Cây Mật Gấu Có Tác Dụng Gì? Sử Dụng Có An Toàn Và Hiệu Quả Không?
Có thể bạn quan tâm
Cây mật gấu là một loại thảo mộc được nhiều người tin tưởng sử dụng để điều trị nhiều bệnh. Tuy nhiên, để tránh những tác hại đáng tiếc có thể xảy ra do sử dụng sai cách, bạn cần hiểu rõ đặc tính về loại cây này. Vicare sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn sử dụng cây mật gấu hiệu quả và an toàn.
Cây mật gấu là loại cây gì?
Cây mật gấu là một loại thực vật có nhiều tên gọi khác như cây lá đắng, cỏ mật gấu, hoàng liên ô rô, thập đại công lao, mã hồ, hoàng chấp thảo, khê hoàng thảo, hùng đởm thảo, sơn hùng đảm, nhị rối vằn, đằng nha sọc, phong huyết thảo …
Cây mật gấu có tên khoa học là Mahonia bealei Carr, thuộc họ Hoàng liên gai Berberidaceae.
Ở Việt Nam, cây mật gấu mọc hoang, được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1967 tại vùng núi cao huyện Bát Xát thuộc tỉnh Lào Cai. Sau đó, cây mật gấu còn được tìm thấy ở một số tỉnh miền núi khác như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lâm Đồng, Lai Châu …
Đặc tính của cây mật gấu
Cây mật gấu có rất nhiều chất hoá học như berberin (chiếm 0,35 đến 2,5%), alkaloids (chiếm 0,3%), ngoài ra còn có: magnoflorine, saponin, tannin, palmatin, jatrorrhizin, glycoside, terpene, steroid, coumarin, flavonoid, oxycanthin, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone…
Bên cạnh đó, cây mật gấu còn chứa các chất cần thiết cho cơ thể như:
- Các chất dinh dưỡng như: lipid, glucid, protid.
- Các vitamin như: A, B, C, E.
- Các amino acid thiết yếu như: Histidine, Isoleucine, Leucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Tyrosine, Valine…
- Các chất vi lượng như: sắt, đồng, kẽm, magie, crom, mangan, selen…
Tác dụng của cây mật gấu là gì?
Theo kinh nghiệm của y học cổ truyền ở các nước thì cây mật gấu có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý sau:
- Các bệnh lý truyền nhiễm như nhiễm vi khuẩn, nhiễm HIV, động vật nguyên sinh, ký sinh trùng như giun sán hay sốt rét …
- Điều trị bệnh đường tiêu hoá như: chán ăn, lỵ, táo bón, viêm dạ dày, viêm đại tràng …
- Các bệnh lý gan mật như: viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, xơ gan, sỏi mật …
- Các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư tử cung… nhờ tác dụng chống tế bào ung thư.
- Các bệnh lý xương khớp: thoái hóa xương khớp, viêm xương khớp, loãng xương …
- Các bệnh lý về da: viêm da, mụn trứng cá, nhọt, phát ban …
- Sốt, ho, cảm cúm.
- Tăng huyết áp.
- Đái tháo đường type 2 nhờ tác dụng hạ đường huyết.
- Rối loạn lipid máu.
- Rối loạn kinh nguyệt, viêm tuyến vú, hiếm muộn.
- Nghiện rượu hay tiếp xúc thường xuyên với bia rượu.
- Thừa cân, béo phì do có tác dụng giảm cân.
- Mất ngủ.
Cách dùng cây mật gấu như thế nào?
Cây mật gấu cần có cách dùng đúng mới đem lại hiệu quả cho người bệnh. Sau đây là một số bài thuốc dân gian thường được sử dụng:
Nhai lá cây: nhai một lá trước khi đi ngủ vào ban đêm và sáng sớm sẽ giúp giảm các triệu chứng ho, giảm lượng đàm, giảm đau họng. Đặc biệt, lá cây có chứa nhiều vitamin A giúp cân bằng nội tiết nữ và duy trì nồng độ estrogen giúp phụ nữ khỏe mạnh, kích thích khả năng sinh sản nên có thể hỗ trợ trong điều trị hiếm muộn.
