Cây Chôm Chôm, Công Dụng Làm Thuốc Và độc Tính Cần Lưu ý
Bạn đã bao giờ đi qua một vườn cây ăn trái rồi bất chợt dừng lại vì bắt gặp chùm chôm chôm chín đỏ với những tua vỏ mềm xoa chưa? Ở miền Tây quê tôi, chôm chôm đã là một thức quả quen thuộc từ trong ký ức, gắn liền với những xuồng chôm chôm, măng cụt, nhãn, bưởi, sầu riêng… trên chợ nổi, trên sông. Và rồi, khi đâu đó thuyền ghe nhà ai vang lên câu hát “Mỗi mùa chôm chôm chín, mùa chôm chôm kỷ niệm, biết bao nhiêu nồng thắm…. ” (1) thì cũng là lúc những ai đang vội vã mưu sinh lại lơi nhịp chèo, lắng lòng để thưởng thức cung điệu trữ tình của mảnh đất phù sa!
Thật vậy, trải bao thập kỷ gắn bó với đất và người Nam Bộ, cây chôm chôm không chỉ đẹp trong mùa quả chín ngọt ngào mà còn là nguồn sống, nguồn kinh tế và du lịch. Không chỉ vậy, giá trị dinh dưỡng và giá trị dược liệu cũng là những yếu tố để người ta tìm hiểu thêm về loại cây này, kể cả độc tính của nó.
Về cây chôm chôm
Cây chôm chôm hay còn gọi là lôm chôm, cây vải rừng, vải thiều, vải guốc, hồng mao đan… tên khoa học là Nephelium lappaceum, thuộc họ Bồ hòn: Sapindaceae (2). Chôm chôm là cây ăn quả thân gỗ, phân nhánh nhiều và có thể cao đến 10 m. Lá chôm chôm có hình bầu dục thuôn nhọn. Hoa chôm chôm mọc thành chùm ở đầu cành và mỗi chùm có thể lên đến vài mươi quả. Quả chôm chôm có lớp vỏ xơ và nhiều tua râu (gai mềm cong). Khi trái sống, vỏ có màu xanh và khi chín thì chuyển sang màu đỏ tươi rất đẹp mắt. Cùi (thịt) chôm chôm áo quanh hạt có màu trắng gân, rất ngọt và thơm.
Hình dáng quả tròn – bầu dục hay độ ngọt – chua, dai – giòn, dính – dễ tróc của thịt quả chôm chôm tùy theo từng giống cây. Cây chôm chôm chủ yếu được trồng để lấy quả ăn tráng miệng, lấy thịt quả đổ chung với rau câu, nấu chè hoặc làm cocktail trái cây…
Công dụng của quả chôm chôm
Quả: Theo y học cổ truyền, thịt quả chôm chôm chín có tính bổ, giúp giải nhiệt. Quả chôm chôm xanh và vỏ quả được dùng điều trị tiêu chảy, kiết lỵ, sốt rét và giun sán. Cách dùng: dùng 20 – 40 g thuốc sắc. Tuy nhiên, vỏ quả chôm chôm có độc nên ít được sử dụng (3).
Theo kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng, quả chôm chôm có mức năng lượng khá cao (82 kcal/ 100 g thịt quả), chứa nhiều đường, vitamin C, Ka li và Can xi. Ngoài ra, quả chôm chôm còn chứa chất xơ, chất béo, chất đạm, các vitamin B1, B2, B3, B6, B9 và các khoáng chất như Sắt, Ma giê, Phốt pho, Na tri, Kẽm… (2).
Vỏ cây: Vỏ cây chôm chôm có tác dụng làm se nên được dùng điều trị các bệnh về lưỡi (3).
Về độc tính của cây chôm chôm
Vỏ quả: Vỏ quả chôm chôm có tác dụng làm se nhưng có saponin độc. Vì vậy, cần thận trọng khi dùng làm thuốc (3).
Hạt: Hạt chôm chôm tuy chứa dầu với mùi dễ chịu (có thể chiết xuất làm xà phòng, làm dầu, nến thắp) nhưng có vị đắng và gây say. Thậm chí, dù là hạt đã rang chín nhưng nếu ăn nhiều cũng sẽ gây đau bụng, nhức đầu, nôn mửa… (4).
