Rau Mồng Tơi Có Chất Dinh Dưỡng Gì? Lợi ích Và Lưu ý Khi ăn - Monkey

x

Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!

*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay X

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!

Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành X

ĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!

Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành x

Đăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật

*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký
  1. Trang chủ
  2. Ba mẹ cần biết
  3. Gia đình
  4. Dinh dưỡng gia đình
Rau mồng tơi có chất dinh dưỡng gì? Những lợi ích và lưu quan trọng khi ăn Dinh dưỡng gia đình Rau mồng tơi có chất dinh dưỡng gì? Những lợi ích và lưu quan trọng khi ăn Đào Vân Đào Vân

07/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Rau mồng tơi (tên khoa học là Basella alba L) là một loại thực phẩm có giá thành rẻ, xuất hiện phổ biến trong bữa ăn hàng ngày ở nước ta. Không chỉ được yêu thích với phần lá mọng nước, hương vị độc đáo cùng chất nhầy đặc trưng, loại rau này còn chứa một hệ dinh dưỡng khiến bất cứ ai cũng phải ngạc nhiên. Rau mồng tơi có chất dinh dưỡng gì? Cùng tìm hiểu những lợi ích và lưu ý quan trọng khi ăn loại rau nhiệt đới này.

Tìm hiểu những lợi ích của rau mồng tơi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Rau mồng tơi có chất dinh dưỡng gì?

Rau mồng tơi được biết đến là một loại cây thân thảo mọng nước, có phân nhánh, mọc xoắn, có nguồn gốc từ những vùng nhiệt đới Nam Á: Sri Lanka, Ấn Độ hoặc Indonesia... Lá của rau mồng tơi có màu xanh đậm, thịt mọng nước và có hình trái tim đẹp mắt, có thể chế biến nhiều món ngon khác nhau. Trong rau mồng tơi có chất dinh dưỡng gì? Bảng thành phần dinh dưỡng mà rau mồng tơi mang lại trong 1 bát nấu chín (44g) dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn ngạc nhiên về món ăn này!

Chất dinh dưỡng

Hàm lượng

Vitamin

Vitamin A, RAE

25.52 mcg

Vitamin B1

0.047 mg

Vitamin B2

0.057 mg

Vitamin B3

0.346 mg

Vitamin B5

0.059 mg

Vitamin B6

0.038 mg

Vitamin B12

Vitamin B9

50.16 mcg

Folate

50.16 mcg

Vitamin C

2.6 mg

Carbohydrates

Carbohydrate

1.19 g

Chất xơ

0.92 g

Net carbs

0.27 g

Chất béo và axit béo

Chất béo

0.343 g

Khoáng chất

Canxi

54.56 mg

Cu

0.05 mg

Fe

0.65 mg

Mg

21.12 mg

Mn

0.112 mg

Photpho

15.84 mg

Kali

112.64 mg

Se

0.40 mcg

Na

24.20 mg

Zn

0.13 mg

Protein và axit amin

Protein

1.31 g

Các chất khác

Tro thực phẩm

0.46 g

Nước

40.70 g

Theo dữ liệu từ Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ - US Department of Agriculture

Theo bảng phân tích trên, những giá trị dinh dưỡng đáng chú ý của rau mồng tơi có thể kể đến là: Giàu vitamin A, vitamin C cùng lượng sắt dồi dào giúp cơ thể sản sinh nhiều tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Một lượng lớn chất chống oxy hóa như lutein và beta carotene, hệ thống khổng lồ các chất như: Vitamin C, A, PP, B1, B2, pectin, tinh bột, chất đạm và béo, Sắt, Nước, Canxi, Folate… khiến rau mồng tơi trở thành một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho cơ thể. Trong khi đó, loại thực phẩm này chứa rất ít calo và chất béo (100g lá mồng tơi chỉ cung cấp 19 calo).

Từ bảng trên, chúng ta có thể thấy một số chất dinh dưỡng đáng chú ý có trong rau mồng tơi:

  • Giàu vitamin A: Với 510 IU của vitamin A có trong rau mồng tơi, ăn loại thực phẩm này là một trong những cách hiệu quả để đạt mức vitamin A cần tiêu thụ mỗi ngày. Đây là một chất vô cùng tốt cho hệ thống miễn dịch, hệ thống xương, sinh sản và thị lực của cơ thể.

  • Vitamin C (nhiều hơn cả rau chân vịt): Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rau mồng tơi có chứa một hàm lượng vitamin C nhiều hơn cả rau chân vịt. Trong 100g rau mồng tơi tươi có chứa tới 102mg vitamin C, tương đương với 102% lượng vitamin được khuyến nghị hàng ngày. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể phát triển sức đề kháng, loại bỏ các gốc oxy tự do có hại.

