Cây Chôm Chôm - Nuoitrong123
Nội dung chính
- Chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) là loài cây vùng nhiệt đới Đông Nam Á, thuộc họ Sapindaceae (họ bồ hòn). Tên gọi chôm chôm (hay lôm chôm) tượng hình cho trạng thái lông của quả loài cây này.
- 1. Nguồn gốc:
- 2. Những đặc tính chủ yếu:
- 3. Đặc tính sinh thái cơ bản:
- 4. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế:
- 5. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh:
Chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) là loài cây vùng nhiệt đới Đông Nam Á, thuộc họ Sapindaceae (họ bồ hòn). Tên gọi chôm chôm (hay lôm chôm) tượng hình cho trạng thái lông của quả loài cây này.
Lông cũng là đặc tính cơ bản trong việc đặt tên của người Trung Quốc: hồng mao đan, hay của người Mã Lai: rambutan (trái có lông). Các nước phương Tây mượn giọng đọc của Mã Lai để gọi cây/trái chôm chôm: Anh, Đức gọi là rambutan, Pháp gọi là ramboutan…
1. Nguồn gốc:
Cây chôm chôm là giống cây trồng khởi nguyên ở Đông Nam Á. Ngày nay được trồng trong vùng có vĩ độ từ 15° nam tới 15° bắc gồm châu Phi, châu Đại Dương, Trung Mỹ và đặc biệt càng ngày càng gia tăng ở Úc châu và quần đảo Hawai. Cây chôm chôm thích ứng cho những vùng đất không ngập nước. Do đó, ở Việt Nam, chôm chôm được trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai và nam Trung Bộ.
2. Những đặc tính chủ yếu:
Cây chôm chôm có thể cao 8 tới 10 m, lá đơn, phiến lá hình trái xoan, đầu và đuôi lá nhọn, mọc cách, màu xanh tới xanh đậm, ngọn búp có lớp bao màu hơi đỏ. Hoa tự chùm ở đầu cành, đài từ 3 đến 5 mm, tỏa mùi thơm dịu. Trái chín 15-18 tuần sau khi kết quả. Mỗi chùm đậu quả độ trên dưới 20 trái. Mỗi năm chôm chôm có 2 mùa trái. Mỗi cây trưởng thành có thể cho thu hoạch từ 5.000 đến 6.000 trái mỗi mùa (độ 60-70 kg). Chôm chôm là cây ra hoa nhiều, song tỉ lệ hoa thụ rất thấp, tỉ lệ quả chị từ 1 đến 3%. Sự thúi (hư) quả xảy ra nặng trong 3 tuần đầu khi thụ tinh và nhẹ hơn trước khi quả chín. Có lẽ nguyên nhân chính là thiếu dinh dưỡng (thiếu phân). Bầu noãn của hoa chôm chôm có hai tâm bì (lá noãn), nhưng thông thường chỉ có một tâm bì phát triển thành quả (hiếm khi cả hai phát triển thành quả). Thời gian phát triển mất từ 13 tới 16 tuần lễ. Tỉ lệ phần thịt quả tăng nhanh từ tuần lễ thứ 9 cho tới tuần lễ thứ 13 và chậm hẳn từ tuần lễ thứ 13 tới tuần lễ thứ 16 (lúc thu hoạch).
3. Đặc tính sinh thái cơ bản:
Chôm chôm là loài cây có thể trồng từ xích đạo cho đến vĩ tuyến 18o nhưng thường để kinh doanh có hiệu quả thì nên trồng đến vĩ tuyến 14o, độ cao thích hợp từ 0 – 700 m, lượng mưa trung bình hàng năm từ 2000 – 5000 mm, nhiệt độ bình quân từ 22oC – 30 oC, nghĩa là nên trồng ở các tỉnh miền Nam, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Chôm chôm có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa thoát nước tốt, đất thịt pha cát, đất đỏ bazan. Cây chôm chôm được phân bố ở nhiều nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Philippinnes, Việt Nam.
4. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế:
Thành phần hóa học cây chôm chôm: Chôm chôm là loài cây có quả hoặc để ăn tươi, hoặc đóng hộp dưới nhiều hình thức, để dự trữ hoặc xuất khẩu. Hạt chôm chôm có thành phần dầu cao nên cũng được dùng để sản xuất dầu ăn hay xà phòng. Cây và rễ chôm chôm cũng có thể dùng cho việc sản xuất dược phẩm và màu. Ở Việt Nam, người làm vườn chôm chôm có mức thu nhập tương đối cao so với các ngành trồng trọt khác. Hạt chôm chôm chứa 35-40% chất dầu béo đặc, có cấu trúc của hạt ca cao, có mùi dễ chịu, gồm phần lớn là arachidin, cùng với olein và stearin. Vỏ quả chứa tanin và một saponin độc. Vỏ cây và quả xanh có chứa tanin.
5. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh:
Ánh sáng có ảnh hưởng tới sự chuyển biến màu của vỏ quả, tức là sự chuyển biến của sắc tố anthocyanins. Quả ở ngoài sáng đỏ tươi, đẹp hơn quả trong bóng rợp. Lượng mưa và độ ẩm rất quan trọng nhất là trong thời gian quả phát triển cần nhiều nước. Những quả nhỏ khi chín thường là kết quả của sự thiếu nước trong những tuần lễ đầu của quá trình phát triển quả. Như vậy nếu làm quả ra sớm, nghĩa là phần đầu của quá trình phát triển nằm trong mùa nắng thì vườn cần được tưới nước. Ngược lại mưa thất thường vào đầu mùa mưa làm cho quả dễ bị nứt vì lúc này ruột quả phát triển quá mạnh so với phần vỏ. Theo ghi nhận của nhiều nhà làm vườn tại Thái Lan có những năm tỉ lệ nứt quả trên giống chôm chôm nổi tiếng vỏ mỏng (rongrien) lên đến trên 50%. Mỗi quả chôm chôm có độ 400 cái râu (lông), trên mỗi râu có nhiều khẩu bào làm thoát hơi nước mạnh, vì thế hễ ẩm độ không khí thấp sẽ làm các râu queo lại, chuyển qua màu nâu đen, kém chất lượng.
Nguồn: khoahocchonhanong.com.vn
Tìm bài này trên Google:
- cây chôm chôm
Bài viết liên quan
-
Video hướng dẫn phòng bệnh trên cây chôm chôm
Thẻ:cách phòng trừ sâu bệnh hại chôm chôm, cây chôm chôm
-
Video hướng dẫn kỹ thuật trồng cây chôm chôm
Thẻ:cây chôm chôm, kĩ thuật trồng cây chôm chôm
-
Phòng trừ bệnh thối trái Chôm Chôm
Thẻ:cách phòng trừ sâu bệnh hại chôm chôm, cây chôm chôm
-
Cách phòng trừ ruồi đục trái Chôm Chôm
Thẻ:cách phòng trừ sâu bệnh hại chôm chôm, cây chôm chôm
-
Cách bón phân cho cây Chôm Chôm
Thẻ:cây chôm chôm, kĩ thuật trồng chăm sóc chôm chôm
-
Kĩ thuật nhân giống Chôm Chôm
Thẻ:cây chôm chôm
-
Cách phòng trị bệnh phấn trắng hại Chôm Chôm
Thẻ:cây chôm chôm
-
Kỹ thuật để cây Chôm Chôm ra nhiều trái
Thẻ:cây chôm chôm, kĩ thuật trồng chăm sóc chôm chôm
Bài viết cùng chuyên mục
-
Các loại hoa rủ đẹp giúp ban công nhà nổi bật nhất phố
-
Điểm danh các loại hoa lâu tàn trưng tết
-
Lạ mắt với cây Mồng Tơi tím
Thẻ:kĩ thuật trồng rau mồng tơi, rau mồng tơi
-
Các giống Sâm thường gặp
Thẻ:nhân sâm
-
Giới thiệu về cây Lược vàng
Thẻ:cây lược vàng
-
Thông tin nghiên cứu về cây Lược vàng
Thẻ:cây lược vàng
-
Kim Tiền Thảo
Thẻ:cây kim tiền thảo
-
Sâm Alipas là gì?
Thẻ:cây bá bệnh, công dụng của cây bá bệnh
Thảo luận cho bài: Cây Chôm Chôm
Để lại một bình luận Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *
Tên *
Email *
Từ khóa » Cây Lôm Chôm
-
Chôm Chôm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chôm Chôm | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ
-
Cây Chôm Chôm - Thông Tin Cần Biết Về Cây - Canh Điền
-
CÂY CHÔM CHÔM - Vườn ươm Cây Cảnh ILG
-
Ăn Chôm Chôm Có Tác Dụng Gì? 12 Lợi ích Của Chôm Chôm đối Với ...
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Chôm Chôm - Phân Bón Hữu Cơ
-
Quả Chôm Chôm: Dinh Dưỡng, Lợi ích Sức Khỏe Và Cách ăn - Vinmec
-
Quả Chôm Chôm: Tác Dụng, Cách Chế Biến, Các Loại Chôm Chôm
-
Giống Chôm Chôm Sa Hoa - Trung Tâm Giống Cây Trồng Bến Tre
-
Cây Chôm Chôm, Công Dụng Làm Thuốc Và độc Tính Cần Lưu ý
-
Nhiều Công Dụng Tuyệt Vời Của Cây Chôm Chôm Mà Bạn Chưa Biết
-
Chôm Chôm (Nephelium Lappaceum L.)
-
Chôm Chôm Thái - Thế Giới Trái Cây