Cây Cúc áo: Dược Liệu Giúp ác Dụng Giảm đau, Tiêu độc, Tiêu đờm
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Cây cúc áo
- Tác dụng của Cúc áo
- Cách sử dụng Cúc áo
- Các bài thuốc từ Cúc áo
- Lưu ý
Cúc áo có tên khoa học là Spilanthes paniculata Wall. Cây còn có tên gọi khác là Nụ áo vàng, cỏ the, nút cáo, cúc lác, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cúc áo có vị the, tính ấm, có tác dụng giảm đau, tiêu độc, tiêu đờm và sát trùng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm thông tin về loại hoa này.
Cây cúc áo
Cây nhỏ, sống lâu năm, cao 30 – 60cm. Thân mọc đứng hoặc nằm ngang ở phần gốc, nhẵn hoặc có lông nhỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc bầu dục – tam giác, dài 3 -7 cm, gốc hơi thuôn, đầu nhọn, mép khía răng.
Cụm hoa mọc trên một cán dài 8 – 10cm, thành đầu màu vàng, ở ngọn thân hoặc kẽ lá, tổng bao có lá bắc hình bầu dục nhọn đầu, đế hoa có bình nón nhọn, mào lông có 2 răng cứng, tràng hoa hình lưỡi thường không rõ, tràng hoa ống hình bầu dục, bao phấn có phần phụ hình tam giác, hơi có tai ở gốc.
Quả bế dẹt, màu nâu, có một gờ màu nhạt. Toàn cây, nhất là hoa có vị cay tê nóng.
Mùa hoa quả: tháng 5 – 10.
Tác dụng của Cúc áo
Toàn bộ cây cúc áo có tác dụng trên huyết áp động vật thí nghiệm và trên hồi tràng cô lập chuột lang.
Cao chiết với ether của các cụm hoa cúc áo hoa vàng tươi có tác dụng trị bọ gậy của muỗi anophen dưới dạng nhũ dịch với xà phòng và hòa loãng với nước.
Một bài thuốc y học cổ truyền Ayurveda của Ấn độ đã được thông báo có tên là “Dia Dev” có tính hạ đường huyết gồm cúc áo, dây thần thông, vân mộc hương, Sesbania sesban và một số chất khoáng.
Thuốc này thử nghiệm với liều 0,5g/kg đã thể hiện tác dụng hạ đường huyết với tỷ lệ 17,1 % trong 5 giờ, trên động vật có đường huyết bình thường. Nó không có tác dụng trong thử nghiệm về tốc độ chuyển hóa glucose và ở động vật được gây chứng đái tháo đường trước khi thử.
Tác dụng theo Y học cổ truyền
Theo Đông y, Cúc áo có vị the, tính ấm, có tác dụng giảm đau, tiêu độc, tiêu đờm và sát trùng.
Theo kinh nghiệm nhân dân, công dụng phổ biến nhất của cúc áo là chữa đau nhức răng, sâu răng. Dùng cụm hoa giã nhỏ, ngâm rượu để ngậm, thuốc sẽ làm đỡ đau. Có nơi đã dùng thay thuốc tê để nhổ răng, có thể chữa phong thấp, nhức xương, tê bại liều dùng 12 – 18g dạng thuốc sắc.
Hải thượng lãn ông còn dùng cụm hoa của cúc áo cho uống chữa mụn nhọt, lở loét, viêm họng, ho lâu ngày, nôn mửa và dùng ngoài chữa gai đâm. Rễ được dùng chữa thấp khớp, đau họng, cảm, với liều hàng ngày 4 – 8g sắc uống, thường phối hợp với rễ xuyên tiêu, rễ kim sương, rễ chanh, quả màng tang (liều lượng bằng nhau).
Cây Cúc áo ứng dụng ở các nước
Theo tài liệu nước ngoài, cúc áo cũng được nhiều nước dùng làm thuốc cụ thể:
- Ở Malaysia nhân dân dùng nước sắc lá đắp lên đầu chữa bệnh nhức đầu. Nhân dân Philippin dùng rễ làm thuốc tẩy với liều 4 – 8g, sắc với một chén nước. Nước sắc lá cúc áo dùng ngoài để rửa những chỗ ghẻ lở, mẩn ngứa. Nước ép hay nước sắc lá dùng đắp lên các vết thương, vết loét.
- Ở Philippin người ta còn dùng cúc áo uống để làm thuốc thông tiểu tiện và cho rằng có khả năng tiêu được sỏi thận. Có nơi còn dùng ăn như rau và tin rằng có tác dụng chữa bệnh scorbut.