  • Sắt: Sắt là một nguyên tố vi lượng vô cùng cần thiết cho cơ thể con người để sản xuất hồng cầu (RBC), trao đổi chất tế bào và bạn hoàn toàn có thể tìm thấy nó trong rau mồng tơi. Tương tự rau chân vịt, mồng tơi cũng là nguồn cung cấp sắt vô cùng nổi bật mà bạn không nên bỏ qua. Trong 100g lá mồng tơi tươi chứa khoảng 1,2 mg sắt - tương đương với 15% lượng sắt được khuyến nghị cần tiêu thụ mỗi ngày.

  • Chất chống oxy hóa: Rau mồng tơi là nguồn cung cấp phong phú một số chất chống oxy hóa sắc tố carotenoid quan trọng như ß-carotene, lutein hay zeaxanthin. Các hợp chất này kết hợp với nhau, hoạt động như những chất bảo vệ và chống lại các gốc tự do bị oxy hóa.

  • Vitamin B phức hợp: Mồng tơi có chứa một lượng lớn vitamin B phức hợp như folate, riboflavin và vitamin B6. Trong 100g lá mồng tơi tươi cung cấp 140 µg folate (35% nhu cầu cơ thể cần).

  • Khoáng chất (Fe, K, Ca, K…): Bên cạnh đó, rau mồng tơi còn là nguồn cung cấp các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như Kali (11% RDA/100g), Mangan (32% RDA/100g), Đồng, Canxi, Magie...

12+ lợi ích từ dinh dưỡng rau mồng tơi khiến bạn phải bất ngờ

Sau khi trả lời được câu hỏi “rau mồng tơi có chất dinh dưỡng gì”, sau đây là 12+ lợi ích từ dinh dưỡng rau mồng tơi đáng kinh ngạc có thể bạn chưa biết!

12+ lợi ích từ dinh dưỡng từ rau mồng tơi có thể bạn chưa biết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sức khỏe tim mạch

Folate là một thành phần thiết yếu giúp giảm mức homocysteine ​​có trong máu, giúp chuyển đổi homocysteine (chất làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim) ​​thành methionine. Với một hàm lượng Folate nổi bật, rau mồng tơi có một vai trò tích cực trong việc chuyển hóa khoáng chất cũng như các hoạt động chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Với một hàm lượng Folate nổi bật, rau mồng tơi có vai trò tích cực làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vì thế, hãy thường xuyên bổ sung rau mồng tơi vào thực đơn hàng ngày để có một trái tim khỏe mạnh nhé!

Hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm

Việc bổ sung folate với hàm lượng đủ từ các loại thực vật nói chung, từ rau mồng tơi nói riêng giúp điều trị bệnh trầm cảm một cách tự nhiên nhất. Theo nghiên cứu, việc hấp thụ nhiều folate giúp các bệnh nhân trầm cảm giảm đáng kể triệu chứng bệnh.

Ngăn ngừa chứng mất trí nhớ

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hàm lượng cao của homocysteine trong cơ thể dẫn đến nguy cơ mất trí nhớ và bệnh Alzheimer. Axit folic có trong rau mồng tơi có khả năng làm giảm mức độ homocysteine này ​​nhưng trên thực tế nó chưa được chứng minh cải thiện chức năng nhận thức.

Ăn rau mồng tơi giúp hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer và ngăn ngừa chứng mất trí nhớ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Như vậy, việc bổ sung rau mồng tơi vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer và ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.

Hỗ trợ người bệnh ung thư

Như chúng ta đã biết, rau mồng tơi chứa một hàm lượng folate dồi dào. Sự hiện diện thấp của folate trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, phổi và não. Vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một chế độ ăn uống giàu folate (ăn nhiều rau mồng tơi) giúp cơ thể được bảo vệ khỏi sự phát triển của tế bào ung thư.

Một chế độ ăn uống giàu folate (có trong rau mồng tơi) giúp ngăn ngừa tế bào ung thư. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vì vậy, ăn rau xanh được coi là một hình thức bổ sung Vitamin tự nhiên hiệu quả thay vì dược phẩm hay thực phẩm chức năng.

Hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng

Thiếu máu là tình trạng các tế bào hồng cầu được hình thành không đúng cách, đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng thiếu Folate. Folate có trong rau mồng tơi giúp hỗ trợ hấp thụ Vitamin B12 cùng các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả mà chúng ta nên bổ sung thường xuyên.

