Cây Hy Thiêm Thảo Có Tác Dụng Gì, Bán ở đâu? Cách Dùng Và Giá Tiền

Cây hy thiêm thảo là một vị thuốc chữa đau nhức xương khớp nổi tiếng trong Đông y. Từ lâu, cha ông đã biết dùng phối kết hợp nó với nhiều vị thuốc khác để giúp giảm đau lưng, mỏi gối, tăng cường hoạt huyết… Tìm hiểu kỹ hơn về công dụng, cách dùng loại thảo dược này trong bài viết sau!

Tóm tắt nội dung:

Toggle
  • Hy thiêm là cây gì?
  • Cây hy thiêm thảo có tác dụng gì?
  • Cây hy thiêm bán ở đâu?
  • Cây hy thiêm bao nhiêu tiền?
  • Cách dùng cây hy thiêm thảo

Hy thiêm là cây gì?

Hy thiêm thảo hay cỏ dĩ, cây chó đẻ, chó đẻ hoa vàng, cứt lợn hoa vàng, hy tiên… là một cây thuộc họ Cúc (Asteraceae), có tên khoa học là Sigesbeckia Orientalis.

Theo ghi chép từ tài liệu Trung Hoa, loại thảo dược này có mùi hôi như mùi lợn nên được gọi là “hy” – có nghĩa là con lợn. Cây có vị đắng nên được gọi là “thiêm”.

Là loài cây thân thảo sống hàng năm. Cây có chiều cao trung bình từ 30-40cm, thân cành cây đều có lông, lá mọc đối nhau, mép là có răng cưa không đều. Cây có hoa màu vàng, quả bế hình trứng màu đen. Mùa ra hoa quả từ tháng 4-7 hàng năm. Toàn cây trừ gốc rễ đều được dùng làm thuốc.

Hy thiêm thảo thường mọc ở những vùng đất ẩm, màu mỡ như nương rẫy, bãi bồi, đồng ruộng, thung lũng. Trên thế giới, loại cây này được tìm thấy ở Trung Quốc, Nhật Bản, các nước ở châu Úc, Philippin…

Tại Việt Nam, mọc hoang ở nhiều tỉnh phía Bắc (từ Cao Bằng đến Nghệ An) và cả Tây Nguyên. Cây thường được thu hái vào tháng 4-6 hàng năm, trước khi cây ra hoa hoặc mới có ít hoa.

Hy thiêm

Cây hy thiêm thảo có tác dụng gì?

Xét về thành phần hóa học, nó có nhiều hoạt chất quý như: Daturosid, Orientin, Alkaloid, Darutigenol, Melampolid,  Darutin… Trong đó, nổi bật là thành phần  Darutin. Đây là một chất thuộc dẫn xuất của acid salicylic có khả năng kháng viêm, giãn cơ và hạ huyết áp.

Ngoài ra, Daturosid và Orientin cũng có những tác dụng tương tự trong khả năng làm giãn tĩnh mạch và ức chế hệ miễn dịch. Chính nhờ vậy mà chiết xuất từ loại thảo dược thường được dùng trong sản xuất thuốc chữa đau lưng, mỏi gối, thoái hóa cột sống , gai cột sống, thoát vị đĩa đệm và nhiều bệnh xương khớp khác.

Theo YHCT, hy thiêm có vị đắng, cay, có tính hàn và có ít độc. Khi vào cơ thể thuốc quy vào 2 kinh là can và thận, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, thông kinh lạc và trừ phong thấp.

Trong nhiều tài liệu cổ phương đã nhắc tới nhiều tác dụng trong điều trị của cây này như:

  • Sách bản thảo kinh sơ: Hy thiêm thảo dùng để khu phong, trừ thấp và thông kinh lạc, hoạt huyết.
  • Sách Đồ kinh bản thảo: Loại thảo dược này được dùng để chữa can thận phong khí, chứng chân tay tê nhức, đau xương, đau mỏi lưng gối, cơ nhục tê lâu ngày.

Ngoài ra, nhiều công dụng khác cũng rất nổi tiếng như: Chữa ung nhọt, chữa rắn cắn, giảm độc tố, giảm đau, an thần, chữa chứng phong thấp tê liệt chân tay…

Đỗ trọng là vị thuốc có nhiều công dụng quý, đặc biệt vị thuốc này cũng được dùng trong chữa bệnh xương khớp tương tự như cỏ hy thiêm. Bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu thêm qua bài viết “Đỗ trọng có tác dụng gì, mấy loại? Nguồn gốc, cách dùng và giá bán”.

Cây hy thiêm bán ở đâu?

