ta hãy nhìn vào mặt bích ngay giữa mâm xe. Mặt bích cầu dầu lớn hơn và thường có một lỗ để đổ dầu bôi trơn và làm kín.

Để biết ưu điểm và nhược điểm của các loại cầu bạn có thể tham khảo bài viết : Những Loại Cầu Thường Dùng Trong Xe Tải

Cách sử dụng bộ vi sai khi xe bị sa lầy

Khi xe bị sa lầy khi gặp địa hình xấu, bánh xe bị lầy sẽ quay liên tục trong khi bánh không bị sa lầy đứng yên. Lúc này tài xế hãy đổ thêm đất đá vào chỗ bị sa lầy và hãm cầu nối cứng 2 trục với vỏ cầu để 2 bánh xe quay cùng tốc độ để có thể vượt lấy, sau đó mở cầu để xe hoạt động bình thường.

CÔNG TY TNHH TM Ô TÔ HOÀNG LONG Hotline : 0909.415.145 Mail : otohoanglong.vn@gmail.com Địa Chỉ: 967-969 QL1A, P.Thới An, Q.12, TPHCM

Từ khóa » Trục đứng Xe Tải Là Gì