Hỗ trợ sức khỏe thai kỳ cho bà bầu

Như chúng ta đã tìm hiểu phần trên, Folate là loại vitamin B thiết yếu cho một thai kỳ khỏe mạnh, rất quan trọng trong việc sao chép DNA và xây dựng các tế bào mới. Sự thiếu hụt folate dẫn đến các khuyết tật ống thần kinh của trẻ sơ sinh như thiếu não, nứt đốt sống, dị tật chân tay và bệnh tim...

Rau mồng tơi với hàm lượng Folate dồi dào là thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung trong giai đoạn thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Rau mồng tơi là một trong những thực phẩm giàu folate mà mẹ bầu nên bổ sung trong giai đoạn thai kỳ.

Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Rau mồng tơi cực kỳ giàu chất sắt và nhờ đó, nó là loại thực phẩm vàng cho những người bị thiếu máu. Khi cơ thể thiếu hụt sắt, những chức năng thần kinh bị suy giảm, cơ thể thiếu năng lượng và thờ ơ.

Trẻ em và phụ nữ tiền mãn kinh là những trường hợp cần bổ sung sắt thường xuyên. Đừng quên bổ sung loại rau ngon miệng này vào thực đơn ăn uống của bạn và gia đình nhé!

Tốt cho người bệnh thiếu máu

Rau mồng tơi chứa một lượng sắt dồi dào (chiếm 15% mức khuyến nghị mỗi ngày) cùng vô số các khoáng chất khác như canxi, magie… Giống như một “nhà máy sản xuất sắt thu nhỏ”, ăn rau mồng tơi thường xuyên là phương pháp tự nhiên và rẻ tiền giúp bạn khắc phục tình trạng thiếu máu.

Nâng cao miễn dịch

Một số chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A và C cùng hàm lượng beta-carotene tuyệt vời có trong rau mồng tơi hoạt động như một chất chống oxy hóa giảm các gốc tự do trong cơ thể. Với 102mg vitamin C có trong 100g lá, rau mồng tơi sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, phòng chống bệnh và rút ngắn thời gian phục hồi khi mắc bệnh.

Rau mồng tơi có nhiều chất chống oxy hóa giảm các gốc tự do trong cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Rau mồng tơi có nhiều chất chống oxy hóa giảm các gốc tự do trong cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Làm đẹp da, ngăn lão hóa

Lợi ích này của rau mồng tơi có được là nhờ thành phần của nó giúp máu vận chuyển đến các tế bào trong cơ thể một cách hiệu quả. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mồng tơi còn cung cấp carotenoid và nhiều chất chống oxy hóa khác vô cùng có lợi cho cơ thể. Beta carotene và zeaxanthin là ví dụ điển hình, vừa giúp cơ thể khỏe mạnh lại vừa ngăn ngừa lão hóa da hiệu quả.

Rau mồng tơi sẽ giúp bạn nhanh chóng chống lại sự thô ráp, sở hữu làn da tươi trẻ và mềm mịn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài việc bổ sung rau mồng tơi thường xuyên để cung cấp các chất dinh dưỡng, chất xơ và chất chống oxy hóa giúp làm đẹp từ bên trong, bạn cũng có thể chế biến mặt nạ chăm sóc da từ rau mồng tơi. Bạn sẽ bất ngờ vì loại mặt nạ rẻ tiền này sẽ giúp bạn nhanh chóng chống lại sự thô ráp, sở hữu làn da tươi trẻ và mềm mịn. Chỉ cần giã nát vài lá mồng tơi cùng một chút muối là bạn đã có một công thức mặt nạ chăm sóc da hiệu quả trước khi đi ngủ!

Ngăn ngừa loãng xương

Trong 44g (một bát nhỏ) rau mồng tơi đã cung cấp tới gần 55mg canxi. Với hàm lượng canxi dồi dào này, việc bổ sung loại rau này thường xuyên giúp hệ xương, răng và móng của bạn chắc khỏe hơn rất nhiều, tránh nguy cơ giòn xương hay loãng xương. Đồng thời, hệ thần kinh cùng hệ thống cơ trong cơ thể cũng được phát triển toàn diện. Tuy nhiên, bạn cần kết hợp rau mồng tơi với đa dạng các loại thực phẩm khác chứa nhiều canxi, vì 1000-1200mg mới là mức canxi cơ thể cần mỗi ngày.