Bài thuốc của cố Lương y Lê Trần Đức: Vỏ cây mật gấu (hay gọi là hùng đởm thụ) 30 gam sắc uống. Bài thuốc này dùng để điều trị viêm túi mật hay sỏi thận, có cơn đau dữ dội vùng gan mật.
Sắc nước: cắt cây mật gấu thành từng lát nhỏ, cho vào nồi đun sôi khoảng 15 phút, uống hàng ngày, có tác dụng mát gan, giải độc và giã rượu.
Ngâm rượu: cây mật gấu còn được dùng để ngâm rượu. Cây được rửa sạch rồi chẻ nhỏ, phơi khô, sau đó đem ngâm chung với rượu. Rượu ngâm sau một thời gian sẽ chuyển thành màu vàng. Người uống khi rót rượu từ bình ra có thể pha thêm một ít rượu ở ngoài để giảm độ đậm đặc của rượu ngâm cho dễ uống. Cây mật gấu ngâm với rượu dùng để điều trị rối loạn tiêu hoá, đau nhức xương khớp khá hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng cây mật gấu
Các nghiên cứu về công dụng của loại cây này hầu hết là của nước ngoài. Còn ở trong nước thì chưa có công trình nghiên cứu về lâm sàng nào công bố công dụng của cây mật gấu. Do đó khi sử dụng, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Hiện nay, nhiều người sử dụng cây mật gấu thông qua truyền miệng, tin rằng loại cây này là thần dược, có thể trị khỏi rất nhiều bệnh. Tuy nhiên trên thực tế, các chuyên gia cho rằng, đây chỉ là một thảo dược hỗ trợ điều trị, do đó người bệnh vẫn phải điều trị phối hợp với các phương pháp khác mới có hiệu quả được. Ví dụ: khi sử dụng cây mật gấu để điều trị đái tháo đường thì bạn không được ngưng thuốc đặc trị đái tháo đường, mà phải sử dụng phối hợp với nhau.
- Để đảm bảo an toàn thì bạn chỉ nên sử dụng khoảng 2 tuần, rồi ngưng từ 2 tuần đến 1 tháng, sau đó mới nên sử dụng lại.
- Liều được khuyên dùng: khoảng 10 gam lá tươi (khoảng 3 đến 5 lá) hoặc 5 đến 8 gam lá dạng khô.
- Việc sử dụng cây mật gấu để điều trị bệnh cần phải có sự tư vấn và hướng dẫn của thầy thuốc.
- Trong quá trình sử dụng, cần có sự theo dõi của thầy thuốc cũng như nên định kỳ thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng bệnh cũng như chức năng gan, thận…
- Trong thời gian sử dụng, nếu gặp các tác dụng phụ (thường là do sử dụng quá nhiều) thì người bệnh cần mau chóng đến cơ sở y tế để xử trí, tránh chậm trễ gây nguy hiểm.
Từ khóa » Khê Hoàng Thảo
-
Cỏ Mật Gấu
-
Tìm Hiểu "thần Dược" Chữa Nhiều Bệnh - Cây Khê Hoàng Thảo | Diễn ...
-
Cỏ Mật Gấu Có Tác Dụng Gì? - Thuốc Vườn Nhà
-
Giá Trị Dược Liệu Và Công Dụng Của Cây Mật Gấu
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Rễ, Lá Cây Mật Gấu - Trường Xuân Đường
-
Hoàng Thảo | Facebook
-
100 Năm Ngày Sinh Thượng Tướng Hoàng Minh Thảo (25/10/1921
-
Cách Chữa Ung Thư Từ Cây Cỏ Mọc Nhiều Ở Việt Nam - PasGo
-
Cây Mật Gấu Chữa Trị Bệnh Gì? Tác Dụng Của Rễ, Lá ... - TẠP CHÍ YHCT
-
Cổng Thông Tin điện Tử - UBND Tỉnh Quảng Ninh
-
Lá Cây Mật Gấu: Dược Liệu Quý Chữa 'trăm Thứ Bệnh' Không Phải Ai ...
-
CẬU HỌC TRÒ HIẾU THẢO - Trường THPT Yển Khê
-
Công Ty TNHH Thương Mại Và Công Nghệ Hoàng Thảo