Cây Cúc áo Có Tác Dụng Gì?-Một Số Bài Thuốc Từ Cây Cúc áo

Cây cúc áo được dùng trị: Cảm sốt đau đầu, đau cuống họng, sốt rét cơn,  viêm phế quản, ho gà, ho lao, hen suyễn…

Tên khoa học: Spilanthes acmella.

Trong nhân dân, công dụng phổ biến nhất là dùng cụm hoa giã nhỏ, ngâm rượu để ngậm khi bị sâu răng, nhức răng, thuốc sẽ làm đỡ đau, có nơi còn dùng thay thuốc tê để nhổ răng. Có nơi còn dùng lá giã đắp trên mi mắt bị sưng đau. Nước ép của lá hay nước sắc của lá có thể dùng đắp lên các vết thương, vết loét.

Lá có thể dùng làm rau ăn.

Cây và hoa còn  được dùng trị: Cảm sốt đau đầu, đau cuống họng, sốt rét cơn,  viêm phế quản, ho gà, ho lao, hen suyễn, phong thấp nhức xương, tê bại. Dùng ngoài trị nhọt độc, lở ngứa, rắn độc cắn, vết thương, tụ máu sưng tấy, đau mắt.

Ở Malaixia, lá nấu lên dùng chữa mày đay. Ở Ấn Độ, người ta dùng hạt chế cồn thuốc trị đau răng, cồn này có tác dụng mạnh đối với ấu trùng muỗi. Hạt nhai làm tiết nước bọt. Toàn cây giã ra dùng để duốc cá.

Cây cúc áo

Thành phần hoá học:

Trong cây và hoa có tinh dầu chứa spilanthol; còn có sterol và một polysaccharid không khử.

Theo đông y:

Cúc áo hoa vàng có vị cay đắng, làm tê lưỡi, tính hơi ấm, có ít độc; có tác dụng giải độc, tán kết, tiêu thũng, giảm đau.

Bộ phận dùng: Toàn cây hoặc hoa.

Dược liệu từ cây cúc áo

Một số bài thuốc từ cây cúc áo:

  1. Cảm sốt, đau đầu, ho: Cúc áo hoa vàng tươi 4-12g, sắc uống, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
  2. Đau răng, viêm họng: Hoa Cúc áo tán nhỏ ngâm rượu ngậm hoặc ngậm tươi nuốt nước.
  3. Sốt rét cơn: Cúc áo 20g sắc uống trước khi lên cơn.
  4. Tê thấp: rễ Cúc áo, rễ Xuyên tiêu, rễ Kim cang, rễ Chanh, quả Màng tang, liều lượng bằng nhau, đều 4-8g, sắc uống.

Mua bán dược liệu:

Giá bán tham khảo: đang cập nhật.

Từ khóa » Cây Cà Nút áo Có Tác Dụng Gì