Giúp mắt khỏe mạnh

Như chúng ta đã tìm hiểu trong phần “rau mồng tơi có chất dinh dưỡng gì”, nó có tới 800 IU vitamin A. Chính vì thế, ăn rau mồng tơi là một cách giúp đôi mắt của bạn khỏe mạnh. Lượng vitamin A chỉ riêng trong mồng tơi đã giúp cơ thể cung cấp đầy đủ hàm lượng vitamin A được khuyến nghị, thậm chí còn nhiều hơn tới 2,67 lần.

Ăn rau mồng tơi giúp mắt sáng khỏe. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh đó, trong rau mùng tơi chứa rất nhiều các sắc tố carotenoid có khả năng chống oxy hóa, điển hình là beta-caroten, zeaxanthin, lutein. Những chất này có tác dụng trung hòa những gốc tự do nguy hại mà cơ thể tạo ra, không chỉ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ ung thư mà còn bảo vệ đôi mắt khỏi tình trạng đục thủy tinh thể hoặc suy giảm thị lực.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Phần thịt lá dày và mọng nước của mồng tơi là một nguồn bổ sung polysaccharide tuyệt vời không chứa tinh bột. Bên cạnh chất xơ tự nhiên có trong thân và lá, chất nhớt pectin điển hình của rau mồng tơi có khả năng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giúp cho hoạt động bài tiết trở nên trơn tru. Chế độ ăn giàu chất xơ trong đó có mồng tơi giúp cơ thể của bạn giảm hấp thu cholesterol và ngăn ngừa các vấn đề về đường tiêu hóa.

Giảm cân

Chất nhầy đặc trưng chứa trong rau mồng tơi có tác dụng ngăn ngừa cơ thể hấp thu chất béo vào cơ thể. Bên cạnh đó, với bảng thành phần giàu dinh dưỡng, chất xơ nhưng chứa rất ít chất béo và calo (trong 100g chỉ chứa 19 calo) nên đây là loại thực phẩm phù hợp cho những ai đang ăn chế độ giảm cân. Hãy bổ sung thật nhiều rau xanh, đặc biệt là mồng tơi vào bữa ăn hàng ngày để có thể giảm cân tự nhiên và an toàn nhé!

Hãy bổ sung nhiều rau xanh, đặc biệt là mồng tơi vào bữa ăn hàng ngày để có thể giảm cân an toàn nhé! (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài thuốc dân gian chữa nhiều bệnh lý

Nếu như theo Tây y, mồng tơi chứa chất nhầy pectin có tác dụng phòng chữa nhiều bệnh khác nhau thì trong Đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua nhẹ… rất thích hợp để giải nhiệt. Trên thực tế, rau mồng tơi được ứng dụng trong khá nhiều bài thuốc dân gian quen thuộc, có hiệu quả trong một số trường hợp như: Trĩ, táo bón, sinh lý nam, xử lý mụn nhọt…

Rau mồng tơi được ứng dụng trong khá nhiều bài thuốc dân gian quen thuộc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Tăng cường chức năng sinh lý: Bài thuốc dân gian từ rau mồng tơi để cải thiện chức năng sinh lý nam bạn có thể tham khảo đó là mồng tơi, rau ngót, rau má, lòng gà. Cho tất cả những nguyên liệu này vào nấu canh và sử dụng trong 1 bữa, mỗi tuần ăn từ 1-3 lần.

  • Cải thiện tình trạng mộng tinh: Với nguyên liệu: 1 nắm mồng tơi, 1 nắm đậu phộng và 1 nắm đậu nành. Thêm đậu nành và lạc nấu cùng nước hầm xương, đến khi 2 loại đậu chín mềm sẽ thả mồng tơi vào. Nấu khoảng 10 phút, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Canh này được dùng ngay lúc nóng để phát huy tối đa công dụng.

  • Chữa xuất tinh sớm: Rau mồng tơi cũng được sử dụng trong bài thuốc dân gian chữa xuất tinh sớm. Rau mồng tơi, rau dền tía nấu cùng với 1 cặp bầu dục (heo). Bạn cần lưu ý trong bài thuốc này, bầu dục cần giữ nguyên vỏ và lớp mỡ. Món canh này nên ăn lúc nóng để mang lại hiệu quả cao nhất. Lưu ý: Mồng tơi cần nấu chín kỹ, đặc biệt là dành cho người bị thận hay lạnh bụng.

  • Trị mụn: Rau mồng tơi được giã nát cùng rau diếp cá, bỏ một chút muối hạt. Nước cốt này dùng để chấm vào chỗ bị mụn, nốt mụn sẽ giảm rõ rệt.

