Cây Ngưu Bàng Có Tác Dụng Gì? Ngưu Bàng Chữa Bệnh Tiểu đường ...

Cây ngưu bàng là loại thực phẩm ngon được trồng nhiều ở Nhật Bản và được dùng làm món ăn hàng ngày bồi bổ sức khỏe. Ngoài ra, phần củ ngưu bàng hay còn được gọi là ngưu bàng căn có tác dụng chữa bệnh tiểu đường, viêm thận cấp, cảm lạnh, phù thũng, cao huyết áp, các biến chứng của bệnh giang mai,… Bên cạnh đó, quả ngưu bàng hay còn được gọi là ngưu bàng tử có tác dụng chữa hen suyễn, mụn nhọt, phát ban, bệnh sởi ở trẻ, phù thận cấp tính, viêm phổi,… Vậy cây ngưu bàng là gì? Cây ngưu bàng có tác dụng gì? Cây ngưu bàng chữa bệnh gì? Ngưu bàng tử có tác dụng gì? Để hiểu chi tiết hơn về công dụng của cây ngưu bàng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.

Cây ngưu bàng là gì?

Cây ngưu bàng thuộc họ Cúc Asteraceae có tên khoa học là Arctium lappa. Ngoài ra, cây ngưu bàng còn được gọi với nhiều tên gọi khác như đại đao phong, đại đao tử, á thực, thử niêm tử, hắc niêm tử,…

Hình ảnh cây ngưu bàng

Ngưu bàng tử có tác dụng gì?
Ngưu bàng tử có tác dụng gì?

Cây ngưu bàng là loại cây thân thảo sống lâu năm, cao tới 2m, phân thành nhiều cành.

Lá đơn có hình tim, mọc so le ở thân và gốc thành hình hoa thị, kích thước trung bình của lá khoảng 50 cm. Lá có màu xanh lục, mặt dưới nhạt hơn mặt trên, được phủ đầy lông mịn màu trắng đặc biệt là mặt dưới. Cuống lá dài, mép là gợn sóng có răng cưa.

Hoa thường mọc ở đầu cành, có màu tím, đường kính trung bình khoảng 3 cm. Các lá bắc hình cầu, họp thành nhóm, đường kính khoảng 3cm.

Quả ngưu bàng thuộc quả bế thuôn có hình trứng, hơi cong hoặc hình tam giác.

Mô tả dược liệu

Quả ngưu bàng có hình trứng, hơi dẹt, cong, dài, kích thước trung bình 5-7 × 2-3mm. Bên ngoài quả có màu nâu xám, đốm đen và thường có khoảng 2 cạnh dọc. Phần đáy hơi hẹp, phần đỉnh quả hơi rộng, tù, có hình tròn và có vết vòi nhụy chính giữa. Vỏ quả cứng, có một hạt bên trong, vỏ hạt mỏng với hai lá mầm màu trắng có dầu. Khi nếm sẽ có vị đắng và hơi cay, tê ở đầu lưỡi.

Phần củ rễ dài và thon, có màu nâu đặc trưng và mùi vị rất dễ nhận biết, nó có vị hơi hăng, đi từ nhạt sang ngọt và vị hăng có thể thay đổi tùy vào chất lượng củ. Củ khi còn non sẽ rất mềm, dễ gãy khi bị uốn cong, còn rễ già mỏng, hơi hóa đất, khô và có mùi tương tự mùi đất.

Khu vực phân bố

Theo một số tài liệu, cây ngưu bàng có nguồn gốc từ Tây Á hoặc Nam Âu. Hiện nay, cây ngưu bàng đã được di cư khắp nơi trên thế giới từ Ấn Độ, Nepal, Nhật Bản, Trung Quốc,… Ở Việt Nam, loài cây này đã xuất hiện nhiều ở Lào Cai, Sapa, Lai châu,…

Cây ngưu bàng là loài thực vật ưa ẩm, ưa sáng, có khả năng thích nghi với khí hậu nhiệt đới núi cao với nhiệt độ trung bình từ 15-18 độ C.

Cây trồng từ hạt trong năm đầu tiên sẽ cho nhiều hoa quả.

Khi quả già, cả cây sẽ tàn lụi và trên bề mặt quả có các búi lông giúp quả có thể phát tán xa hơn.

Thu hái, chế biến

Củ ngưu bàng là một loại rau ngon có độ giòn ngọt, được sử dụng rộng rãi ở một số nước trong khu vực như Triều Tiên, Nhật Bản, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, người bệnh và những người ăn chay trường.

Quả thường được thu hái từ tháng 8 đến tháng 9, khi quả chín được hái về và đập lấy quả phơi khô là được. Nên đeo găng tay khi hái để tránh bị gai ở quả đâm vào tay.

Phần rễ thì được hái trước khi ra hoa vào mùa xuân năm thứ hai và trước khi ra hoa, nếu để lâu không thu hoạch rễ sẽ bị xơ nhiều và mất hết tác dụng. Quả được thu hái vào tháng 9 và đem gieo ngay thì hạt mới mọc tốt, 18 tháng sau khi gieo, tức là vào mùa xuân năm sau, đào lấy rễ rửa sạch, cắt thành từng miếng dày 2cm rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô để dược liệu khỏi bị mốc hỏng.

Thành phần hóa học – Cây ngưu bàng có tác dụng gì?

Trong quả ngưu bàng hay còn gọi là ngưu bàng tử có chứa 25-30% chất béo gồm aicd oleic, acid stearic, acid panmitic,… và còn có glucozid, alkaloid, acttin,… Trong chất béo có thành phần chủ yếu gồm các glyxerit của các axit oleic, axit panmitic và axit stearic.