Đây là một trong những vị thuốc được sử dụng rất rộng rãi, có nhiều ứng dụng trong điều trị. Vì thế, tại hầu như tất cả các cửa hàng thuốc đông dược, phòng chẩn trị YHCT, phòng khám đông y…. đều có bán thảo mộc này.

Tuy nhiên, người mua cần lựa chọn địa chỉ thật sự uy tín để tìm mua hy thiêm, tránh mua phải hàng kém chất lượng, được bảo quản không nghiêm ngặt hoặc không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tốt nhất, nếu mua tại phòng khám thì cần kiểm tra xem phòng khám đó đã được cấp giấy phép hoạt động hay chưa, với cơ sở bán thuốc thì cần căn cứ vào giấy phép kiểm nghiệm chất lượng thuốc đạt chuẩn.

Cây hy thiêm bao nhiêu tiền?

Hiện nay, người dùng có nhu cầu mua loại thảo dược này có thể tìm mua dễ dàng tại nhà thuốc Đông dược, mua online qua các website, sàn thương mại điện tử… rất dễ dàng. Giá bán dao động trong khoảng từ 70.000 – 100.000 VNĐ/kg dược liệu khô. Giá bán hy thiêm thảo có thể chênh lệch đôi chút ở các địa chỉ bán và tùy vào thời điểm khác nhau.

Người mua nên chọn thuốc đã được phơi/sấy khô kỹ và còn nguyên vẹn, tránh mua thuốc ẩm, mốc, vụn, kém chất lượng.

Cách dùng cây hy thiêm thảo

Trong điều trị, loại thảo dược này có thể được dùng ở nhiều dạng bào chế khác nhau như sắc thuốc uống, đắp ngoài da, tán thành bột mịn, vo thành hoàn, nấu cao… tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng. Có thể dùng hy thiêm thảo độc vị hoặc kết hợp với các thảo dược khác để tạo thành thuốc thang. Ở dạng thuốc sắc, liều dùng trong khoảng từ 4-12g, gia giảm phù hợp với thể trạng người bệnh.

hy thiêm thảo

Có một vị thuốc chữa đau nhức xương khớp khác cũng rất nổi tiếng trong Đông y là bạch thược. Bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu chi tiết về vị thuốc này trong bài viết “Cây bạch thược có tác dụng gì? Phân nhóm, giá tiền và cách sử dụng”.

Dưới đây là một số bài thuốc nổi tiếng mà bạn đọc có thể tham khảo:

  • Bài thuốc chữa viêm khớp do phong thấp, chữa tê bì tay chân, đau nhức xương cốt: Dùng hy thiêm (50g), ngưu tất, thổ phục linh (mỗi thứ 20g), lá lốt (10g). Tất cả đem sao vàng, tán bột. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng 10g. Uống liên tục trong vòng 15 ngày.
  • Bài thuốc chữa mụn nhọt chưa vỡ mủ: Tiểu kế, ngũ trảo long, đại toán (mỗi thứ 4g), tất cả đem giã nát, thêm 30ml rượu, vắt lấy nước uống. Hoặc cũng có thể dùng 1 nắm nhỏ cỏ hy thiêm tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp lên nốt mụn nhọt, ngày làm 2 lần, mỗi lần đắp trong 2 giờ, liên tục trong 5 ngày.
  • Bài thuốc chữa cảm mạo, đau đầu: Dùng tía tô (mỗi thứ 12g), hành lá (8g). Tất cả đem rửa sạch, hy thiêm, sắc cùng 550ml nước cho tới khi còn ½, chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tục trong 5 ngày.
  • Bài thuốc chữa tăng huyết áp: Dùng hy thiêm (8g), ngưu tất, hoàng cầm, thảo quyết minh, trạch tả (mỗi thứ 6g), chi tử và long đởm thảo (mỗi thứ 4g). Tất cả sắc với 700ml nước cho tới khi còn 300ml, chia làm 2 lần uống trong ngày, liên tục trong 10 ngày.

Trên đây là thông tin chi tiết về vị thuốc hy thiêm thảo, hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Nguyễn Bá VưỡngNguyễn Bá Vưỡng

Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.

Bài viết liên quan:

Tỏi đenTỏi đen là gì? Giá tiền, tác dụng, cách dùng và địa chỉ bán Hà thủ ôHà thủ ô có tác dụng gì, giá bao nhiêu? Cách dùng và nơi bán Ngũ gia bìNgũ gia bì là gì, có tác dụng gì? Phân loại, cách dùng và nơi bán Cây bạch thượcCây bạch thược có tác dụng gì? Phân nhóm, giá tiền và cách sử dụng Đỗ trọngĐỗ trọng có tác dụng gì, mấy loại? Nguồn gốc, cách dùng và giá bán

Từ khóa » Bộ Phận Dùng Của Cây Hy Thiêm