  • Giảm đầy hơi, khó chịu: Mồng tơi, rau đay, mỗi loại rau 50g nấu canh với 1 củ khoai sọ thái nhỏ. Nấu các nguyên liệu này và ăn như một món canh bình thường. Ăn liên tục món canh này vài ba ngày bạn sẽ thấy các triệu chứng đầy hơi thuyên giảm. Bạn cũng sẽ thấy tác dụng này khi ăn canh rau đay mồng tơi - món ăn phổ biến của nước ta trong mùa hè.

  • Giảm sưng ngực: Giã nát 1 nắm lá mồng tơi rồi đắp trực tiếp vào chỗ ngực (đầu ngực) đang bị sưng, bạn sẽ thấy triệu chứng giảm rõ rệt.

  • Ngăn vết thương chảy máu: Rau mồng tơi giã nát cùng đường phèn, đắp lên vết thương sẽ giúp vết thương ngừng chảy máu.

  • Giúp vết thương mau lành: Với các vết thương hở, bạn hãy lấy lá mồng tơi giã nát ra rồi đắp lên trực tiếp. Ngoài ra, một công thức cho người muốn giảm đau khớp từ mồng tơi đó là lấy 1 lạng (cả cây mồng tơi) hầm với chân giò và một chút rượu, sử dụng như một món ăn bình thường.

  • Ngăn chảy máu cam: Giã nát 1 nắm mồng tơi, chắt lấy nước cốt. Lấy bông nhúng vào nước cốt lá mồng tơi, giữ vào mũi sẽ giúp máu ngưng chảy ra hiệu quả.

  • Giảm vết sưng tấy do bỏng: Bạn chỉ cần giã nát mồng tơi, đắp trực tiếp lên chỗ da bị bỏng. Vết bỏng sẽ đỡ nhanh chóng.

  • Tình trạng khí hư/ bạch đới: Thành phần công thức gồm: Gà ác, mồng tơi, đậu đen. Hầm nhừ các thành phần này và ăn cả nước cả cái. Đều đặn 1-2 lần mỗi tuần. Khi bệnh đã thuyên giảm, hãy bỏ thêm 1 nắm đậu nành, 2 nắm đậu phộng vào món hầm này. Không chỉ thơm ngon, đây là một bài thuốc dân gian hiệu quả cho người khí hư bạch đới. Người mắc chứng ợ chua, trào ngược dạ dày áp dụng cũng mang lại hiệu quả tốt!

  • Teo nhỏ búi trĩ: Mồng tơi giã nát rồi đắp trực tiếp vào búi trĩ (có tác dụng với những người trĩ độ 1). Đồng thời, áp dụng thường xuyên món canh cá diếc nấu mồng tơi để phát huy hiệu quả cao.

  • Táo bón: Với khả năng thanh nhiệt, giải độc, rau mồng tơi rửa sạch, giã nát, nước cốt này khi uống sẽ có tác dụng với những người bị táo bón. Ngoài ra, một cách đơn giản hơn là bạn hãy ăn canh mồng tơi thường xuyên.

  • Tăng chất lượng sữa mẹ: Theo dân gian, các mẹ sau sinh được khuyên nên ăn rau mồng tơi thường xuyên, vì nó giúp mẹ có nhiều sữa, chất lượng sữa cũng tốt hơn. Như chúng ta đã biết, mồng tơi chứa rất nhiều vitamin A, B và hàm lượng sắt dồi dào. Món hầm từ gà ác, đậu đen và mồng tơi cũng là bài thuốc quý để phục hồi cơ thể sau sinh cho mẹ bầu.

  • Giải nhiệt, tiêu độc: Cho một nắm lá mồng tơi xay nhuyễn cùng một bát nước sôi để nguội, lọc lấy nước cốt để uống - đây là một cách giải nhiệt, tiêu độc hiệu quả trong dân gian.

  • Lợi tiểu: Một phương pháp lợi tiểu rất hay theo dân gian đó là rau mồng tơi xay nhuyễn cùng chút nước sôi để nguội, vài hạt muối. Sau đó, bạn lọc lấy nước cốt để uống, phần bã còn lại đắp vào bụng dưới. Trước bữa sáng là thời điểm thích hợp nhất để thực hiện bài thuốc này.

  • Chữa say nắng: Giã nát 1 nắm mồng tơi, lấy hỗn hợp này đắp vào hai bên thái dương rồi bịt lại, bạn sẽ thấy cơ thể hồi phục sau một thời gian nghỉ ngơi.

