Cây Phượng Vĩ – Cây Công Trình đẹp Nhuộm đỏ Cả Góc Trời

4.5/5 - (19 bình chọn)

Phượng vĩ đã có ở Việt Nam rất lâu, từ các xóm làng, đến các trường học, thôn xã cây phượng như người bạn thân thuộc với lứa tuổi học trò với người dân nơi đây. Cứ nghe đến cây phượng vĩ là mỗi người chúng ta đều nghe đâu đó mùa hè đã về.

Tên thường gọi, tên hoa học và nguồn gốc xuất xứ của cây phượng vĩ

  • Tên thường gọi: cây phượng vĩ
  • Tên gọi khác: cây phượng hồng
  • Tên khoa học: Delonix regia (Boj)
  • Họ: Đậu
  • Nguồn gốc: cây được biết đến có xuất xứ từ Madagascar

Ý nghĩa của cây phượng vĩ

Mục lục

  • 1 Ý nghĩa của cây phượng vĩ
  • 2 Đặc điểm của cây phượng vĩ
  • 3 Ứng dụng của cây phượng vĩ
    • 3.1 Cây phượng vĩ làm cây cảnh, cây trang trí sân vườn
    • 3.2 Cây phượng vĩ làm đồ gỗ mỹ nghệ
  • 4 Cách trồng và chăm sóc cây phượng vĩ
    • 4.1 Cách nhân giống phượng vĩ
    • 4.2 Cách trồng cây phượng vĩ
    • 4.3 Cách chăm sóc cây phượng vĩ xanh tốt, ra hoa đẹp

Cây phượng vĩ mang ý nghĩa về sự may mắn. Hoa phượng đỏ luôn gắn liền với mái trường, với những khuôn mặt ngây thơ hồn nhiên của tuổi học trò. Vì thế mà khi trồng và nhìn thấy hoa phượng nở mọi người thường hái, với ý nghĩa cầu chúc cho một năm học mới suôn sẻ, một kỳ thi đại thành công.

cay-phuong-vi-cay-cong-trinh-dep-nhuom-do-ca-goc-troi_1

Cây phượng vĩ gắn liền với tuổi học trò

Cái tên phượng vĩ còn được các nhà thi sĩ, thơ ca, nhạc sĩ sử dụng làm nguyên liệu cho các đề tài văn học, đưa ra rất nhiều bài thơ, bài văn gắn liền với hình ảnh cây phượng. Cũng đó có rất nhiều bản tình ca, bài hát hát về hoa phượng – một tuổi học trò đơn sơ.

Đặc điểm của cây phượng vĩ

Đặc điểm thực vật học của cây phượng vĩ

  • Thân: là loại thân gỗ trung bình, thân cây cứng, vỏ bên ngòa xù xì. Chiều cao của cây trưng bình khoảng từ 4 đến 6m, cây có nhiều nhánh , tán lá rất rộng, thường tạo thành vòm rộng.
  • Lá: Lá của cây phượng vĩ thuộc dạng lá kép lông chim 2 lần, số đôi lá phụ khoảng từ 16 đến 20. Các lá chét nhỏ, có màu xanh nhạt khi còn non, khi già có màu đậm hơn, hình lá chét dạng trụ khum tròn ở mép đầu, các mép xung quanh nguyên, bám vào các xương của lá. Cuống lá dài và cứng.
  • Hoa: Hoa phượng có màu đỏ rực, có 4 cánh hoa tương đối to. Ở mỗi hoa của cây phượng vĩ có một cánh hoa khác, cứng, cao hơn và có màu chấm bi trắng khác lạ só với các cánh còn lại. Ở giữa hoa là các chỉ nhị dài, cuống nhị dài và chứa các đài phấn ở trên đỉnh. Hoa thường nở vào cuối tháng 4 đầu tháng 5, thời gian hoa nở kéo dài.
  • Quả: quả phượng khá dài, dạng như quả núc nác, có chiều dài khoảng 35 đến 40cm (đối với quả to), vỏ bên ngoài cứng, bên trong có chứa các nang chứa các hạt. Mỗi quả của cây phượng vĩ trung bình có khoảng từ 4 đến 7 hạt.
cay-phuong-vi-cay-cong-trinh-dep-nhuom-do-ca-goc-troi_12

Hoa phượng vĩ màu đỏ rực thường nở vào mùa hè

Xem thêm:

  • Cây sưa đỏ – Cây cảnh ngoại thất mang giá trị kinh tế cao
  • Cây giáng hương – Loài cây quý cho dáng đẹp, hoa thơm khắp sân vườn

Đặc điểm sinh trưởng của cây phượng vĩ

  • Phương vĩ ưa sáng, thích hợp với nhiều điều kiện thời tiết và khí hậu khác nhau.
  • Có sức chịu hạn tốt.
  • Mức độ sinh trưởng và phát triển của cây phượng vĩ rất nhanh
  • Cây ít cần sự chăm sóc quá kỹ, ít sâu bệnh hại và tuổi thọ cả cây không cao.
  • Bộ rễ đâm sâu và lan rộng rất nhanh và khỏe.

Ứng dụng của cây phượng vĩ

Cây phượng vĩ làm cây cảnh, cây trang trí sân vườn

Phượng vĩ có tán lá rộng, dáng cây không quá cao, cho hoa sặc sỡ và bắt mắt. Vi thế mà cây được trồng ở nhiều nơi, từ khu vực sân vườn của các căn nhà, khu biệt thự, cho đến các khu vui chơi, công viên, hay trường học, bệnh viện, cơ quan làm việc và nhiều khuân viên khác. Cây phượng vĩ mang lại bóng mát, tạo bóng mát che chắn đi cái nắng nóng oi bức của mùa hè, làm đẹp điểm thêm cho căn nhà, và cho không gian sống.

cay-phuong-vi-cay-cong-trinh-dep-nhuom-do-ca-goc-troi_14

Phượng vĩ được trồng nhiều ở các trường học, trên các con đường

Hoa phượng đỏ khi nở tạo nên điểm nhấn cho vùng trời, làm thêm sự vui mắt và đẹp.

Cây phượng vĩ làm đồ gỗ mỹ nghệ

Ngoài ra tuy rất ít sử dụng đến nhưng gỗ của cây phượng còn được dùng chế tạo các đồ nội thất, làm đồ mỹ nghệ, mang lại kinh tế cao, cải thiện đời sống cho người dân.

Cách trồng và chăm sóc cây phượng vĩ

Cách nhân giống phượng vĩ

Nhân giống phượng vĩ chủ yếu bằng hạt.

  • Trước khi gieo hạt chúng ta thực hiện kích nảy mầm cho hạt, ngâm hạt của cây phượng vĩ vào nước ấm có nhiệt độ khoảng 45 đến 50 độ C. Ngâm trong nửa ngày và vớt hạt ra ủ vào trong bọc vải.
  • Trong khi từ ngày ủ đến khi hạt nảy mầm thì chúng ta nên rửa chua 1 lần bằng nước ấm 45 độ. Khi hạt bắt đầu có hiện tượng nứt bật mầm thì chúng ta đưa ra khay ươm. Khay ươm là các khay cát ẩm, khi đặt hạt xuống chúng ta nên phủ bên trên lớp rơm mỏng.
  • Để khay ươm mầm cây phượng vĩ ở nơi thoáng mát, đến khi mầm của hạt bật ra khