Hoa Sen - Ý Nghĩa, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc Chi Tiết - IuHoa
Hiếm có loài hoa nào được chọn làm Quốc hoa của nhiều nước trên thế giới như hoa sen. Loài hoa ấy với vẻ đẹp thanh khiết, hương thơm nồng nàn cùng ý nghĩa cao đẹp khiến bất kỳ ai yêu hoa đều có thể phải lòng.
Tên gọi, nguồn gốc của cây hoa sen
Cây hoa sen còn được gọi sen hồng, bông sen, được gọi theo tiếng Hán – Việt là liên hoa, với tên khoa học là Nelumbo nucifera, là một loài thực vật thuỷ sinh thân thảo sống lâu năm thuộc chi Sen (Nelumbonaceae), có xuất xứ từ Ấn Độ vào khoảng năm 1979, sau đó lan rộng ra Trung Quốc và vùng lục địa Á — Úc.
Tại nước ta, cây sen chủ yếu được trồng nhiều tại các tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp,…
Đặc điểm của loài hoa sen
Thân sen
Sen thuộc loại cây thủy sinh, thường sống ở ao, sông, hồ, có thân rễ mọc sâu dưới bùn, còn lá thì nổi ngay trên mặt nước. Các thân già có nhiều gai nhỏ, màu xanh non thẫm, có những vết nâu đen nhỏ khắp thân. Hoa thường mọc trên các thân to và nhô cao vài centimet phía trên mặt nước. Thông thường sen có thể cao tới 1,5m và phát triển các thân rễ bò theo chiều ngang tới 3m.
Củ sen
Củ sen được hình thành bởi thân rễ phình to, có hình dùi trống, màu nâu vàng. Thân rễ gọi là ngó sen, ngó màu trắng, hình ống, bên trong có nhiều lỗ khí tạo thành những rãnh, ngó sen có chồi mầm mọc ở đầu ngọn.
Lá sen
Lá hoa sen mọc trên cuống dài, trên cuống có nhiều gai nhỏ, chiều dài cuống khoảng 1 – 1,5m. Cuống lá mọc từ thân rễ nhô lên khỏi mặt nước đỡ lấy chiếc lá to, có đường kính trung bình từ 50 – 70cm, tròn trông giống như cái lọng thời xưa, mặt trên của lá láng mịn, mặt dưới nổi rõ gân, thô ráp, có rìa lá mềm mại lượn sóng trông rất đẹp mắt. Lá sen có màu xanh tươi, được đánh giá là một trong số các loại lá có kích thước to nhất. Lá sen không thấm nước, nổi trên mặt nước để quang hợp.
Hoa, hạt sen
Hoa sen cũng mọc trên những cuống dài như lá, cuống hoa cũng có gai như cuống lá. Hoa sen có nhiều màu sắc từ trắng, hồng, đỏ, vàng,… trong đó sắc hồng là phổ biến nhất. Những cánh hoa hình chiếc thuyền úp vào nhau tạo thành khối hình tháp đầy bí ẩn. Hoa sen không chỉ có vẻ đẹp duyên dáng mà còn rất thơm, hương ngát thanh thoát cực kỳ dễ chịu. Các cánh hoa nhẹ nhàng ôm lấy lớp nhị vàng và đế hoa. Đế hoa chứa nhiều hạt , trong hạt có lá mầm và tâm sen. Hạt sen là món ăn rất ngon, bùi, ngọt, thơm, rất bổ dưỡng.
Cảm giác được đứng trước một đầm sen với những bông hoa nở rộ, tỏa hương ngạt ngào mang lại cho người sự thư giãn và thoải mái vô cùng.
Ý nghĩa của loài hoa “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Hình ảnh hoa sen gắn liền với nét bình dị, dân dã nơi thôn quê, là biểu hiện của cốt cách tinh thần và ý chí vươn lên trước mọi nghịch cảnh đời thường của người Việt.
Ngoài ra hoa sen còn mang ý nghĩa của sự trong trắng bởi vì hoa mọc lên trong bùn lầy nhưng rất tinh khiết, tượng trưng cho sự thanh cao, thoát tục, giúp con người gỡ bỏ mọi ưu phiền để tĩnh tâm, an hưởng hạnh phúc. Sen được lựa chọn làm quốc hoa cho nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Nhắc tới hoa sen người ta còn thường nghĩ đến sự thanh tịnh của chốn tâm linh. Đây là loài hoa của Phật, thường được dâng lên thờ cúng các đấng thần linh.
Ý nghĩa của sen còn là biểu tượng của sự cao cả, yêu thương. Vì sống với Phật nên màu sen được ví như màu của đức hạnh, từ bi, trí tuệ. Đó còn là màu của sự thanh khiết nơi tâm hồn thể hiện những phẩm chất thánh thiện, tinh khôi nhất xuất phát từ lòng yêu thương, nhân ái, khoan dung và cao thượng của kiếp người.
- Hoa Rum – Loài hoa thủy vu mang nét đẹp sang trọng, độc đáo
- Hoa son môi – Loài hoa mang sắc đỏ may mắn rất dễ nhân giống
Công dụng của toàn bộ cây sen
Sen là một trong những loài hoa đẹp và thuần khiết nhất, do đó loài hoa này rất được ưa chuộng để trồng tạo cảnh quan ở khắp mọi nơi, từ công viên, các khu du lịch đến khắp mọi nhà.
Không dừng lại ở đó, mọi bộ phận của hoa sen đều có thể sử dụng được trong rất nhiều lĩnh vực.
Hoa, các hạt, lá non và thân rễ sen đều có thể sử dụng trong chế biến thức ăn. Tại châu Á, các cánh hoa đôi khi được sử dụng để tô điểm món ăn, đặc biệt là chế biến món trà sen, các lá to được dùng để gói thức ăn. Thân rễ (ngó sen) có thể dùng chế biến nhiều món ăn (như súp, canh, gỏi, món xào) và đây cũng là phần được dùng nhiều nhất.
Nhị hoa sen có thể phơi khô và dùng để ướp chè. Hạt sen có rất nhiều công dụng, có thể ăn tươi hoặc dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Tâm sen nằm trong các hạt sen được lấy ra từ bát sen cũng được sử dụng trong y học châu Á như là một loại thuốc có tác dụng an thần và thanh nhiệt.
Lá sen có đặc điểm không thấm nước. Hiện tượng này được ứng dụng trong khoa học vật liệu, gọi là hiệu ứng lá sen, để chế tạo các bề mặt tự làm sạch.
Một số thành phần của sen được sử dụng như các vị thuốc:
Liên thạch, Liên nhục (quả): Dùng điều trị bệnh lỵ mãn tính với liều lượng 8-16g dùng sắc, bột hoặc viên.
Liên tâm (mầm quả): Chữa bệnh tâm phiền, mất ngủ, liều lượng 1,5 – 3g hãm nước sôi uống.
Liên diệp (lá): Dùng an thần, cầm máu, liều lượng 10 – 20g sắc, tán bột hoặc đốt tồn tính.
Liên tu (nhụy đực sen): Cầm xuất tinh và bạch đới 10g gia vào thang thuốc sắc uống.
Liên ngẫu (ngó sen và củ sen): Tác dụng dinh dưỡng, lấy 10 – 50g sắc uống hoặc nấu ăn, dùng tươi cầm máu 10 – 30g giã vắt nước uống.
Liên phòng (gương sen đã lấy hạt): Đốt hoặc sao đen tán bột cầm máu rất tốt, liều lượng 2 – 4g bột.
Cách trồng nhân giống hoa sen
Nhân giống vô tính từ củ
Đây là phương pháp thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng nhất nhằm giữ được các đặc tính của cây giống ban đầu. Nguồn củ giống được lấy từ vụ trước hoặc những hồ sen chuyên sản xuất giống. Củ giống có ít nhất 2 lóng, cắt ngang đoạn cuối vùi vào đất ẩm sâu 5cm tạo góc nghiêng 15 độ. Củ sen càng lớn càng cho cây mạnh.
Điều cần lưu ý là củ sen không thể trồng ngay sau vừa thu hoạch. Phải mất ít nhất 3 tháng củ mới có thể nảy mầm, nếu muốn rút ngắn thời gian phải xử lý bằng nước ấm nóng
Tại Đồng Tháp, phần lớn sen trồng bằng cách tách ngó từ bụi sen đem cấy với mật độ hàng cách hàng 2,5-3m, cây cách cây 2-2,5m, kỹ thuật này cho phép bắt đầu thu hoạch gương sau 4 tháng.
Nhân giống hoa sen từ hạt
Thời gian trồng: hai vụ chính để trồng sen là tháng 12 – 1 và tháng 5 – 7.Nếu trồng từ hạt bạn nên lựa chọn hạt có lớp vỏ nâu hoặc đen bóng ở ngoài. Hạt nhanh nảy mầm là hạt già mới thu hoạch, nếu hạt phơi khô đã lâu thì ngâm hạt vào nước ấm khoảng 4h làm mềm hạt dễ gọt đầu.
Quan sát hạt sen sẽ thấy một đầu nhọn nhưng hơi lõm vào trong, mài phần đầu này bằng giấy ráp hoặc bộ mài dũa để lộ ra phần thịt, giúp hạt dễ nảy mầm, ra chồi.
Sau đó ngâm hạt vào nước ấm 25 – 35 độ C, ngập hạt, thay nước 2 lần/ngày. Sau khoảng 7 – 10 ngày hạt sẽ nảy mầm.