Xem thêm:

  • Rau muống có chất dinh dưỡng gì? Những lợi ích và lưu ý khi ăn?
  • Ăn nhiều protein có tốt không? 9 rủi ro bạn có thể phải đối mặt

Những người không nên ăn rau mồng tơi

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong rau mồng tơi có chất dinh dưỡng gì và cả một hệ thống những lợi ích tuyệt vời của nó. Tuy nhiên, chất dinh dưỡng cùng những lợi ích này chỉ phát huy khi bạn ăn đúng cách và ăn điều độ. Trong một số trường hợp đặc biệt, ăn rau mồng tơi còn có khả năng khiến bệnh trở nặng. Nếu nằm trong nhóm những đối tượng dưới đây, bạn cần hạn chế hoặc không nên ăn rau mồng tơi:

Đâu là những đối tượng cần hạn chế hoặc không nên ăn rau mồng tơi? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Người mắc bệnh sỏi thận: Nghiên cứu chỉ ra rau mồng tơi chứa nhiều purin - một hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa axit uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Bên cạnh đó, các axit oxalic có trong trong rau mồng tơi cũng làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, khiến tình trạng sỏi thận ngày càng phát triển nặng hơn.

  • Người mới lấy cao răng: Axit oxalic được tìm thấy trong rau mồng tơi không có khả năng hòa tan trong nước, điều này hình thành nên các mảng ố bám trên răng sau khi dùng các món ăn từ loại rau này. Những người mới lấy cao răng được các bác sĩ khuyên không nên ăn rau mồng tơi trong vòng 1-2 tuần nhằm ngăn ngừa tình trạng này.

  • Người bị đau dạ dày: Hàm lượng chất xơ dồi dào có trong rau mồng tơi có thể khiến bạn khó chịu vùng dạ dày khi ăn nhiều. Vì vì thế, những người mắc bệnh liên quan đến dạ dày cần hạn chế hoặc không nên ăn rau mồng tơi.

  • Người đang bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa: Theo Đông y, rau mồng tơi có tính hàn, có vị chua, tán nhiệt… rất thích hợp để giải độc, thanh nhiệt, chữa táo bón…trở thành một thành phần quan trọng trong khá nhiều bài thuốc dân gian phổ biến. Mặt khác, những người đang bị tiêu chảy, gặp rối loạn tiêu hóa không nên ăn vì điều này có thể khiến tình trạng thêm nặng hơn.

Ngoài ra, những người có tình trạng tỳ vị hư hàn như: Ăn uống không tiêu, đầy bụng, lạnh bụng, đau bụng, người bị đau nhức xương khớp,... cần hạn chế hoặc không nên ăn rau mồng tơi.

Những lưu ý khi ăn rau mồng tơi

Rau mồng tơi có chất dinh dưỡng gì, phát huy lợi ích ra sao còn phụ thuộc vào liều lượng, mức độ và tần suất ăn hàng ngày của bạn. Nếu bạn yêu thích những món ăn từ mồng tơi, hãy ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau đây để loại rau này phát huy tối đa những lợi ích mà nó có!

Những lưu ý khi ăn rau mồng tơi bạn cần biết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Ăn bao nhiêu trong một ngày? Rau mồng tơi được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên ăn với hàm lượng tối ưu là 100g và hàm lượng tối đa là 150g một ngày. Mặc dù đây là loại rau có nhiều dinh dưỡng nhưng không nên lạm dụng. Hàm lượng axit oxalic cao trong rau mồng tơi sẽ khiến cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng kém đi trong trường hợp bạn ăn quá nhiều. Cùng với đó, bạn nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu vitamin C khác như như cam, chanh, cà chua, khế… sau bữa ăn để khắc phục tình trạng hấp thu kém. Uống một ly nước đầy mỗi khi ăn rau xanh sẽ giúp quá trình hấp thu chất xơ trong cơ thể dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc ăn quá nhiều rau mồng tơi có thể gây ra tình trạng răng vàng, ố răng. Hãy sẵn sàng đối mặt với nguy cơ này và khắc phục bằng cách vệ sinh răng ngay sau khi ăn nếu bạn thích món ăn từ rau mồng tơi nhé!

  • Chọn rau mồng tơi sạch: Để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe và rau mồng tơi phát huy được hết công dụng của nó, điều đầu tiên mà bạn cần lưu ý là cách lựa chọn rau chuẩn. Bạn cần chọn loại mồng tơi sạch, an toàn, không ngâm hóa chất. Nó thường có màu xanh hơi vàng chứ không xanh mướt, xanh đậm đẹp mắt. Lá của rau mồng tơi ngon có phiến ngắn, dày, hơi cứng, phát triển cân đối với phần thân cây. Thân rau rắn chắc không mềm, to và bóng mượt như các cây rau được phun thuốc kích thích tăng trưởng. Bạn nên mua rau tại những trang trại trồng rau sạch, các nơi bán rau uy tín như siêu thị … vì mồng tơi là một trong những loại rau dễ chứa hóa chất.