Một số nghiên cứu về vỏ quả chôm chôm
Hoạt động chống o xy hóa, hạ đường huyết và chống tăng huyết áp: kết quả nghiên cứu chiết xuất từ vỏ quả chôm chôm cho thấy hoạt tính chống o xy hóa và chống lão hóa cao, đồng thời làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và chống tăng huyết áp. Vì vậy, vỏ quả chôm chôm được xem là có tiềm năng trong sản xuất thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm (5) (6) (7).
Hoạt tính kháng khuẩn: kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ hạt chôm chôm có hoạt tính kháng khuẩn, chống lại Tụ cầu vàng, Trực khuẩn, E.coli, Trực khuẩn mủ xanh… (8).
Tiềm năng điều trị ung thư và béo phì: kết quả phân tích cho thấy chiết xuất từ vỏ quả chôm chôm có thể ức chế enzym axit béo (fatty acid synthase), từ đó cho thấy tiềm năng trở thành tác nhân trị liệu ung thư và béo phì của vỏ quả chôm chôm (9).
Như vậy, trong khi chờ các thành tựu sáng chế sản phẩm khoa học có thành phần chiết xuất từ vỏ quả chôm chôm (nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu thường bị bỏ đi này), thiết nghĩ chúng ta không nên sử dụng vỏ quả để làm thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
▼ Nguồn tham khảo
- Tình đẹp mùa chôm chôm, https://nhac.vn/bai-hat/tinh-dep-mua-chom-chom-uyen-trang-thanh-thuc-so4YX1L, ngày truy cập: 11/07/2019.
- Chôm chôm, https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B4m_ch%C3%B4m, ngày truy cập: 11/07/2019.
- Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, 1997, trang 241.
- Phạm Hải, Cây độc ở Việt Nam, Nxb Y học, 1984, trang 88.
- Anthocyanins extracted from rambutan (Nephelium lappaceum L.) pericarp tissues as potential natural antioxisdants, https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/j.1745-4514.2010.00467.x, ngày truy cập: 11/07/2019.
- Protective effects of rambutan (Nephelium lappaceum) peel phenolics on H2O2-induced oxidative damages in HepG2 cells and d-galactose-induced aging mice, https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0278691517300303, ngày truy cập: 11/07/2019.
- Antidiabetic Activity of Durian (Durio ZibethinusMurr.) and Rambutan (Nephelium Lappaceum L.) Fruit Peels in Alloxan Diabetic Rats, https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2211601X15000292, ngày truy cập: 11/07/2019.
- Antimicrobial activity of Litchi chinensis and Nephelium lappaceum aqueous seed extracts against some pathogenic bacterial strains, https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1018364713000359, ngày truy cập: 11/07/2019.
- Fatty acid synthase inhibitors from the hulls of Nephelium lappaceum L., https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0008621511002199, ngày truy cập: 11/07/2019.
Từ khóa » Cây Lôm Chôm
-
Chôm Chôm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chôm Chôm | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ
-
Cây Chôm Chôm - Thông Tin Cần Biết Về Cây - Canh Điền
-
CÂY CHÔM CHÔM - Vườn ươm Cây Cảnh ILG
-
Ăn Chôm Chôm Có Tác Dụng Gì? 12 Lợi ích Của Chôm Chôm đối Với ...
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Chôm Chôm - Phân Bón Hữu Cơ
-
Quả Chôm Chôm: Dinh Dưỡng, Lợi ích Sức Khỏe Và Cách ăn - Vinmec
-
Quả Chôm Chôm: Tác Dụng, Cách Chế Biến, Các Loại Chôm Chôm
-
Giống Chôm Chôm Sa Hoa - Trung Tâm Giống Cây Trồng Bến Tre
-
Nhiều Công Dụng Tuyệt Vời Của Cây Chôm Chôm Mà Bạn Chưa Biết
-
Chôm Chôm (Nephelium Lappaceum L.)
-
Cây Chôm Chôm - Nuoitrong123
-
Chôm Chôm Thái - Thế Giới Trái Cây