Cây Hoa Sen

Tên tiếng anh/Tên khoa học: Sacred Lotus.

-Tên gọi khác: Sen hồng , sen đỏ, sen Ấn Độ; hà hoa, liên hoa, hạm đạm, phù cừ, thủy chi.

-Tên tiếng Anh: Sacred Lotus.

-Tên khoa học: Nelumbo nucifera Gaertn

-Tên đồng nghĩa: Nelumbium speciosum (Willd.), Nymphaea nelumbo.

- Phân loại khoa học:

Bộ (ordo):

Proteales

Họ (familia):

Sen (Nelumbonaceae).

Chi (genus):

Nelumbo

Loài (species):

Nelumbo nucifera

1. Phân bố cây sen

- Về nguồn gốc lịch sử, cây sen có quê hương ở Ai Cập, vào thời cổ đại. Cây sen đã mọc dọc bờ sông Nile của đất nước Ai Cập cổ xưa. Về sau, người Ai Cập mang cây hoa sen sang các quốc gia khác như Assyria, Ấn Độ, Ba Tư, Trung Quốc,…

- Cây sen đã sinh sống từ rất lâu ở bán đảo Đông Dương. Hiện nay, cây sen cũng đã được trồng ở nhiều quốc gia thuộc khu vực Tây Âu.

- Ở Việt Nam, cây sen phân bố ở ba miền. Chúng sinh sôi và mọc hoang ở vùng sông hồ, ao,… Không chỉ mọc hoang, cây sen còn được trồng làm cảnh, trồng để thu hoạch,…

2. Đặc điểm thực vật học cây sen

Sen là loài thực vật thủy sinh, rể, thân, cuốn lá đều nằm dưới mặt nước, chỉ có phiến lá nằm ngay mặt nước và cuốn hoa vươn khỏi mặt nước.

-Thân: Thân sen là thân ngầm dạng củ mọc trong bùn, còn được gọi là củ sen. Củ có hình thuôn dài, thịt củ màu trắng, ăn được, có nhiều ngăn trống xếp theo vòng đồng tâm với trục củ.

- Rể: Rể mọc từ củ sen hoặc từ đốt rể, có nhiều nhánh mọc lan tỏa trong bùn.

- Lá: Gồm có cuốn lá hình trụ mọc từ thân ngầm, có nhiều gai, nằm trong nước. Phiến lá to hình tròn đường kính 30-60 cm, góc lõm, mọc vươn khỏi mặt nước.

Cấu tạo bông hoa sen

Cấu tạo bông hoa sen

- Hoa: Hoa thường mọc trên các thân to và nhô cao vài mươi cm phía trên mặt nước. Có nhiều giống sen được trồng, với màu hoa dao động từ màu trắng như tuyết tới màu vàng hay hồng nhạt.

- Quả: Là gương sen xốp, có 10-20 hạt đính trong thịt quả, quả nhô khỏi mặt nước.

- Hạt: Hình thuôn ngắn, kích thước 10x 15 cm.

Đặc điểm quả và hạt sen

Đặc điểm quả và hạt sen

3. Thành phần hóa học trong cây sen

- Trong hạt sen có chứa nhiều chất béo, chất đạm, sắt, phospho, tinh bộ, đường,…

- Trong ngó sen có chứa nhiều vitamin C, đường glucoza, giàu tinh bột.

- Lá sen có chứa chất ancaloid giúp giảm đau.

4. Tác dụng dược lý của sen

- Mỗi bộ phận của cây hoa sen sẽ có những tác dụng dược lý khác nhau. Cụ thể:

- Hạt sen: Cung cấp nhiều khoáng chất, an thần, bổ tâm, điều trị mất ngủ, trị chứng kiết lị, điều trị mất ngủ,…

Hạt sen giúp an thần điều trị mất ngủ

Hạt sen giúp an thần, điều trị mất ngủ

- Lá sen: Chữa mất ngủ, chữa băng huyết, chữa thổ huyết, cầm máu, giải nhiệt, trị cảm nắng, chống co giật, giúp an thần, giảm đau.

- Tâm sen: Chữa mất ngủ, giúp an thần, chữa khát nước sau khi sinh đẻ;

- Gương sen (đế hoa sen): Cầm máu, tiêu khát, tiêu ứ, đẩy lùi đái tháo đường, chữa chứng băng huyết, chữa đái ra máu.

5. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản

- Bộ phận dùng: Lá sen, ngó sen, hạt sen, tâm sen.

- Thu hái: Theo thời vụ, một năm có hai vụ thu hoạch: tháng 1 dương lịch và tháng 6 dương lịch.

- Chế biến: Cây sen có thể dùng để làm ra rất nhiều các bài thuốc, món ăn, món chè,… Chẳng hạn như:

+ Ngó sen: Được chế biến thành món nộm;

+ Lá sen: Dùng để làm thuốc, gói xôi, gói cốm;

+ Hạt sen: Dùng để nấu canh, nấu chè, nấu xôi;

+ Tâm sen: Dùng để sắc thuốc, phơi khô làm trà (trà tâm sen).

- Cách bảo quản: Bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát.

Nguồn: Admin tổng hợp Villa FLC Sầm Sơn

Từ khóa » Cuống Hoa Sen