Cỏ Mật Gấu

Cỏ H.Đ

Tên khác

Tên thường gọi: Cỏ H.Đ, Ðằng nha sọc, Nhị rối vằn, Nhị rối lùn, Cỏ H.Đ, Tuyên văn hương trà thái, Hùng đởm thảo, khê hoàng thảo, sơn hùng đảm, phong huyết thảo

Tên khoa học: - Isodon lophanthoides (D.Don) Hara (Rabdosia lophanthoides (Buch. - Ham. ex D.Don) Hara

Họ khoa học: thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

Cây vỏ H.Đ

(Mô tả, hình ảnh, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)

Mô tả:

Hình ảnh cây đằng nha sọc, cây H.Đ

Cây H.Đ là một cây thuốc nam quý, dạng cây thảo có thân biến thiên, dày thì mọc đứng, thưa thì mọc bò, có 4 góc rõ rệt ít hay nhiều, có lông, cao 15cm đến 1m, phân nhánh ít hay nhiều. Lá mọc đối, phiến lá hình trứng, mép khía răng cưa, gân phụ 5-6 cặp, cuống 1,5cm. Cụm hoa hình chùy thưa ở ngọn, dài 10-20cm, lá bắc rất nhỏ, rụng sớm. Hoa có cuống dài, rất nhỏ; đài hình chuông, 5 răng; tràng dài gấp đôi đài, màu trắng có chấm hồng, ống hình trụ, phiến hai môi, môi trên 4 thùy, môi dưới nguyên; nhị 4, thò ra ngoài; vòi nhụy chẻ đôi ít. Quả bế nhỏ, tù, nhẵn. Hoa tháng 8-11.

Bộ phận dùng:

Toàn cây - Herba Isodontis.

Nơi sống và thu hái:

Cây mọc ở các đồi, ven rừng, từ Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái đến tận Lâm Ðồng. Còn phân bố ở Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan. Có thể thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, chặt khúc, dùng tươi hay phơi đến héo, sau đó bó lại rồi đem phơi khô để dùng.

Thành phần hóa học

Vị đắng của lá do những chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside. Cây chứa các hợp chất có tác dụng sinh học khác như: terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene (có tác dụng kháng ung thư). Ngoài ra lá còn chứa các chất khoáng: magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm, Vitamin A, E, C, B1,B2. protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.

Tác dụng dược lý

Những hợp chất trong cỏ H.Đ có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn.

Theo công bố trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) cho thấy cỏ H.Đ có tác dụng hạ thấp tỉ lệ nguy cơ bị ung thư vú.

Cỏ H.Đ dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Nhiều thầy thuốc ở Châu Phi khuyên người dân dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá.

Các Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Giảm đường huyết, bao vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu.

Vị thuốc cỏ H.Đ

(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)

Tính vị, tác dụng:

Vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, lọc máu và tán ứ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Viêm gan vàng da cấp tính

Viêm túi mật cấp

Viêm ruột, lỵ

Ðòn ngã tổn thương.

Liều dùng

Liều dùng 15-30g khô, hoặc 30-60g tươi, sắc nước uống.

Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc cỏ H.Đ

Chữa viêm gan cấp tính kèm theo vàng da:

Dùng cây H.Đ tươi 40-100 gram hoặc 20 – 50 gram khô, sắc nước uống thay trà trong ngày. Hoặc có thể phối hợp thêm diệp hạ châu ( cây chó đẻ) 12 gram, cỏ gà 15 gram cùng sắc nước uống.

Chữa viêm túi mật cấp tính:

Dùng cây H.Đ tươi 40-100 gram hoặc 20 – 50 gram khô, có thể phối hợp thêm mộc thông 20 gram, chi tử (dành dành) 10 gram, nhân trần 8 gram cùng sắc nước uống.

Chữa bệnh lỵ:

Dùng cây H.Đ tươi giã nát, chế thêm nước đã đun sôi, chắt lấy nước cốt, uống 2-3 lần trong ngày. Hoặc có thể dùng lá cây H.Đ, lá mua mỗi thứ 20 gram sắc lấy nước uống.

