Cây Chôm Chôm - Thông Tin Cần Biết Về Cây - Canh Điền
Cây chôm chôm là cây sống lâu năm, cây gắn liền với mảnh đất miền Đông và Tây Nam Bộ. Cây là nguồn kinh tế chủ lực của vùng, không chỉ vậy nơi đây còn là khu du lịch sinh thái miệt vườn rất đa dạng phong phú về chủng loại cây ăn trái.
Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây chôm chôm II. Đặc điểm của cây Chôm chôm III. Tác dụng của cây Chôm chôm IV. Cách trồng và chăm sóc cây Chôm chômI. Giới thiệu về cây chôm chôm
Tên thường gọi: | Cây chôm chôm |
Tên gọi khác: | Cây lôm chôm, hồng mao đan, vải rừng, vải guốc.. |
Tên tiếng anh: | Rambutan |
Tên khoa học: | Nephelium lappaceum |
Họ thực vật: | Thuộc họ Bồ hòn – Sapindaceae |
Nguồn gốc xuất xứ: | Cây có nguồn gốc từ Malaysia và Indonesia |
Nơi sống: | Là loài cây vùng nhiệt đới Đông Nam Á |
Tuổi thọ: | Cây sống lâu năm có thể lên đến 20 – 30 năm nếu có kỹ thuật chăm sóc tốt. |
Gồm các loại cây: | Chôm chôm có rất nhiều giống: Chôm chôm Giava, chôm chôm nhãn và chôm chôm thái. Ngoài ra còn có giống chôm chôm đường và chôm chôm dính, nhưng 2 loại giống này kém chất lượng hơn nên ít phổ biến trên thị trường. |
II. Đặc điểm của cây Chôm chôm
- Hình dáng bên ngoài: Cây chôm chôm là cây thân gỗ to, tán cây rộng xum xuê, hình dạng của cây tùy theo từng giống và theo chế độ cắt tỉa của nhà vườn.
- Kích thước: Cây chôm chôm mọc tự nhiên có thể cao tới 10 – 20m, tuy nhiên đối với giống cây ghép và cây chiết cành nhà vườn sẽ hạn chế chiều cao thấp hơn khoảng 7 – 10m để dễ chăm sóc và thu hoạch.
- Lá: Lá chôm chôm thuộc dạng lá đơn, mọc cách, phiến lá hình trái xoan, mép lá không có răng cưa, đầu và đuôi lá hơi nhọn, lá có cuống ngắn. Khi mới ra búp non có lớp màng bao bọc màu đỏ tía, lá bánh tẻ có màu xanh nhạt, khi lá già chuyển màu xanh đậm hơn, dày hơn, cứng hơn.
- Hoa: Hoa chôm chôm ra từng chùm màu trắng ra chi chít ở ngọn cành, khi nở tỏa mùi hương thơm dịu.
- Quả: Quả chôm chôm mọc thành chùm khi nhỏ có màu trắng vỏ có rất nhiều tua gai mềm, khi quả mọng to đổi màu vàng cam và chuyển màu đỏ tươi khi chín. Đường kính khoảng 5 – 6cm, thịt quả (cùi) có vị ngọt hay chua, màu trắng hoặc màu vàng cam tùy loại giống. Cây cho thu hoạch quả quanh năm do nhà vườn xử lý tốt ra hoa trái vụ.
III. Tác dụng của cây Chôm chôm
1. Giá trị ẩm thực và kinh tế
Quả chôm chôm chủ yếu được dùng để ăn tráng miệng hàng ngày hoặc trong các đám cưới hỏi. Cùi quả dùng kết hợp với rau câu để nấu chè hoặc làm sinh tố chôm chôm dùng mùa hè rất thơm và ngậy.
Ngoài ra, chôm chôm còn được dự trữ, bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ thích hợp để bán trái vụ đem lại lợi nhuận cao gấp đôi so với chính vụ. Hơn nữa các trang trại chôm chôm đạt tiêu chuẩn VietGap qua quá trình chiếu xạ để loại bỏ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các côn trùng ký sinh trên vỏ quả để xuất khẩu vào các thị trường khó tính mang lại nguồn thu rất lớn cho nông dân cũng như nâng cao nhiều mặt hàng xuất khẩu cho đất nước.
2. Tác dụng chữa bệnh
Vỏ chôm chôm có chứa Tanin thường dùng chữa các bệnh đường tiêu hóa như: Tiêu chảy, sốt, táo bón, giun sán…
Hạt chôm chôm còn gọi là (thiều tử) có tính ấm, vị ngọt, chứa nhiều chất béo không bão hòa, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt thường dùng để chống lại hoạt động của Tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, E. coli..
