Ngưu Bàng - VUTM

Tên khoa học: Arctium lappa L.

Họ Cúc : Asteraceae

Mô tả: Cây thảo lớn, sống 2 năm, có thân thẳng, có khía và phân nhánh, cao l-2m. Lá hình trái xoan, mọc thành hình hoa thị ở gốc và mọc so le ở trên thân; phiến lá to, rộng tới 50cm, gốc hình tim, đầu tù hay nhọn, mép có răng hay lượn sóng, có nhiều lông trắng ở mặt dưới. Hoa đỏ hay tím nhạt họp thành cụm hoa đầu to 3-4 cm; các lá của tổng bao kéo dài thành mũi nhọn, có móc ở chóp. Quả bé, màu xám nâu điểm hồng, có nhiều móc quặp, phía trên có một mào lông ngắn màu vàng vàng.

Sinh thái: Mọc ở trên núi và thường được trồng ở độ cao 1000-2000m. Cây ra hoa tháng 6-7, có quả tháng 8-9 của năm thứ hai.

Phân bố: Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng. Còn có ở Âu Châu, Tây Á, Xibêri, Himalaya, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan.

Bộ phận dùng: Quả chín, thân, lá; quả chín thường có tên là Ngưu bàng tử.

Thu hái quả vào mùa thu khi quả chín; cành và lá thu hái vào mùa hè-thu, rửa sạch, phơi khô.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, đắng, tính hàn; có tác dụng sơ tán phong nhỉệt, tuyên phế thấu chẩn, tiêu thũng giải độc, tán kết.

Công dụng: Quả tươi dừng trị mụn nhọt đã có mủ, mày đay, quai bị, đan độc, phù thũng, đau sưng họng, viêm phổi, cảm cúm, tinh hồng nhiệt, thúc làm mủ và làm sởi đậu chóng mọc. Thân, lá được dùng trị nọc độc rắn cắn, mẩn ngứa.

Liều dùng: quả 6-12g; cành và lá 30-60g. Dùng ngoài với liều lượng thích hợp. Người đi ỉa chảy thể khí hư hoặc cụm nhọt đã gom miệng thì không dùng.

Bài thuốc:

1. Nhiệt độc lở ngứa:

Ngưu bàng tử 20g, Hoa tím Nhật 20g, Kim ngân hoa 6g, Cúc hoa vàng 9g. Sắc lấy nước uống.(TQDG)

2. Mẩn ngứa:

Lá và cành tươi Ngưu bàng 60g, nấu nước uống. Ngoài ra, dùng lá và cành tươi Ngưu bàng vừa đủ, nấu nước đặc rửa tại chỗ mỗi ngày 3 lần. (BPBTTD)

Lá và cành tươi Ngưu bàng, Cỏ nhọ nồi, Hy thiêm tươi, các vị đều bằng nhau. Nấu lấy nước đặc thêm một ít phèn chua trộn đều rửa tại chỗ, mỗi ngày 3 lần. (nt)

3. Mày đay:

Ngưu bàng tử, Phòng phong, Kinh giới, Liên kiều, Sơn tra, mỗi vị l0g, Xích thược 6g, Thăng ma 3g, Cam thảo 5g. Nấu uống mỗi ngày 1 thang, (nt).

4. Quai bị, đan độc:

Ngưu bàng tử, Kinh giới, Phòng phong, Thuyền thoái, mỗi vị 3g, Liên kiều l0g. Nấu uống ngày 1 thang, (nt)

5. Họng sưng đau, ho:

Ngưu bàng tử l0g, Đản lam căn (hay Mã lam căn), Kim ngân hoa đều 15g, Cát cánh 6g, Bạc hà (cho vào sau), Cam thảo đều 5g. Sắc lấy nước uống. (NTBTTD)

6. Bệnh Aids:

Ngưu bàng tử l0g, Liên kiều, Chua me đất hoa vàng đều 15g. Sắc uống. (NTBTTD)

Ghi chú: Ngưu bàng tử chứa nhiều chất thuộc nhiều nhóm hoá học:

Nhómlignan: arctiin, arctigenin, diarctigenin, các lappaol A, B, C, D, E, F, H, cácarctignan A-E, neoarctin A, neoarctin B.

- Nhómsterol: daucosterol.

- Nhómpolysaccharid: inulin.

- Nhóm dầu béo trong đó có acid arachidic.

- Nhóm các thành phần khác: acid clorogenic, matairesinol, germacranolid.

Còn có dầu bay hơi chứa 60 thành phần, chủ yếu là R-pulegone và S-pulegone.

Nghiên cứu dược lý đã chứng minh, Ngưu bàng tử có tác dụng ức chế virus HIV, hiệu quả ức chế sinh trường đối với virus HIV ngoài cơ thể người đạt 97-100%. Thuốc chưng cất từ Ngưu bàng tử có tác dụng ức chế đối với Staphyloccocus aureus Rosenbach và các loại nấm gây bệnh trên da.

Từ khóa » Cây Ngưu Bàng Tử Có Công Dụng Gì