  • Đa dạng trong chế biến: Với giá thành rẻ và dễ trồng, rau mồng tơi là món ăn phổ biến trong mâm cơm gia đình Việt với những món ăn ngon như canh cua mồng tơi, mồng tơi xào tỏi… Đây không những là món ăn giàu dưỡng chất và vô cùng có lợi cho sức khỏe. Sau đây là một vài món ăn thơm ngon được chế biến từ mồng tơi mà bạn có thể chế biến cho gia đình, vừa làm đa dạng thêm bữa ăn, vừa giúp cả nhà khỏe mạnh.

Canh rau mồng tơi nấu tôm/cua/ngao

Canh rau mồng tơi nấu cua/ tôm là món ăn vừa ngon vừa tốt để giải nhiệt những ngày hè nắng nóng. Bạn có thể chế biến canh mồng tơi nấu với rau đay, ngao, tôm hoặc cua. Rau mồng tơi nấu tôm là một món canh ngon phổ biến được yêu thích.

Rau mồng tơi nấu tôm là một món canh ngon phổ biến được yêu thích. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên liệu: Rau mồng tơi, 300g tôm tươi, hành tím, gia vị.

Cách làm: Sơ chế tôm (bóc vỏ, bỏ đầu, đuôi), sau đó ướp tôm với hành tím cắt mỏng, nêm nếm gia vị vừa đủ (hạt tiêu, hạt nêm, muối..). Nhặt rau, rửa cẩn thận. Tiếp theo, bạn làm nóng chảo bằng dầu ăn, cho tôm vào đảo đều khoảng 1 phút. Đổ hỗn hợp vào nồi nấu canh cùng khoảng 350ml nước. Khi nước sôi, bạn nêm thêm gia vị sao cho vừa ăn, sau đó thả rau mồng tơi vào nồi, sôi vừa chín rồi tắt bếp. Như vậy là bạn đã có một món canh vừa thơm ngon và bổ dưỡng.

Rau mồng tơi xào tỏi

Mồng tơi xào tỏi là một món ăn thơm ngon không kém gì rau muống mà bạn nên thử ngay hôm nay! Vị mềm, giòn, mọng nước lạ miệng của rau mồng tơi kết hợp với vị thơm của tỏi phi sẽ khiến cả nhà yêu thích món ăn này.

Mồng tơi xào tỏi là một món ăn thơm ngon không kém gì rau muống mà bạn nên thử ngay hôm nay! (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên liệu: Rau mồng tơi, tỏi băm, gia vị.

Cách làm: Nhặt rau và rửa thật sạch, bỏ hết những phần lá già, úa, sâu, để rau ráo nước. Làm nóng chảo bằng dầu ăn, cho tỏi băm nhuyễn và phi thơm. Sau khi đã dậy mùi tỏi, bạn cho rau mồng tơi vào xào cùng và đảo thật đều tay. Hãy vặn lửa thật to để rau xanh và có độ giòn, hạn chế ra nhiều nước. Nêm nếm gia vị vừa ăn và bạn đã có một món rau xào vô cùng tuyệt vời!

Lưu ý khi chế biến: Rau mồng tơi cần được chế biến chín tới, không nên để rau bị sống hay chín kỹ. Bạn nên mở nắp vung sau khi nấu, điều này giúp giữ lại các chất dinh dưỡng có trong rau và giữ cho món ăn có màu xanh đẹp mắt.

  • Đại kỵ khi ăn rau mồng tơi

Những đại kỵ khi ăn rau mồng tơi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không nên ăn rau mồng tơi sống:Các loại rau chứa nhiều chất nhầy như mồng tơi, đậu bắp, rau đay, mướp hương… đều cần được chế biến chín kỹ. Ăn sống các loại rau này có thể khiến bạn gặp tình trạng đầy bụng, khó tiêu…Mặt khác, việc nấu chín kỹ rau mồng tơi trước khi ăn cũng giúp bạn tận dụng tối đa những chất dinh dưỡng có trong loại rau này.

Không kết hợp rau mồng tơi cùng thịt bò:Rau mồng tơi và thịt bò mặc dù chứa rất nhiều dinh dưỡng nhưng khi kết hợp với nhau sẽ mất đi tính nhuận tràng, khiến tiêu hóa trở nên kém hơn. Những người mắc chứng táo bón khi ăn món ăn từ mồng tơi và thịt bò sẽ khiến triệu chứng càng thêm nghiêm trọng.