Ngoài ra hạt chôm chôm còn dùng để hỗ trợ điều trị tiểu đường, ổn định mỡ máu. Chôm chôm là loại quả rất tốt cho những bệnh nhân bị vữa xơ động mạch, cao huyết áp. Tuy nhiên chôm chôm chứa nhiều đường nếu ăn quá nhiều sẽ gây tăng đường huyết.
3. Tác dụng khác
Trong 100g cùi (thịt) chôm chôm có chứa 82 kcal năng lượng, trong đó lượng chất đạm và chất béo ít nhưng chứa nhiều chất xơ, vitamin (vitamin A, C, B1, B2, B3, B6, B9) và các khoáng chất (sắt, magiê, canxi, kẽm..) rất tốt cho người béo phì đang muốn giảm cân.
Vỏ chôm chôm có chất chống oxy hóa và chất chống lão hóa cao nên ăn loại quả này và nhiều loại quả khác hàng ngày cũng có tác dụng cải thiện cho làn da theo chiều hướng tốt.
Hạt chôm chôm có chứa nhiều dầu nên thường được ứng dụng trong sản xuất dầu ăn, mỹ phẩm hay xà phòng. Ngoài ra rễ chôm chôm cũng được dùng trong ngành sản xuất dược phẩm và màu.
IV. Cách trồng và chăm sóc cây Chôm chôm
1. Cách trồng cây
- Điều kiện trồng
Cây chôm chôm ưa ẩm nên trồng ở nơi có chất đất ẩm hoặc nơi có lượng mưa nhiều hoặc nơi khô cằn cần tưới nước đầy đủ.
Ánh sáng: Chôm chôm chịu nắng vừa phải, nắng gắt sẽ làm gai vỏ bị cháy nắng làm ảnh hưởng đến mẫu mã quả. Nhưng cũng không nên trồng nơi hay có gió mạnh sẽ làm héo vỏ nhanh.
Loại đất trồng: Chôm chôm phát triển được trên các loại đất như: Đất đỏ Bazan, đất cát phù sa, đất thịt hoặc đất sét tầng canh tác dày, thoát nước tốt, nhưng thích hợp nhất là chất đất sét không bị nhiễm mặn và đất đỏ bazan.
Thời vụ trồng: Cây chôm chôm nên trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm công chăm tưới. Đối với vùng Đông nam bộ và Tây Nguyên nên trồng tháng 6 – 7, còn vùng Nam trung bộ nên trồng muộn hơn khoảng tháng 8 – 9 dương lịch.
- Chọn giống cây trồng
Hiện nay chôm chôm được nhân giống bằng phương pháp chiết cành, ghép cành hoặc ươm hạt. Đối với phương pháp ươm hạt hiện nay không dùng vì cây lâu ra quả và chất lượng quả cũng kém hơn so với phương pháp khác.
Phương pháp ghép cành được dùng nhiều hơn cả, cây sinh trưởng khỏe mạnh và nhanh cho quả. Tiêu chuẩn chọn cây giống tốt sẽ là cây khỏe mạnh, thân thẳng, không có vết tổn thương, dập nát, vết ghép tiếp hợp tốt, có bộ rễ khỏe mạnh rễ cọc thẳng và có nhiều rễ tơ, đặc biệt là không mang mầm bệnh.
- Cách trồng cây
Trước khi trồng nên xử lý đất bằng vôi bột để diệt mầm bệnh trong đất, rồi đào rãnh thoát nước và hố trồng. Đối với chân đất bằng phẳng thì đào rãnh thoát nước sâu khoảng 50 x 30cm, luống cách luống từ 6 – 8m và hố trồng là 30 x 30cm, với đất cao hoặc đồi núi thấp không cần rãnh cuốc hố trồng khoảng 30 x 30cm, khoảng cách cây cách cây dây hơn 1 chút khoảng 5 – 6m.
Bón lót cho mỗi hố khoảng 5 – 10kg phân chuồng hoai mục hoặc 1kg phân vi sinh để khi cây bén rễ có sẵn chất dinh dưỡng để hút.
Cách trồng: Xé túi bầu, đặt bầu cây xuống hố đào sẵn, lấp đất nhỏ và nén vừa phải quanh bầu đất, nên vùi đất trên mặt bầu khoảng 2cm và cắm cọc buộc cố định cây con tránh gió rồi tưới nước và che chắn hợp lý.
2. Cách chăm sóc cây
Nước tưới: Đối với các giống chôm chôm chất lượng cao cần phải tưới đủ nước vào các giai đoạn sinh trưởng của cây, nguồn nước tưới là nước ngọt không bị nhiễm mặn. Cây con mới trồng nên tưới 3 – 4 lần trong 1 tuần, khi mùa khô phải đảm bảo nước tưới khoảng 3 lần 1 ngày.
