Cây Mồng Tơi: Công Dụng, Liều Dùng Và Một Số Bài Thuốc, Món ăn Trị ...

Vì cây mồng tơi có nhiều tác dụng tối đối với sức khỏe nên đã trở thành một vị thuốc chữa được nhiều căn bệnh.

CÂY MỒNG TƠI

CÂY MỒNG TƠI

Đặt lịch

Cây mồng tơi là một loại rau quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Bên cạnh đó, cây mồng tơi còn là một vị thuốc, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu công dụng và gợi ý một số bài thuốc từ cây mồng tơi.

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Mùng tơi (phương ngữ Nam bộ),tầm tơi, lạc quỳ, đằng thái, yên chi thái, chung quỳ;

Tên khoa học: Basella alba L.

Họ: Thuộc họ Mồng tơi (Basellaceae).

Cây mồng tơi là thứ rau quen thuộc trong bữa cơm của người Việt.
Cây mồng tơi là thứ rau quen thuộc trong bữa cơm của người Việt.

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Cây mồng tơi là một loại cây rau quen thuộc với người Việt. Rau mồng tơi là cây thân thảo, thân dây leo, màu xanh lục. Lá cây có màu xanh lục, có hình dạng tim. Hoa của cây thường mọc ở kẽ lá, màu trắng.

Quả mồng tơi thuộc loại quả mọng, nhỏ, có hình cầu, kích thước khoảng 5 – 6mm. Quả mồng tơi khi sống có màu xanh, lúc chín chuyển sang màu đen tím. Cây mồng tơi thường mọc rất nhanh, mọc quanh năm. Thân dây leo có thể dài đến 10m.

Phân bố

Cây mồng tơi thường mọc ở những nơi có nền đất ẩm ướt, dễ tìm thấy ở ba miền của đất nước. Cây mồng tơi có thể mọc hoang hoặc được nông dân gieo trồng.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến & bảo quản

Bộ phận dùng: Thân, lá;

Thu hái: Thu hái mồng tơi quanh năm. Hái khi cây còn xanh tươi và vừa trưởng thành. Không nên chọn hái và dùng rau mồng tơi khi còn quá non hoặc đã quá già.

Chế biến: Làm thuốc, làm các món ăn như canh, xào, luộc,… cho bữa cơm.

Bảo quản: Sau khi thu hái và sơ chế, người dùng bảo quản cây rau mồng tơi ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi có nhiệt độ quá cao, ngoài nắng.

4. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học trong thân cây và lá của mồng tơi là:

  • Chất nhầy pectin;
  • Nước;
  • Chất xơ;
  • Vitamin A3;
  • Vitamin B3;
  • Chất sắt;
  • Protein;
  • Kali;
  • Phospho;
  • Đồng;
  • Canxi;
  • Magie;
  • Chất saponin.

5. Tác dụng dược lý

Theo Đông y, cây mồng tơi có các tác dụng dược lý sau:

  • Lợi tiểu;
  • Giải độc;
  • Giải nhiệt;
  • Điều trị mất máu;
  • Đẹp da;
  • Điều trị rôm sảy.

Theo Tây y, rau mồng tơi có các công dụng:

  • Điều trị táo bón, giúp nhuận tràng;
  • Chống béo phì, giảm cholesterol;
  • Giảm khát nước;
  • Giúp cơ thể không bị mệt mỏi, bứt rứt;
  • Ngăn ngừa loãng xương;
  • Cải thiện tiêu hóa;
  • Tốt cho hệ tim mạch, phòng chống ung thư;
  • Tốt cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú;
  • Hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm.
Vì cây mồng tơi có nhiều tác dụng tối đối với sức khỏe nên đã trở thành một vị thuốc chữa được nhiều căn bệnh.
Vì cây mồng tơi có nhiều tác dụng tối đối với sức khỏe nên đã trở thành một vị thuốc chữa được nhiều căn bệnh.

6. Tính vị

Theo Đông y, rau mồng tơi có vị chua, tính hàn, không độc.

7. Liều dùng

Thường xuyên ăn rau mồng tơi giúp bạn có được một sức khỏe tốt. Tuy nhiên, người dùng nên điều chỉnh liều dùng hợp lý. Không nên ăn quá nhiều rau mồng tơi, có thể dẫn đến khó tiêu, lạnh bụng.

