Giá Trị Dược Liệu Và Công Dụng Của Cây Mật Gấu
Có thể bạn quan tâm
Cây mật gấu là thảo mộc được gọi với nhiều tên như: Hoàng liên ô rô, Mã hồ, hoàng chấp thảo, cỏ mật gấu, khê hoàng thảo, hùng đởm thảo, sơn hùng đảm, nhị rối vằn, đằng nha sọc, phong huyết thảo,… Tên khoa học của cây mật gấu là Isodon lophanthoide.Cây có tên là cây mật gấu bởi vì khi sắc nước uống, nước sắc có màu của mật gấu và vị của cây có vị đắng rất giống với mật gấu.Ngoài ra, tên mật gấu là do tác dụng của cây giống tác dụng của mật gấu rất tốt cho sức khỏe.s (D. Don) Hara, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Lá cây mật gấu thân mềm, nhỏ, thuộc dạng bụi, để phân biệt với cây mật gấu miền Bắc, là thân gỗ. Ngoài ra nó còn có tên gọi khác là cây Săm gan, kim thất tai, cây lá đắng. Dược tính của của cây rất khả quan, tuy đắng nhưng hậu ngọt rất dễ chịu.
Mật gấu là cây thảo mộc, phân biệt với cây mật gấu miền Bắc thân gỗ
Cây mật gấu cao khoảng 4 – 6m, lá kép hình lông chim lẻ, mọc so le, dài 20 - 40 cm, mang 11 – 25 lá chét cứng không cuống, hình trái xoan hẹp, dài 6 – 10cm, rộng 2 – 4,5cm. Gốc tròn, đầu lá nhọn như gai, mép có răng nhọn. Lá kèm nhọn như hai gai nhỏ, các cụm hoa ở ngọn thân, mang nhiều hoa màu vàng nhạt. Lá đài xếp thành 3 vòng; cánh hoa có tuyến ở gốc; nhị bầu hình trụ. Quả thịt, hình trái xoan, đường kính khoảng 1cm, đầu quả có núm nhọn, khi chín màu xanh nâu, chứa 3 - 5 hạt. Mật gấy ra hoa từ tháng 2 đến tháng 4, quả chín tháng 5 - 6. Ở Việt Nam, cây mật gấu mọc hoang, được tìm thấy ở một số tỉnh vùng núi cao mát như Cao Bằng, Lào Cai (Phan Si Pan), Lai Châu, Bắc Kạn, Lâm Đồng (Lang Biang)… Ngoài ra, còn có ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Nepal, Ấn Độ… Người ta dùng lá, thân, rễ và quả để làm thuốc. Thân và lá thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô. Gỗ của thân và rễ có màu vàng nhạt.
Hoa mật gấu
Trong cây mật gấu có chứa nhiều thành phần hóa học như: excisanin A, rabdoserrin A, 2α-hydroxyl-ursolic acid, ursolic acid, β-sitosterol, β-sitosterol glucoside, … Về tác dụng dược lý, ngoài các tác dụng chủ yếu là bảo vệ tế bào gan, lợi mật và kháng viêm, nghiên cứu trên động vật thí nghiệm còn cho thấy, các chất rabdoserrin A và excisanin A trong cây mật gấu có tác dụng ức chế nhất định đối với sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tử cung.
Theo Đông y, cây mật gấu là vị thuốc có tính qui hàn vị đắng, gỗ và thân có màu vàng óng thường dùng xắt lát hoặc ngâm rượu hoặc sắc thuốc uống. Cây mật gấu có nhiều công dụng rất tuyệt vời trong cuộc sống con người, là một vị thuốc quý mà từ xa xưa cha ông ta đã biết đến những tác dụng của nó trong việc chữa trị nhiều loại bệnh. Người ta thường dùng rễ thân sắc uống, hay phối hợp với các vị thuốc khác để chữa kiết lỵ, viêm ruột, tiêu chảy, viêm gan vàng da, mắt đau sưng đỏ, dùng lá hay quả sắc uống. Nó còn được dùng để chữa sốt cơn, ho lao, khạc ra máu, lưng gối yếu mỏi, chóng mặt, ù tai, mất ngủ..