Làm cỏ: Trong năm đầu khi cây chôm chôm chưa khép tán, đối với vùng đất nghèo dinh dưỡng nên trồng các cây họ đậu như: Cỏ lạc, đỗ tương, đỗ xanh… để cải tạo đất. Hàng năm nên bồi thêm đất lên mô trồng để tránh xói mòn đất, chỉ nên đắp thêm khoảng 3cm đất mỗi năm.
Nên làm cỏ thường xuyên để tránh cạnh tranh dinh dưỡng và nước tưới, nên làm cỏ bằng tay hoặc máy, không nên phun thuốc diệt cỏ.
Tỉa cành và tạo tán: Cắt tỉa cành phải làm từ lúc cây cao khoảng 70 – 100cm nên bấm ngọn để hạn chế chiều cao của cây, tỉa các cành tăm nhỏ chỉ giữ lại 3 – 5 cành chắc khỏe cách đều nhau và tạo thành vòng tròn quanh thân cây.
Trong khoảng 1 – 2 năm đầu sau khi trồng cũng chưa cần cắt tỉa tạo tán nhiều. Việc nên làm chỉ là định hình cho cây có dáng khỏe mạnh theo ý muốn của bạn.
Phân bón: Muốn cho cây chôm chôm ra nhiều hoa và đậu quả nhiều, quả to đẹp thì việc bón phân là rất cần thiết. Tùy vào độ tuổi của cây và từng thời điểm bạn nên chọn loại phân phù hợp.
Trong năm đầu, chỉ nên bón cho cây chôm chôm khoảng 100 – 200g 1 gốc, cây to dần thì bón thêm nhiều phân hơn, có thể dùng phân NITEX 16 – 16 – 8. Sang năm thứ 2 bón nhiều hơn và kết hợp thêm đạm, nên bón 2 – 3 lần trong 1 năm. Sang năm thứ 3 cây bắt đầu bói quả lúc này cần bón thêm cả phân bón lá, thuốc kích thích ra hoa đồng loạt và để quả to, chắc quả, mã đẹp và trái ngọt nên bón thêm kali khi bắt đầu kết quả.
3. Các bệnh hay gặp ở cây và quả chôm chôm
- Sâu đục quả: Cũng có thể dùng Monifos 500EC phun theo khuyến cáo.
- Sâu ăn bông: Dùng Bestox hoặc Fastax kết hợp phun theo khuyến cáo.
- Rệp sáp: Dùng Pyrinex 20EC pha theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì.
- Các bệnh do nấm gây nên như: Bệnh phấn trắng, thán thư, cháy lá, thối quả khi còn trên cây. Cách phòng và trị bệnh là loại bỏ hết những lá và quả bị hại và dùng thuốc hóa học để diệt trừ mầm bệnh ngay, dùng các thuốc Cacbenzim 500FL, Sulux hoặc Sulox 800WP, Avil của hãng Syngenta làm tăng sức đề kháng cho cây bị bệnh.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về cây chôm chôm, kỹ thuật trồng cây khá là khó, nếu bạn có ý muốn trồng cây với mục đích ăn quả hay mục đích gì đó hãy tham khảo bài viết này thật kỹ nhé, đây sẽ là hành trang giúp tiến xa hơn trên những mục đích và kế hoạch của bạn.
5/5 - (3 bình chọn)Từ khóa » Cây Lôm Chôm
-
Chôm Chôm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chôm Chôm | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ
-
CÂY CHÔM CHÔM - Vườn ươm Cây Cảnh ILG
-
Ăn Chôm Chôm Có Tác Dụng Gì? 12 Lợi ích Của Chôm Chôm đối Với ...
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Chôm Chôm - Phân Bón Hữu Cơ
-
Quả Chôm Chôm: Dinh Dưỡng, Lợi ích Sức Khỏe Và Cách ăn - Vinmec
-
Quả Chôm Chôm: Tác Dụng, Cách Chế Biến, Các Loại Chôm Chôm
-
Giống Chôm Chôm Sa Hoa - Trung Tâm Giống Cây Trồng Bến Tre
-
Cây Chôm Chôm, Công Dụng Làm Thuốc Và độc Tính Cần Lưu ý
-
Nhiều Công Dụng Tuyệt Vời Của Cây Chôm Chôm Mà Bạn Chưa Biết
-
Chôm Chôm (Nephelium Lappaceum L.)
-
Cây Chôm Chôm - Nuoitrong123
-
Chôm Chôm Thái - Thế Giới Trái Cây