Cây Cam Thảo: Tác Dụng, Cách Chế Biến & Một Số Bài Thuốc Dân Gian
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Cây cam thảo
Cây cam thảo
Đặt lịch
Cây cam thảo là thảo dược quý được sử dụng để điều trị một số vấn đề sức khỏe thường gặp như viêm gan, rối loạn nhịp tim, xuất huyết tiểu cầu, viêm họng mạn,… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ cách nhận biết cam thảo và sử dụng loại dược liệu này hiệu quả nhất.
1/ Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Sinh cam thảo
Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis
Họ: Họ Đậu hay còn gọi là họ Cánh Bướm (Danh pháp khoa học: Fabacease)
Phân nhóm: Cam thảo bắc, Cam thảo nam (Cam thảo đất) và Cam thảo dây (Cườm thảo đỏ)
2/ Đặc điểm sinh thái
Mô tả:
Cam thảo là cây sống lâu năm và được sử dụng để làm dược liệu. Thân cây có chiều cao trung bình từ 1 – 1.5m. Xung quanh thân có lông tơ nhỏ, lá kép, dài trung bình từ 2 – 5.5cm. Cam thảo nở hoa vào mùa hạ và mùa thu, hoa có màu tím nhạt và có hình dáng tương tự cánh bướm.
Quả cam thảo có hình cong lưỡi liềm, dài trung bình từ 3 – 4cm, chiều rộng khoảng 6 – 8 cm. Bề mặt quả có nhiều lông và có màu nâu đen, mỗi quả có từ 2 – 8 hạt hình dẹt (hạt thường có màu nâu xám, xanh đen).
Phân bố:
Cây cam thảo phân bố chủ yếu ở các tỉnh thành của Trung Quốc, bao gồm Khánh Dương, Ôn Minh tỉnh Sơn Tây, Triệu Châu, An Đạt tỉnh Hắc Long Giang, Dân Biên tỉnh Thiểm Tây, Kiến Bình, Phú Tân tỉnh Liêu Ninh,… Hiện nay, cây cam thảo được di thực trồng ở nhiều nơi khác nhau.
3/ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
+ Bộ phận dùng: Thân và rễ cây của cây cam thảo được thu hái và sử dụng làm dược liệu.
+ Thu hái: Cam thảo được thu hái vào tháng 2 đến tháng 8 hằng năm. Các bộ phận được thu hái vào gồm rễ và thân. Đào rễ và thu hái thân cây, sau đó xếp thành đống để hơi men làm rễ có màu vàng sẫm
+ Chế biến: Rửa sạch nhanh và xắt mỏng thành lát khoảng 2mm. Sau đó đem sấy và phơi khô. Một số dạng chế biến khác của cam thảo, bao gồm:
- Chế biến chích cam thảo: Dùng cam thảo sấy khô tẩm mật ong (trung bình 1kg cam thảo dùng 200mg mật ong + 200ml nước đun sôi). Sao vàng cho khô, đợi khi cam thảo dậy mùi thơm là được.
- Chế biến bột cam thảo: Cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, sau đó xắt thành miếng, sấy khô và tán thành bột.
- Phấn cam thảo: Cạo sạch lớp vỏ bên ngoài và tiến hành ngâm rượu trong khoảng 1 giờ. Tiếp tục ủ trong 12 giờ đồng hồ và cắt mỏng, sau đó đem phơi khô.
+ Bảo quản: Bảo quản cam thảo ở nơi khô thoáng và kín gió.
4/ Thành phần hóa học
Cam thảo có chứa các thành phần hóa học như Glycyrrhetinic acid Glycyrrhizin, Neoliquiritin, Uralenic acid, 18b-Glycyrrhetic acid, Glycyrrhizic acid, Isoliquitigrenin, Liquiritin, Liquiritigenin, Neoisoliquiritin,…
5/ Tính vị
Cam thảo có vị ngọt, tính bình, không độc.
6/ Qui kinh
Cam thảo qui vào các kinh sau:
- Vào kinh thủ Thái âm Phế, túc thái âm Tz (Bản Thảo Kinh Giải ghi chép)
- Vào kinh Tâm, Tz (Lôi Công Bào Chích Luận ghi chép)
- Vào kinh túc Thái âm Tz, túc Thiếu âm Thận và kinh túc Quyết âm Can (Thang Dịch Bản Thảo ghi chép)
7/ Tác dụng dược lý
+ Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Cam thảo có tác dụng dược lý đa dạng, bao gồm:
- Tác dụng tương tự như corticoid: Thảo dược này có khả năng giữ nước và muối NaCl trong cơ thể, đào thải Kali gây phù nề đồng thời có khả năng làm tăng huyết áp.