Khi thấy mầm nhú hẳn ra thì tiến hành cắt bỏ lớp vỏ ngoài một cách nhẹ nhàng tránh gãy mầm. Vẫn thay nước hàng ngày.
Khi mầm dài 10-15cm thì chuyển chậu: Cho vào chậu trồng lượng đất khoảng 50% chiều cao chậu, đổ nước vào, hòa tan, để lắng rồi cho mầm nhẹ nhàng vào chậu, không nén đất. Tùy vào kích thước chậu mà cho số lượng hạt. Chậu đường kính khoảng 30cm chỉ nên trồng 1 mầm.
Chuyển chậu ra nơi nhiều ánh sáng, sau khoảng 7 – 10 ngày bón thúc bằng NPK. Sau 2 tháng cây đã cứng, đạt chiều cao khoảng 30 – 40cm. Nếu nước cạn thì bổ sung nước cho sen.
Sau khoảng 5 – 8 tháng tùy điều kiện thời tiết, cây có củ và bắt đầu ra hoa, nếu lá dày, kín chậu thì chuyển sang chậu to hơn.
Video tham khảo cách trồng hoa sen từ củ và hạt
Cách chăm sóc cây hoa sen
Ánh sáng
Đặt chậu sen nơi có ánh sáng đầy đủ, tối thiểu 6 giờ/ngày, nắng nhiều làm lá đậm, hoa thơm và sai hoa hơn.
Nhiệt độ
Cây sen ưa ấm, nhiệt độ phù hợp là từ 16 – 32 độ C. Lạnh hoặc nóng quá cây sinh trưởng kém, mùa đông có thể lụi tàn khi quá lạnh, khi thời tiết ấm áp cây lại mọc trở lại. Vì sống trong môi trường nước nên hoa sen là loài cây ưa ẩm.
Đất trồng
Sen sẽ phát triển tốt nhất trong đất bùn nhiều dinh dưỡng. Đất thịt pha sét phù hợp cho củ sen nhất.
Đất không thích hợp cho sen bao gồm đất sét nặng rất khó cho rễ phát triển và thu hoạch củ. Tương tự đất cát cũng làm thu hoạch khó khăn do bản chất di động và trọng lượng cao của cát, nó không mang nhiều chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến chất lượng củ.
Nước
Luôn duy trì lượng nước đầy đủ trong chậu. Nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều tối, không tưới khi đang nắng gắt. Khi tưới nên đổ nhẹ nước vào chậu, không để đọng hạt nước trên mặt lá. Nếu nước máy có chất khử trùng thì để trong chậu trước một ngày rồi mới tưới cho sen.
Bón phân
Cần bón phân khi lá bé, hoa bé hoặc có thể bón điều độ 1 tháng/lần bằng các loại phân đa vi lượng bổ sung dưỡng chất để cây phát triển.
Chăm sóc sen sau mùa hoa
Cây sen cho hoa vào khoảng mùa hè và sẽ bị héo, chết dần vào cuối năm, bởi thế mà khi sen héo và ngừng phát triển, hãy cắt toàn bộ phần thân của chúng và chỉ để lại khoảng 10cm trên của củ sen thôi nhé, để như thế đến mùa hè sang năm khi nhiệt độ bắt đầu tăng lên cây sẽ mọc trở lại và bắt đầu chu kỳ của mình. Tìm hiểu thêm nhiều loài hoa tại iuHoa.com nha.
Một số hình ảnh tuyệt đẹp của hoa sen
Từ khóa » Cuống Hoa Sen
-
Hoa Sen Và Những điều Cần Biết Về Hoa Sen
-
Tham Khảo Chi Tiết Cấu Tạo Hoa Sen Gồm Những Bộ Phận Nào
-
Cây Hoa Sen
-
CÔNG DỤNG CỦA CÂY SEN - TRẠM Y TẾ XÃ ĐÔNG THẠNH
-
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA SEN
-
Phân Lớp Sen (Nelumbonidae)
-
Hoa Sen Hoa đẹp Truyền Thống Của Người Việt
-
Cây Sen Và Những Công Dụng Kỳ Diệu đối Với Sức Khỏe ít Ai Ngờ Tới
-
Ý Nghĩa Hoa Sen? Đặc điểm, Tác Dụng, Cách Trồng, Chăm Sóc Sen
-
9 Tác Dụng ít Biết Của Hoa Sen Và Các Sản Phẩm Từ Sen
-
Sen Hồng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khám Phá ý Nghĩa Hoa Sen Trong đời Sống Người Việt
-
Tuyệt Chiêu Cắm Hoa Sen đẹp Như Mơ Của 'soái Ca' Hà Thành