Không ăn rau mồng tơi để qua đêm:Nhiều gia đình Việt có thói quen để lại những món ăn thừa cho bữa ăn sau, đây là thói quen cực kỳ nguy hiểm nói chung. Hàm lượng nitrat nói chung trong rau xanh khá nhiều, nếu để quá lâu, vi khuẩn trong rau sẽ bị phân hủy, lượng nitrat sẽ tạo thành nitrite – một chất có thể gây ung thư. Như vậy, khi sử dụng rau xanh nói chung, rau mồng tơi nói riêng, hãy đảm bảo ăn hết và không sử dụng lại món ăn sau một thời gian.

Rau mồng tơi có chất dinh dưỡng gì? Chắc hẳn đến đây, bạn đã tìm được cho mình câu trả lời đầy đủ nhất bên cạnh những lợi ích tuyệt vời và những lưu ý quan trọng khi ăn. Hãy bổ sung thường xuyên hơn loại rau giàu dinh dưỡng này trong chế độ ăn uống của gia đình bạn và tận hưởng những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại nhé!

Tài liệu tham khảo

Malabar spinach, cooked - Ngày truy cập: 08/7/2022

https://www.nutritionvalue.org/Malabar_spinach%2C_cooked_nutritional_value.html

Malabar spinach – Basella alba - Ngày truy cập: 08/7/2022

https://www.healthbenefitstimes.com/malabar-spinach/

Health Benefits and everything that you need to know about Malabar Spinach - Ngày truy cập: 08/7/2022

https://aumswow.com/life-veda/foods/malabar-spinach

Chia sẻ ngay button-share Chia sẻ

Sao chép liên kết

Đào Vân Đào Vân

Tôi là Đào Vân, biên tập viên có hơn 4 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
  • Ăn gì để giảm protein trong nước tiểu? Những lưu ý cần biết!
  • 3+ cách sử dụng vitamin B5 cho da mang lại hiệu quả cao
Bạn có đang quan tâm đến việc cho con học Tiếng Anh? Không Giúp bé giỏi Tiếng Anh Sớm Đăng ký ngay tại đây *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Mã mới Rất tiếc. Mã bạn nhập không khớp với hình ảnh. Nếu bạn muốn hình ảnh khác, hãy chọn "Mã mới"" Đăng ký ngay Nhận các nội dung mới nhất, hữu ích và miễn phí về kiến thức Gia đình trong email của bạn *Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký Các Bài Viết Mới Nhất 15+ phần mềm học tiếng Anh cho bé miễn phí được nhiều phụ huynh tin dùng 15+ phần mềm học tiếng Anh cho bé miễn phí được nhiều phụ huynh tin dùng 10+ ứng dụng học tốt tiếng Anh dành cho người mất gốc 10+ ứng dụng học tốt tiếng Anh dành cho người mất gốc Nên học tiếng Anh qua app hay trung tâm? Cái nào tiết kiệm và hiệu quả hơn? Nên học tiếng Anh qua app hay trung tâm? Cái nào tiết kiệm và hiệu quả hơn? Each là gì? Cách dùng Each trong tiếng Anh tránh nhầm với Every Each là gì? Cách dùng Each trong tiếng Anh tránh nhầm với Every [Tổng hợp] 5+ App luyện nghe tiếng Anh cho bé hiệu quả nên dùng [Tổng hợp] 5+ App luyện nghe tiếng Anh cho bé hiệu quả nên dùng 15+ phần mềm học tiếng Anh cho bé miễn phí được nhiều phụ huynh tin dùng 15+ phần mềm học tiếng Anh cho bé miễn phí được nhiều phụ huynh tin dùng 10+ ứng dụng học tốt tiếng Anh dành cho người mất gốc 10+ ứng dụng học tốt tiếng Anh dành cho người mất gốc Nên học tiếng Anh qua app hay trung tâm? Cái nào tiết kiệm và hiệu quả hơn? Nên học tiếng Anh qua app hay trung tâm? Cái nào tiết kiệm và hiệu quả hơn? Each là gì? Cách dùng Each trong tiếng Anh tránh nhầm với Every Each là gì? Cách dùng Each trong tiếng Anh tránh nhầm với Every [Tổng hợp] 5+ App luyện nghe tiếng Anh cho bé hiệu quả nên dùng [Tổng hợp] 5+ App luyện nghe tiếng Anh cho bé hiệu quả nên dùng Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey Junior

Từ khóa » Cây Rau Mồng Tơi Thuộc Nhóm Thực Vật Nào