Cây Lạc Dại: Điều Tuyệt Vời Từ Loài Thực Vật Quen Thuộc
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Cây lạc dại là gì?
- Tác dụng của cây lạc dại
- Cách sử dụng cây lạc dại
- Lưu ý khi sử dụng dược liệu
Trong cuộc sống hằng ngày, cây lạc dại đang dần trở nên quen thuộc đối với chúng ta. Loài thực vật này không chỉ làm cảnh độc đáo mà còn có nhiều ích lợi đối với nền nông nghiệp nước nhà. Vậy liệu loài cây này có công dụng gì đối với sức khỏe con người hay không, hãy cùng YouMed tìm hiểu nhé.
Cây lạc dại là gì?
- Tên gọi khác: cỏ đậu phộng, cỏ lạc, cỏ hoàng lạc,…
- Tên khoa học: Arachis pintoi.
- Họ khoa học: họ Đậu (Fabaceae)
Mô tả cây lạc dại
Loài thực vật thân bò sát mặt đất. Cây có thể tạo thành thảm dày từ thân bò, chống xói mòn. Phần rễ cọc, bắt nguồn từ các đốt và ăn sâu vào trong lòng đất. Bên cạnh đó, nốt sần ở rễ còn có khả năng cố định đạm từ khí nitơ hiệu quả.
Lá cây là bộ 4 lá chét, có lông tơ mịn và mép nguyên. Phiến lá có dạng trứng, tù ở phần đỉnh, và hình trái tim ở cuống lá, mọc đối nhau. Kích thước trung bình của phiến lá khoảng 4x3cm. Mặt trên của lá nhẵn và sẫm hơn mặt dưới. Hoa mọc riêng rẻ, tạo thành chùm, thành thảm, sắc vàng tươi. Ngoài ra, hoa có cuống ngắn dài khoảng 5cm. Còn phần củ (quả) nhỏ, bên trong thường chỉ có 1-2 hạt to, nâu nhạt. Kích thước của quả khoảng 10x8mm và ít được thu hoạch.
Đặc điểm sinh trưởng và thu hái
Đặc điểm sinh trưởng
Theo một số tài liệu, lạc dại là loài bản địa của Brazil. Hiện nay, loài cây này có mặt ở khắp nơi trên thế giới từ châu Mỹ, châu Á,… Tại Việt Nam, ta có thể bắt gặp chúng ở mọi miền đất nước. Dù có thể trồng được quanh năm, nhưng phát triển tốt nhất là vào mùa mưa. Với nhiệt độ thích hợp từ 22 đến 28 độ C, cây sẽ phát triển mạnh mẽ.
Thuộc loại cây lâu năm, mọc dưới tán rừng thưa ở các vùng nhiệt đới. Cây có thể cao hơn mặt nước biển 1400m, dễ trồng, dễ chăm sóc.
Khả năng chịu hạn tốt, chịu úng cao, nhưng sẽ không phát triển mạnh.
Đất trồng đa dạng, không bị hạn chế bởi kết cấu: đất phù sa là thích hợp nhất. Tuy nhiên, cây có thể sống được trên đất núi, cát, chua mặn ven biển, thậm chí loại xấu, bạc màu…
Độ ẩm: phù hợp nhất ở vùng có lượng mưa mỗi năm từ 1500-2000mm.
Tái sinh bằng cách tự thụ phấn.
Cây ít bị sâu bệnh, và hầu như không cần bón phân.
Trong không khí, chúng có khả năng cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm từ nitơ. Ngoài ra, chúng còn phát triển sinh khối phần thân, lá khá nhanh, giúp giữ ẩm, làm giàu mùn cho đất và ngăn ngừa lây lan bệnh nấm.
Thu hoạch cây lạc dại
Khoảng 1 tháng, cây bén rễ và nẩy chồi và sau khoảng 3 tháng là có thể thu hoạch để làm giống nhân rộng hoặc làm thức ăn cho gia súc, phân bón… Cây ra hoa quanh năm, thường từ tháng 2. Tùy thuộc vào loại đất và cách chăm sóc mà cây hình thành phần củ. Chúng sẽ chín trong vòng 6 tuần, kể từ khi ra hoa.
Bảo quản
Sau khi thu hoạch cây, nên cất trữ ở những nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, dùng dần.
Tác dụng của cây lạc dại
Giá trị dinh dưỡng
Hiện nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu sâu về giá trị của cây lạc dại. Tuy nhiên, một số tài liệu đã ghi nhận giá trị dinh dưỡng có trong loài này là:
- Protein thô 13-15 %, chất khô có thể tiêu hóa lên đến 70%. Ngoài ra, cây có hàm lượng tanin đậm đặc, tương đối thấp.
- Bên cạnh đó theo tính toán của NOMAFSI-Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, lượng chất xanh trong lạc dại có thể cung cấp ở mỗi ha/năm là 595 kg Nitơ, 140 kg P2O5, 200 kg K2O…góp phần tạo độ màu mỡ, phì nhiêu cho đất đai.
Tác dụng đối với nền nông nghiệp
Cây lạc dại là loài thực vật đa công dụng, phù hợp với sự phát triển của mô hình nông nghiệp sinh thái, với nhiều ưu điểm mang lại cho trồng trọt lẫn chăn nuôi.
Trồng trọt:
- Nơi trú ngụ của vi sinh vật có lợi, tạo lượng đạm đáng kể cho cây trồng và đất đai.