- Ở Ấn độ, hoa được dùng để nhai để chữa đau răng, những bệnh về họng và lợi và chứng liệt lưỡi. Đó cũng là một vị thuốc dân gian chữa bệnh nói lắp của trẻ em ở miền Tây Ấn độ. Cồn thuốc của hoa được dùng như chất thay thế cồn thuốc trừ sâu để điều trị viêm xương hàm và sâu răng. Hoa cũng được coi như một chất kích thích làm tiết nước bọt. Hạt được dùng nhai với mục đích chữa bệnh.
- Ở Nepal, cụm hoa của cây cúc áo hoa vàng được dùng điều trị chứng liệt lưỡi, các bệnh về họng, đau răng, viêm lợi nhức đầu, bệnh nói lắp của trẻ em.
- Ở Madagasca, cây Cúc áo được dùng để chữa sốt và làm giảm đau, chữa bệnh nhiễm trùng và đau răng.
Cách sử dụng Cúc áo
Toàn cây thu hái quanh năm. Hoa hái lúc còn màu vàng lục. Rễ thu hái vào mùa thu. Phơi khô.
Hoa chứa spilanthol, eudesmanolid. Cụm hoa chứa tinh dầu gồm 20 thành phần. Trong đó có các thành phần chính là limonen 23,6%, caryophylen 20,9%, ocimen 14%, germacren D 10,8%, myrcen 9,5%.
Các bài thuốc từ Cúc áo
Chữa hóc xương gà, xương cá
Hoa hoặc lá 50g, lá mảnh cộng 50g, lá dưa chuột ma 50g, giấm thanh 3 thìa cà phê (chừng 20ml). Ba thứ lá dùng tươi, rửa sạch, giã nát, thêm giấm thanh vào, trộn đều, đợi 20 phút, vắt lấy một chén con. Cho bệnh nhân uống một ít, nhưng chủ yếu là ngậm. Ngày chỉ ngậm một liều trên. Trường hợp nặng có thể ngậm tới 3 liều.
Chữa tê thấp, đau nhức xương, chân tay mỏi
Rễ hoặc cành lá 200g, rễ độc lực 200g, rễ bưởi bung 150g, rễ vú bò 150g, rễ thiên niên kiện 100g. Bốn vị đều phơi khô, thái nhỏ, nấu với 2 lần nước, rồi cô thành nửa lít cao. Riêng rễ thiên niên kiện thái phiên mỏng ngâm với nửa lít rượu trong 10 – 15 ngày. Lọc, trộn chung hai dung dịch cao và rượu lại. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén con. Có thể thêm đường cho dễ uống.
Chữa sưng họng
Lá giã nhỏ với ít muối, bọc vào mảnh vải rồi ngậm.
Lưu ý
Do cơ địa, thể trạng mỗi người là khác nhau nên các vị thuốc trên cần gia giảm cho phù hợp cho từng người. Trước khi áp dụng cần được bác sĩ chuyên môn bắt mạch tư vấn cụ thể.
Ở một số địa phương, cần tránh nhầm với cây cúc áo hoa vàng (Spilanthes acmella (L.) Murr.) thuộc họ cúc (Asteraceae), tên khác là nụ áo vàng. Hoa hình đầu màu vàng.
Bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin về công dụng cũng như cách dùng của câu Cúc áo. Tuy nhiên cũng giống như nhiều loại thảo dược khác, Quý độc giả cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn về liều lượng để đạt hiệu quả cao nhất.
Từ khóa » Cây Cà Nút áo Có Tác Dụng Gì
-
Cây Hoa Cúc áo Chữa Bệnh Gì? - Vinmec
-
Cà Nút Áo Trị Bệnh Gì - Bhxhquangninh
-
Những điều Chắc Hẳn ít Người Biết Về Cây Cúc áo
-
CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA CÀ DẠI HOA TRẮNG ( CÀ NÚT ÁO ...
-
Cây Cà Nút Áo Trị Bệnh Gì, Có Tác Dụng Gì? Cúc Áo Và Công ...
-
CÀ NÚT ÁO TRỊ BỆNH GÌ - Redeal
-
Cúc áo Hoa Vàng: Thảo Dược Mọc Hoang Giúp Giảm đau, Tiêu độc
-
Cúc áo Và Công Dụng Chữa Bệnh Kỳ Diệu Của Cúc áo
-
Cây Cúc áo Có Tác Dụng Gì?-Một Số Bài Thuốc Từ Cây Cúc áo
-
Top 14 Cà Nút áo Có Tác Dụng Gì 2022
-
Cà Dại Hoa Trắng
-
Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Nụ áo
-
Cây Cúc áo Chữa đau Lưng