Cúc áo Và Công Dụng Chữa Bệnh Kỳ Diệu Của Cúc áo

Cây cúc áo là một loại cây mọc hoang khắp nơi trên trên những vùng đất ẩm của nước ta. Tuy nhiên giống cây này lại được xem là một cây thuốc nam quý, có tác dụng điều trị nhiều bệnh khác nhau như chữa cảm sốt đau đầu, sốt rét theo cơn, bệnh viêm phế quản, ho lao, hen suyễn…Để hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như tác dụng của giống cây này, các bạn hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé!

  1. 1.Sơ lược về cây Cúc áo
    1. Tên gọi và nguồn gốc
    2. Mô tả cây
    3. Phân bố, thu hái và chế biến
    4. Bộ phận dùng làm thuốc
    5. Thành phần hóa học
  2. 2.Công dụng và liều dùng
  3. 3.Các bài thuốc dân gian sử dụng Cúc áo
  4. 4.Phân biệt cúc áo hoa vàng với cây cúc áo

1.Sơ lược về cây Cúc áo

Tên gọi và nguồn gốc

Cây cúc áo có tên khoa học là Spilanthes acmella L.Murr (Verbesina acmella L.Eclipta prostrate Lour non L.) thuộc họ cúc Asteraceae.

Ngoài ra giống cây này có có tên gọi khác là hoa cúc áo, nụ áo lớn, ngổ áo, nụ áo vàng, cúc lác, cỏ nhỏ, cỏ the, cuống trầm, hạt sắc phong, phát khát (Vientina), cresstion de Para.

Mô tả cây

Đây là một loại cây nhỏ, thường mọc đứng hoặc mọc bò lan trên đất. Cây có nhiều cành, có chiều cao khoảng chừng 0,40 – 0,70m. Lá có dạng hình trứng hoặc hình trứng thon dài, phiến lá dài từ 3 – 7cm, rộng khoảng 1 – 3cm. Hai bên mép có hình răng cưa to hoặc hơi lượn sóng. Hoa mọc thành cụm, ở phía đầu cành, hơi hình nón, màu vàng, dài khoảng 10 – 15mm, mùa hoa bắt đầu từ tháng 1 – 5 trở đi. Quả bé, có màu nâu, mép có gờ, màu nhạt, dẹt, độ dài khoảng 2 – 8mm.

hoa và lá Cúc áo
Hình ảnh hoa và lá Cúc áo

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây cúc áo là loài cây nhiệt đới, hiện chưa được trồng, mọc hoang khắp nơi trên những vùng đất ẩm của Việt Nam như ven đường, ven bãi sống hoặc những vùng đất ẩm trong rừng, ven suối. Giống cây này có mặt nhiều ở vùng đồng bằng hoặc những vùng đất có độ cao dưới 1500m. Ngoài ra giống cây này còn xuất hiện ở nhiều nước khác như Lào, Campuchia, Philippin, Malaisia, Miến Điện, Ấn Độ. Theo một số sách thời trước, loài cây này có nguồn gốc ở Nam Mỹ.

Toàn cây có vị cay tê. Giống cây mọc hoang thường có vị cay tê đậm hơn giống cây trồng. Cụm hoa có vị rất cay, tê nóng.

Thông thường người ta hái hoa hoặc thu hái cả cây vào mùa hè và mùa thu vì lúc này hoa còn có màu vàng xanh rất tốt. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Có theetr sử dụng hạt hoặc cây non để nhân giống, nên trồng vào mùa xuân.

Bộ phận dùng làm thuốc

Toàn cây hoặc hoa.

Thành phần hóa học

Trong toàn cây hay trong cụm hoa chứa một tinh dầu có mùi cay hăng. Thành phần hóa học chủ yếu của tinh dầu này là spilanten và một chất rượu gọi là spilantora. Các tác giả Nhật Bản gồm Y Asahina và M. Asens (Năm 1920, đã lấy được 50g spilantola thô) từ 5kg cụm hoa Cúc áo. Cho chất này tác dụng với axit clohydric đã tạo ra được một bazơ có tên gọi là isobutylamin.

Cho chất spilantola hydro hóa sẽ tạo ra hydrospilantola. Khi chịu tác dụng của hơi axit clohydric ép, hydrospilantola tạo ra isobutylamin và một hỗn hợp axit béo gồm axit dexylic và axit nonylic.

2.Công dụng và liều dùng

Hoa cúc áo phơi khô
Hoa Cúc áo sau khi phơi khô

Trong dân gian, công dụng phổ biến nhất là dùng cụm hoa giã nhỏ sau đó ngâm rượu để ngậm khi bị sâu răng, nhức răng. Thuốc có công dụng làm giảm đau. Có nơi đã dùng làm thuốc thay thế thuốc tê để nhổ răng.

Bên cạnh đó loại cây này còn được sử dụng làm thuốc điều trị cảm sốt đau đầu, sốt rét theo cơn, đau cuống họng. Các bệnh về viêm phế quản, ho lao, hen xuyễn và các bệnh phong thấp nhức xương, tê bại.