- Tác dụng giải độc: Cam thảo có khả năng giải độc do histamine, physostigmin, cloralhydrate, pilocarpin, barbituric. Ngoài ra, thảo dược này còn có khả năng giải độc với độc tố uốn ván.
- Bảo vệ gan: Thành phần Glycyridin trong cam thảo có khả năng bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại như Carbon tetrachloride. Glycyridin còn giảm bớt độc tố của Atropin, Stibium và Atropin.
- Tác dụng chỉ khát hóa đờm: Thành phần trong cam thảo thúc đẩy xuất tiết hầu họng, khí quản nhằm làm loãng đờm.
- Chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa
- Chống loét đường tiêu hóa: Cam thảo có khả năng chống loét và giảm tiết axit dịch vị nhờ vào tác dụng ức chế histamine và thúc đẩy niêm mạc phục hồi. (Kết quả từ thực nghiệm trên súc vật)
- Tác dụng nội tiết tố: Thảo dược này được chứng minh có tác dụng tương tự nội tiết tố dục tính lên âm đạo của chuột bạch.
- Glycyricin trong cam thảo còn có khả năng giảm tỉ lệ mỡ trong cơ thể. Tuy nhiên thành phần này không đem lại lợi ích trong điều trị hay dự phòng xơ vữa động mạch.
- Tác dụng kháng khuẩn: Cam thảo có tác dụng kìm và ức chế các tụ cầu vàng, trực khuẩn coli, trùng roi, amip và trực khuẩn lao. Thành phần Glycyricin và acid glycuronic còn có khả năng kháng viêm.
- Cây cam thảo còn có tác dụng giải nhiệt, chống rối loạn nhịp tim và chống lợi niệu.
+ Theo Y học cổ truyền:
Theo Y học cổ truyền, cam thảo là thảo dược quý và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- Kiên gân cốt, giải độc, trưởng cơ nhục, bội lực (Bản Kinh ghi chép)
- Chỉ khát, lợi khí huyết, ôn trung, hạ chí, thông kinh mạch và giải độc bách dược (Biệt Lục ghi chép)
- Thông cửu khiếu, định phách, an hồn, dưỡng khí, ích tinh, lợi bách mạch (Nhật Hoa Tử Bản Thảo ghi chép)
- Hoãn cấp, nhuận phế, ích khí, thông hành 12 kinh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển ghi chép)
- Chỉ khai, nhuận phế, bổ trung, thanh nhiệt, chỉ thống, giải độc (Trung Dược Học ghi chép)
8/ Liều dùng, cách dùng
Có thể sử dụng cam thảo bằng cách nhai trực tiếp, sắc uống, dùng cao lỏng hoặc các chế phẩm có chứa thảo dược này. Liều dùng thông thường: Khoảng 4 – 80g cam thảo/ ngày
Tham khảo thêm: Cây bạc hà và cách thực hiện một số bài thuốc chữa bệnh
9/ Bài thuốc
Một số bài thuốc từ cam thảo có tác dụng điều trị các vấn đề sức khỏe thường gặp:
- Bài thuốc từ cam thảo điều trị bệnh Addison: Dùng nước cam thảo sắc 3 lần/ ngày, mỗi lần dùng từ 5 – 10ml. Uống trong 25 – 40 ngày và điều trị kết hợp với corticoid.
- Bài thuốc từ cam thảo điều trị loét dạ dày tá tràng: Uống cao lỏng có chiết xuất từ cam thảo, mỗi lần dùng 15ml. Sử dụng 4 lần/ ngày và duy trì bài thuốc trong 6 tuần.
- Bài thuốc từ cam thảo điều trị lao phổi: Dùng 18g cam thảo sống và sắc còn 150ml, chia thành 3 lần uống. Duy trì bài thuốc trong 30 – 90 ngày và điều trị phối hợp với thuốc chống lao.
- Bài thuốc từ cam thảo điều trị rối loạn nhịp tim: Sử dụng 30g cam thảo sống và 30g chích cam thảo. Mỗi ngày sắc một thang, chia thành 2 lần uống (sáng – tối).