Rễ ngưu bàng hay còn gọi là ngưu bàng căn chứa tới 57% inulin (đôi khi lên đến 70%), 5-6% glucoza, một lượng nhỏ chất béo (0,40%), chất nhầy, chất đắng, nhựa, muối kali (nitrat và cacbonat).

Trong lá ngưu bàng có oxydaza mạnh

Tác dụng dược lý – Cây ngưu bàng có tác dụng gì?

Trong đông y cây ngưu bàng có tác dụng gì?

Theo đông y, vị thuốc ngưu bàng có vị đắng, cay, tính hàn nên được quy vào 2 kinh vị và phế. Vị thuốc ngưu bàng tử có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi mật, lợi tiểu, diệt trùng, chống nọc độc, khử lọc, làm ra mồ hôi, chữa bệnh gout, ức chế vi khuẩn giang mai, vết cắn của công trùng, viêm phổi, viêm tai, sưng vú, cảm cúm, mụn nhọt,…

Củ ngưu bàng được là món ăn có độ giòn ngọt nên thường được sử dụng làm món ăn với công dụng hỗ trợ chữa một số bệnh như:

  • Cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ, chất sắt và các vi chất.
  • Giảm mỡ, giảm béo và làm tan cholesterol trong máu.
  • Giải độc, tiêu độc, giải rượu, lợi tiểu.
  • Tác dụng tích cực đối với những người mắc bệnh tiểu đường (giảm đường)
  • Chống táo bón, nhuận tràng, vệ sinh ruột tốt và ngăn ngừa bệnh trĩ.
  • Ngăn ngừa ung thư, HIV
  • Giúp tăng cường các bệnh về tim, gan và thận,…

Trong y học hiện đại cây ngưu bàng có tác dụng gì?

  • Tác dụng giải độc và hỗ trợ điều trị bệnh sởi.
  • Kháng virus: Một số nghiên cứu phân tích đã chỉ ra rằng nước sắc từ dược liệu ngưu bàng tử có khả năng ức chế virus HIV, tuy nhiên công dụng này vẫn đang được nghiên cứu thêm.
  • Kháng khuẩn: Nước sắc vị thuốc ngưu bàng tử có khả năng ức chế song cầu khuẩn và có hiệu quả đối với các bệnh về da, phổi,…
  • Ức chế protein niệu, hỗ trợ các vấn đề về bệnh thận và cải thiện các dấu hiệu sinh hóa huyết thanh.
  • Lợi niệu: Hỗ trợ chứng tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần.
  • Tăng glycogen trong gan, giảm lượng đường trong máu: Rễ ngưu bàng có khả năng làm giảm lượng đường trong máu.
  • Giảm các vấn đề về da: Rễ ngưu bàng được sử dụng để điều trị các bệnh về da như chàm, bệnh vẩy nến và mụn trứng cá. Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí  Burn Care & Research cũng chỉ ra rằng củ ngưu bàng có thể giúp điều trị vết bỏng.

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây ngưu bàng

Chữa viêm amidan, viêm yết hầu

Lấy 16g ngưu bàng tử, 12g phòng phong, 12g đại hoàng, 8g kinh giới, 4g cam thảo và 4g bạc hà, đem các dược liệu sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 1 thang.

Chữa sốt, ho, cổ họng đau rát, người sợ lạnh

Lấy 24g ngưu bàng tử, 24g cát cánh, 24g bạc hà, 40g kim ngân hoa, 40g liên kiều, 20g cam thảo, 20g đạm đậu xị, 16g hoa kinh giới và 4g lá tre. Đem các dược liệu tán thành bột mịn, mỗi lần uống lấy 24g hãm với nước sôi, ngày uống 3 – 4 lần cho đến khi khỏi hẳn.

Hoặc lấy 12g ngưu bàng tử, 6g thuyền thoái và 6g bạc hà đem sắc lấy nước uống.

Chữa mụn nhọt, phát ban, bệnh sởi chưa phát ra ngoài da

Lấy 16g ngưu bàng tử, 12g hạnh nhân, 12g cát căn, 12g liên kiều, 8g kinh giới tuệ, 8g tiền hồ, 8g cát cánh và 4g bạc hà đem sắc uống trong ngày.

Hoặc lấy 8g ngưu bàng tử, 6g kinh giới tuệ, 6g cát cánh và 3g cam thảo đem sắc uống trong ngày.

Chữa viêm tuyến vú – Cây ngưu bàng có tác dụng gì?

Lấy 12g quả ngưu bàng, 20g bồ công anh, 20g sài đất tươi và 16g cam thảo đất, sắc uống trong ngày, ngày uống 2 – 3 lần.

Chữa ung thư cổ tử cung

Lấy 20g ngưu bàng căn, 20g chư thực tử, đem 2 dược liệu tán thành bột mịn, uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần uống 6 – 8g.

Chữa bệnh thận cấp tính

Lấy 6g ngưu bàng tử và 6g phù bình sao khô, đem cả 2 dược liệu tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 5g thuốc, uống với nước nóng, mỗi ngày uống 3 lần, kiên trì uống liên tục cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Lưu ý khi sử dụng ngưu bàng

  • Người bị tiêu chảy và tâm tỳ hư không nên dùng
  • Đối với người bị sinh lý yếu nên cẩn trọng khi sử dụng
  • Thành phần Arctiin  trong dược liệu ngưu bàng có thể gây ra một số tác dụng phụ như co giật, hơi thở yếu, khó khăn khi cử động, tê liệt,…
  • Trong quá trình sử dụng dược liệu cần được tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc có chuyên môn để tránh tương tác thuốc và một số rửi ro đáng có.
5 / 5 ( 1 bình chọn )

Từ khóa » Cây Ngưu Bàng Tử Có Công Dụng Gì