Đối với trường hợp dùng cây mồng tơi làm thuốc, người dùng nên tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ, lương y về liều lượng. Bên cạnh đó, dùng thuốc quá liều cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

8. Bài thuốc

Cây mồng tơi được ứng dụng trong một số bài thuốc dân gian. Chúng tôi xin gợi ý một số bài thuốc chế biến từ mồng tơi như sau:

  • Bài thuốc giúp tráng dương, điều trị yếu sinh lý ở nam giới: Nấu canh rau mồng tơi cùng với rau má, rau ngót và một bộ lòng gà, hoặc vịt. Nên ăn trong ngày và ăn vài lần/tuần.
  • Bài thuốc chữa di tinh, mộng tinh: Hầm canh rau mồng tơi, đậu nhanh, đậu phộng (lạc) với 1 – 2kg xương lợn. Lưu ý, rau mồng tơi cho vào nấu sau cùng. Cho thêm tiêu bột vào món canh cho thơm. Ăn canh khi còn nóng.
  • Bài thuốc điều trị núm vú sưng: Giã nát một vài lá mồng tơi, đắp lên chỗ bị sưng, nứt để giảm đau, giảm sưng.
  • Bài thuốc giúp tăng sữa cho phụ nữ sau khi sinh: Hầm gà ác và đậu đen nhừ. Cho thêm rau mồng tơi vào món canh, nấu thêm cho chín rau. Ăn món canh này khi còn nóng sẽ giúp phụ nữ sau khi sinh có thêm nhiều sữa, sức khỏe mau chóng hồi phục và da dẻ hồng hào, tóc đen mượt hơn.
  • Bài thuốc trị bệnh trĩ: Chuẩn bị một vài lá mồng tơi tươi xanh. Rửa sạch, để ráo nước, sau đó giã nát lá mồng tơi. Cho thêm một ít hạt muối vào. Sau đó, đắp rau mồng tơi giã nát vào chỗ trĩ sưng.
  • Bài thuốc chữa bệnh trĩ 2: Nấu canh rau mồng tơi với cá diếc. Nên ăn món canh khi còn nóng.
  • Bài thuốc giúp da hồng hào, mịn màng: Giã nát lá mồng tơi non, lấy nước cốt. Cho thêm chút muối vào nước cốt mồng tơi, hòa đều. Thoa nước cốt mồng tơi lên da, sau đó rửa sạch. Nên thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi ngủ.
  • Bài thuốc chữa say nắng: Rửa sạch lá mồng tơi, để ráo nước, sau đó giã nát. Đắp lá mồng tơi giã nát vào thái dương và trán. Dùng gạc hoặc vải mềm băng lại để giữ yên. Người bệnh nên ngủ một giấc, khi dậy sẽ khỏi.
Cây mồng tơi dùng để làm một số bài thuốc, món ăn chữa yếu sinh lý cho nam giới, chữa táo bón, giúp phụ nữ có nhiều sữa hơn sau khi sinh,...
Cây mồng tơi dùng để làm một số bài thuốc, món ăn chữa yếu sinh lý cho nam giới, chữa táo bón, giúp phụ nữ có nhiều sữa hơn sau khi sinh,…

9. Lưu ý khi dùng

Khi có ý định dùng cây mồng tơi để điều trị bệnh, người dùng nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Bệnh nhân nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc từ cây mồng tơi.
  • Các bài thuốc từ thảo mộc, cây rau chỉ phần nào hỗ trợ điều trị bệnh. Do đó, người bệnh không nên tự ý bỏ thuốc Tây. Cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế trước khi bỏ thuốc.
  • Rau mồng tơi ăn sống có thể dẫn đến đầy hơi và khó tiêu. Do đó, người dùng nên thận trọng;
  • Mồng tơi có tính hàn, ăn quá nhiều có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy.
  • Người bị tiêu chảy không nên ăn rau mồng tơi.
  • Người bệnh sỏi thận cần hạn chế, không nên ăn rau mồng tơi thường xuyên. Ăn rau mồng tơi quá nhiều sẽ khiến sỏi trong thận phát triển hơn.
  • Không nên kết hợp rau mồng tơi với thịt bò. Khi kết hợp hai loại thực phẩm này, tính nhuận tràng của mồng tơi sẽ giảm, hoạt động của tiêu hóa sẽ kém hơn.
  • Nên ăn rau mồng tơi với các thực phẩm giàu vitamin C. Điều này giúp cơ thể hấp thụ canxi và chất sắt có trong rau dễ dàng hơn.

Tóm lại, không thể phủ nhận các lợi ích tuyệt vời mà cây mồng tơi mang lại cho sức khỏe con người. Cũng vì những tác dụng tốt đối với sức khỏe mà mồng tơi không những là một món rau quen thuộc mà còn được xem như một vị thuốc điều trị bệnh. Tuy nhiên, khi tiêu thụ rau mồng tơi hoặc áp dụng các bài thuốc từ mồng tơi, người dùng nên thận trọng, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Dược liệu nên kết hợp

  • Cây mã đề: Tính vị, Qui kinh và Ứng dụng lâm sàng
  • Bạch thược (Thược dược): Tính vị, Qui kinh và Tác dụng dược lý

Từ khóa » Cây Rau Mồng Tơi Thuộc Nhóm Thực Vật Nào