- Tạo hệ sinh thái màu mỡ, giàu dinh dưỡng cho các loại côn trùng đất như dế, giun… phát triển tốt.
- Giúp che phủ đất, chống xói mòn, bảo vệ và cải tạo đất trồng.
- Giữ độ ẩm cho đất, giảm chi phí tưới tiêu. Thảm cỏ lạc dại càng dày thì độ ẩm có trong đất càng cao.
- Trồng dưới tán cây, đặc biệt là loại cây ăn quả như cam, bưởi, hạt tiêu… giảm cỏ dại gây hại.
- Là ký sinh của loại rệp sáp, giảm áp lực sâu hại cho cây trồng.
- Làm phân bón, cung cấp dinh dưỡng cho các loài thực vật khác.
Trong chăn nuôi:
- Tạo nên các đồng cỏ, để tạo nguồn thức ăn cho việc chăn nuôi gia súc, gia cầm như gà, vịt, lợn…cụ thể là phần thân và lá cây.
Ngoài ra, loài thực vật này còn được trồng làm cảnh, trang trí ở những khu đất trống, công sở, trong công viên, khách sạn, đường phố… Chúng vừa tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho khung cảnh vừa hỗ trợ bảo vệ môi trường sinh thái hiệu quả.
Thế nhưng, cũng cần lưu ý, độ lan rộng của lạc dại cần được kiểm soát chặt chẽ. Bởi loài cây này có thể trở thành cỏ dại nếu mọc tràn lan, mất thẩm mỹ.
Tác dụng đối với sức khỏe
Dù còn khá ít tài liệu về loài cây lạc dại này, nhưng bước đầu một số nhà nghiên cứu đã ghi nhận:
- Lạc dại có thể sử dụng như nguồn nguyên liệu tạo ra resveratrol. Đặc biệt, phần rễ cây chứa lượng resveratrol khá cao. Cụ thể resveratrol là một hợp chất biến dưỡng thứ cấp thuộc nhóm phytoalexin. Chất này có hoạt tính sinh học nổi bật như chống oxy hóa, kháng viêm, ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ các bệnh lý tim mạch và giảm quá trình lão hóa da… Hiện nay, nhu cầu sử dụng và thương mại hóa resveratrol ngày càng tăng mà lượng chất trong tự nhiên lại rất thấp, không đáp ứng đủ. Chính vì vậy, việc tìm kiếm và phát triển các nguồn nguyên liệu mới có chứa resveratrol là việc quan trọng và cần thiết đối với con người.
- Hầu như các bộ phận của cây như lá, rễ, thân đều chứa stilbene. Trong đó, lá là bộ phận chứa stilbene với hàm lượng cao nhất. Cụ thể stilbenes là các hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong một số loại thực vật và có lợi ích sức khỏe.
Như vậy, ngoài những lợi ích về nông nghiệp và tạo vẻ mỹ quan, cây còn có thể có ích đối với sức khỏe con người chúng ta.
Cách sử dụng cây lạc dại
Ở thời điểm hiện tại, việc ứng dụng cây lạc dại khá phổ biến trong ngành nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt và chăn nuôi. Bước đầu, những phương pháp này đã nhận được nhiều hiệu quả tích cực cho nhà nông. Hơn nữa, việc sử dụng cây làm tăng vẻ mỹ quan và cải thiện môi trường dần được áp dụng.
Trong khi đó, vấn đề sử dụng lạc dại đối với sức khỏe con người vẫn cần được nghiên cứu rộng và sâu hơn nữa. Có như vậy mới có thể áp dụng cụ thể vào trong thực tế, đem lại kết quả tốt đẹp và tránh các tác dụng không mong muốn.
Lưu ý khi sử dụng dược liệu
- Nếu bạn muốn sử dụng chúng như vị thuốc để trị bệnh thì cần phải tham khảo ý kiến những người có chuyên môn y tế, để tránh những rủi ro có thể xảy ra nhé.
Bài viết mang đến bạn độc những kiến thức về loại dược liệu còn mới trong nền Y học cổ truyền tại nước ta. Không thể phủ nhận những công dụng tuyệt vời mà cây lạc dại đem đến cho cuộc sống chúng ta, đặc biệt là trong nông nghiệp. Bạn cũng cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng cây lạc dại làm thuốc.
Từ khóa » Cây Lác Là Cây Gì
-
Cây Lác (cây Cói): Ý Nghĩa, Hình ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
-
Cây Cói (cây Lác) Và 2 Bài Thuốc Chữa Thông Tiểu, Trẻ Con Gầy Yếu ...
-
Cây Lác, Một Loại Cây Trồng Cho Thu Nhập Cao Tại Xã Đức Mỹ
-
Họ Cói – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thương Về đồng Lác - Báo Bạc Liêu Online
-
Cây Cói - Dieutri.Vn
-
Cây Lác (cây Cói) Là Cây Gì? Đặc điểm Và Công Dụng Của Cây Lác ...
-
Nghĩ Về Nguồn Tài Nguyên Cây Lác ở Vũng Liêm
-
Cây Cói
-
Từ Cây Lác Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
Khám Phá Mùa Thu Hoạch Lác Hè ở Càng Long | VIETRAVEL
-
Oong Dụng, Cách Dùng Cói - Tra Cứu Dược Liệu
-
Lạ Mà Hay: Trồng Loài Cỏ Dại Dân ở đây Lại Khá, Giàu - Dân Việt