Người dân dùng lá là chủ yếu bởi tính tiện lợi và tránh cây chết khi dùng thân, rễ.
Ngoài ra, cây mật gấu còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng về rối loạn tiêu hóa, đường ruột, đau nhức xương khớp, tê thấp, mát gan, phòng và chữa sỏi mật, giảm đau lưng, tăng cường sức khỏe, tiêu mỡ, viêm đại tràng, giã rượu béo phì.
Lá cây mật gấu thân mềm, nhỏ, thuộc dạng bụi, để phân biệt với cây mật gấu miền Bắc, là thân gỗ. Lá cây mật gấu khi nhai rất đắng, từ đó nhiều người cũng gọi là cây lá đắng, nhưng khi nuốt xong 1 lát sau thấy ngọt, uống nước thấy ngọt và rất mát, có nhiều ở các tỉnh miền Tây như: Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang, … Cây vốn ưa ẩm nhưng không chịu được úng.
Theo nhiều nguồn tài liệu tổng hợp, thân và lá cây mật gấu đều dùng được, nhưng đa phần người dân dùng lá là chủ yếu bởi tính tiện lợi và tránh cây chết khi dùng thân của cây mật gấu. Mọi người có thể rửa sạch lá tươi để sử dụng hoặc phơi khô dùng dần. Lá mật gấu còn đặc biệt điều trị các bệnh đau mắt đỏ, cao huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao, viêm phổi, cổ họng sưng đau, viêm gan, viêm dạ dày tá tràng, bệnh trĩ sưng đau, đau thần kinh do phong thấp, đau sưng do trật đả, lưng xương đau buốt, vv…
Nguyên Khoa
(Nguồn tham khảo: Nội dung báo cáo tại Hội nghị
Phổ biến Kiến thức do Liên hiệp Hội tỉnh phối hợp với Hội làm vườn tháng 11/2016)
Các tin, bài khác » Bệnh viêm phổi cấp do Virus Corona mới (nCoV) (31/1/2020) » Hiệu quả mô hình can thiệp trẻ tự kỷ tại Quảng Ngãi (18/12/2018) » Gan nhiễm mỡ không do rượu - Nên tầm soát sớm (29/12/2016) » Một số cách nhận biết để phòng tránh khi sử dụng thực phẩm (29/2/2016) » Đề phòng ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể doanh nghiệp (2/2/2016) Bản quyền ©2012 thuộc về Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiTừ khóa » Khê Hoàng Thảo
-
Cỏ Mật Gấu
-
Tìm Hiểu "thần Dược" Chữa Nhiều Bệnh - Cây Khê Hoàng Thảo | Diễn ...
-
Cỏ Mật Gấu Có Tác Dụng Gì? - Thuốc Vườn Nhà
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Rễ, Lá Cây Mật Gấu - Trường Xuân Đường
-
Hoàng Thảo | Facebook
-
100 Năm Ngày Sinh Thượng Tướng Hoàng Minh Thảo (25/10/1921
-
Cây Mật Gấu Có Tác Dụng Gì? Sử Dụng Có An Toàn Và Hiệu Quả Không?
-
Cách Chữa Ung Thư Từ Cây Cỏ Mọc Nhiều Ở Việt Nam - PasGo
-
Cây Mật Gấu Chữa Trị Bệnh Gì? Tác Dụng Của Rễ, Lá ... - TẠP CHÍ YHCT
-
Cổng Thông Tin điện Tử - UBND Tỉnh Quảng Ninh
-
Lá Cây Mật Gấu: Dược Liệu Quý Chữa 'trăm Thứ Bệnh' Không Phải Ai ...
-
CẬU HỌC TRÒ HIẾU THẢO - Trường THPT Yển Khê
-
Công Ty TNHH Thương Mại Và Công Nghệ Hoàng Thảo