- Bài thuốc từ cam thảo trị run giật chân: Dùng cao lỏng từ cam thảo, mỗi lần dùng 10 – 15ml. Sử dụng 3 lần/ ngày và duy trì bài thuốc trong 3 – 6 ngày.
- Bài thuốc từ cam thảo trị xuất huyết tiểu cầu: Sử dụng 30g cam thảo sắc và chia thành 3 lần uống. Duy trì bài thuốc trong 2 – 3 tuần
- Bài thuốc từ cam thảo điều trị ngộ độc thực phẩm: Dùng 9 – 15g sinh cam thảo sắc và chia thành 3 – 4 lần uống trong 2 giờ. Trong trường hợp nhiễm độc nặng: Dùng 30g cam thảo sắc còn 300ml, xông thụt dạ dày 100ml/ lần trong 3 – 4 giờ.
- Bài thuốc từ cam thảo điều trị nước tiểu nhạt màu: Sử dụng bột cam thảo, mỗi ngày uống 4 lần.
- Bài thuốc từ cam thảo điều trị viêm tuyến vú: Dùng 30g sinh cam thảo và 30g xích thược, mỗi ngày sắc một thang và dùng trong 1 – 3 tháng
- Bài thuốc từ cam thảo điều trị viêm họng mạn: Dùng 10g cam thảo sống hãm với nước sôi. Uống liên tục cho đến khi triệu chứng dứt điểm.
- Bài thuốc từ cam thảo điều trị viêm tắc tĩnh mạch: Sử dụng 50g cam thảo sắc và chia thành 3 lần uống. Nên uống thuốc trước bữa ăn.
10/ Lưu ý
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng cam thảo:
- Kiêng kỵ các trường hợp bụng đầu hơi, phù trướng, lợi tiểu trừ thấp,…
- Sử dụng cam thảo trong thời gian dài có thể làm tăng huyết áp
- Không sử dụng cam thảo quá 4 tuần nếu không có yêu cầu từ người có chuyên môn
- Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu có ý định sử dụng thảo dược này
Cây cam thảo có thể tương tác với một số thuốc điều trị, bao gồm:
- Thuốc chống đông máu
- Digoxin
- Thuốc chuyển hóa ở gan (Secobarbital, Orphenadrine, Ketamine,…)
- Thuốc hạ huyết áp (Captoril, Losartan, Enalapril, Valsartan,…)
- Thuốc giảm viêm corticosteroid (Prednisone, Dexamethasone, Methylprednisolone,…)
- Thuốc lợi tiểu
- Chế phẩm có chứa Estrogen
Việc sử dụng cam thảo để điều trị không có tác dụng thay thế cho các loại thuốc đặc hiệu. Do đó bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định bổ sung thảo dược này vào quá trình chữa bệnh.
Ngoài ra, một số tác dụng và bài thuốc của cam thảo chưa được chứng minh về mặt khoa học. Cần xác thực tính hiệu quả của bài thuốc trước khi áp dụng.
Có thể bạn quan tâm
- Cây hương nhu: Đặc điểm, tác dụng dược lý, bài thuốc trị bệnh
- Cây sâm bố chính: Bộ phận dùng, Chế biến làm thuốc
Từ khóa » Tính Vị Của Cam Thảo
-
Cam Thảo: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý Cần Biết
-
CAM THẢO NAM - Mô Tả, Tính Vị, Quy Kinh Và Liều Dùng
-
Cam Thảo Uống Có Tác Dụng Gì Và Các Nguy Cơ | Vinmec
-
Cam Thảo Có Nên Dùng Hàng Ngày Không? | Vinmec
-
Cam Thảo: Dược Liệu Phổ Biến Trong Y Học Cổ Truyền
-
Tác Dụng Và Tác Hại Của Cam Thảo | Sở Y Tế Nam Định
-
Cam Thảo Phiến - Mediplantex
-
7 Bài Thuốc Từ Cam Thảo Chống Viêm, Giảm Ho
-
Cam Thảo, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cam Thảo
-
Cam Thảo - Vị Thuốc đa Năng
-
Cam Thảo Là Gì? Phân Biệt Các Loại Cam Thảo, Công Dụng, Cách Dùng
-
Cam Thảo - Vị Thuốc Bách Dụng Trong đời Sống
-
Cam Thảo Bắc - Vị Thuốc Quý Từ Ngàn Xưa - Thầy Thuốc Việt Nam
-
Chích Thảo: Vị Thuốc Từ Cam Thảo Và Công Dụng Cho Sức Khỏe