Chữa bí đái:

Dùng lá cây H.Đ, xa tiền thảo (cỏ mã đề) mỗi thứ 15- 20 gram sắc lấy nước uống.

Tham khảo

Cách ngâm rượu cỏ H.Đ:

Chuẩn bị: tỷ lệ 2 lít rượu ngâm với 0.2 kg rễ (hoặc thân) cây H.Đ

Cách thực hiện:

Bước 1: Rễ (thân) cây H.Đ được rửa sạch, chẻ nhỏ sao cho có thể cho vừa bình ngâm rượu, đem phơi khô.

Bước 2: Cho rượu và rễ (thân) cây H.Đ vào trong bình ngâm, sau khoảng 15 ngày đến 1 tháng là có thể đem ra dùng được. Rượu có màu vàng rất đẹp, màu sắc đậm, nhạt tùy thuộc vào số tỷ lệ cây H.Đ trên số lượng rượu dùng để ngâm. Rượu uống có vị đắng, nhưng uống quen rất thích. Nếu rượu đậm quá có thể pha thêm rượu để dùng.

Bước 3: Người ta thường dùng 10 – 20gr rễ hoặc thân cây sắc uống chữa ăn uống không tiêu, trị đau ngực, đau gối, chóng mặt, ù tai, viêm gan, vàng da, tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt.Dùng lá hay quả (8 – 12g) sắc uống hay phối hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, hoàng liên ô rô còn được dùng để chữa sốt cơn, ho lao, khạc ra máu, lưng gối yếu mỏi, mất ngủ. Dùng ngoài, nấu nước đặc để rửa chữa viêm da dị ứng, lở ngứa…

Lưu ý: Khi sử dụng rượu cây H.Đ, nếu thấy rượu quá đặc bạn nên pha thêm chút rượu trắng. Rượu H.Đ rất tốt cho xương khớp, tiêu hóa xong không nên sử dụng quá nhiều vì có thể gây cồn ruột).

Cách sử dụng cây H.Đ chữa bệnh trên thế giới

Ấn Độ: dùng lá chữa tiểu đường, dùng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ sốt, giảm ho, phát ban, cảm cúm, viêm vú.

Congo: dùng lá và vỏ rễ chữa kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm gan, nhiễm giun.

Nam Phi: dùng rễ chữa sán máng (huyết hấp trùng), hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt.

Ở khu vực Tây Phi: dùng lá làm trà lợi tiểu, chữa táo bón, nhiễm trùng da, đái đường, bệnh chuyển hóa liên quan đến gan…

Ứng dụng:

Qua quan sát bước đầu ghi nhận nhiều người bệnh bị Tăng huyết áp, Đái tháo đường, rối loạn tiêu hoá,…có sử dụng kèm nấu nước cây H.Đ nhận thấy ổn định đường huyết lúc đói (kết hợp ăn kiêng, sử dụng thuốc hạ đường liều thấp), ổn định chỉ số đo huyết áp, đặc biệt ổn định tình trạng rối loạn đại tiện (tiêu phân nát, đại tiện nhiều lần trong ngày), tăng cảm giác ngon miệng…

Phản ứng ngoại ý: chưa ghi nhận những phản ứng ngoại đáng kể. Tuy nhiên khi sử dụng liều cao (trên 15g) vài người bị táo bón, huyết áp giảm, cảm giác ngọt ở miệng kéo dài.

Mặc dù theo các tài liệu nước ngoài cho thấy cây H.Đ an toàn khi uống. Tuy nhiên, hiện trong nước chưa có công trình nghiên cứu thực nghiệm cũng như lâm sàng được công bố. Nên rất cần được theo dõi và đánh giá thêm.

Trong quá trình sử dụng cần tuân thủ sự kiểm tra của thầy thuốc cũng như nên định kỳ thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng bệnh cũng như chức năng gan, thận…

Sử dụng bắt đầu liều thấp, không ngưng đột ngột các thuốc đang điều trị đặc hiệu (thuốc hạ áp, hạ đường…) và theo dõi các biểu hiện bất thường của cơ thể. Liều khuyên dùng khoảng 10g lá tươi (khoảng 3 – 5 lá) và 5 – 8g lá dạng khô.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Từ khóa » Khê Hoàng Thảo