Với những trường hợp bị nhọt độc, lở ngứa hay những vết thương do rắn độc cắn, tụ máu sưng tấy có thể sử dụng 4 – 8g rễ cây hoặc  4 – 12g toàn thân cây để sắc lấy nước uống. Hoặc có thể sử dụng cây tươi để giã đắp lên vết thương.

Khi mắt bị sưng đau có thể lấy lá giã ra rồi đắp trên mi. Có nơi lại sử dụng lá làm rau ăn hằng ngày vì nó có khả năng chữa bệnh scobut (Chảy máu chân răng).

Ở Malaisia người ta sắc lá sắc lên rồi đắp lên đầu để chữa trị các bệnh nhức đầu, chữa mày đay. Còn ở Ấn Độ, người ta thưởng sử dụng cây này để làm thuốc chữa bệnh nhức đầu, các bệnh về cổ họng và răng lợi. Tại philipin, sử dụng rễ làm thuốc tẩy với liều lượng từ 4 -8g sắc cùng 1 bát nước. Trong nhiều trường hợp, người dân ở ở đây còn sử dụng làm thuốc thông tiểu tiện và có khả năng tiêu được sởi thận.

3.Các bài thuốc dân gian sử dụng Cúc áo

Bài thuốc chữa hóc xương gà, xương cá:

Hoa hoặc lá cây cúc áo, lá mảnh cộng, lá dưa chuột ma mỗi thứ 50g, dấm thanh khoảng 20ml. Ba thứ lá hái về rửa sạch, giã nát rồi cho dấm thanh vào, trộn đều, đợi khoảng 20 phút rồi vắt lấy 1 chén con nước, uống một ít nhưng chủ yếu là ngậm. Ngày chỉ ngậm 1 liều, trường hợp nặng có thể ngậm tới 3 liều.

Bài thuốc chữa cảm sốt, ho, đau đầu:

Cúc áo có hoa vàng tươi khoảng 4 – 20g, sắc thành nước uống.

Bài thuốc chữa đau răng, viêm họng:

Hoa cúc áo tán nhỏ, ngâm rượu để ngậm khi bị đau, ngoài ra có thể ngậm tươi nuốt nước.

Bài thuốc chữa sốt rét cơn:

Cúc áo 20g, sắc lấy nước uống trước khi lên cơn sốt rét.

hoa Cúc áo
Hình ảnh hoa Cúc áo

Bài thuốc tê thấp:

Rễ cúc áo, rễ Kim cang, rễ Xuyên tiêu, rễ Chanh, quả Màng tang, mỗi thứ đều từ 4 – 8g, sắc lấy nước uống.

Bài thuốc chữa đau lưng do lao động quá sức:

Cúc áo bao gồm cả lá và hoa 150g, đại táo 250g, rượu trắng, đường đỏ. Rửa sạch cúc áo rồi cho vào nồi sắc, cho đại táo và rượu trắng, đường đỏ vào sau, đun nhỏ lửa. Khi thấy táo chín nhừ thì có thể sử dụng được. Ngày uống từ 4 – 5 lần/ngày và uống liên tục trong vòng 10 ngày.

Bài thuốc chữa chấn thương gây tụ máu:

Cúc áo gồm cả lá và hoa 15g, lá cây đại 15g. Giã nát hai nguyên liệu trên rồi đắp vào chỗ đau nhức, ngày từ 1 – 3 lần.

Bài thuốc chữa mẩn ngứa do dị ứng thời tiết:

Cây cúc áo 200g, cho vào nồi với 4 – 5 lít nước, đun sôi, khi nguội dùng làm nước tắm, lấy bã xát lên mẩn ngứa.

Bài thuốc chưa viêm họng do lạnh:

Cây cúc áo, cam thảo đất, kim ngân hoa, lá hung chanh, sài đất, mỗi thứ 15g, cho vào cùng 750ml, sắc lửa nhỏ đến khi còn 300ml nước. Ngày uống 3 lần và uống liên tục trong vòng 7 ngày.

Lưu ý: Trươc khi áp dụng các bài thuốc này cần được bắt mạch để được tư vấn cụ thể và điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp với cơ địa mỗi người.

4.Phân biệt cúc áo hoa vàng với cây cúc áo

Lá Cúc áo
Hình ảnh lá Cúc áo

Cúc áo hoa vàng có tên khoa học là (pilanthes acmella L. Murr.). Còn cây cúc áo có tên khoa học là (bidens pilosa L.) hay còn gọi là hoa cứt lợn, quỷ trâm thảo, xuyến chi, đơn kim, tử tô hoang. Cây xuyến chi mọc ở những vùng đất thoáng đãng, cây cao khoảng 0,3 – 0,4m, thường mọc theo từng nhóm, có nhiều cành.

Cả hai giống cây này đều mọc hoang ở một số địa phương nên dễ gây nhầm lẫn. Do đó để phân biệt được cúc áo hoa vàng và cây cúc áo, bạn nhìn vào cánh hoa của chúng. Nếu cánh hoa màu vầng thì đó là cúc áo hoa vàng, còn nếu cánh hoa màu trắng thì đó là cây cúc áo.

Từ khóa » Cây Cà Nút áo Có Tác Dụng Gì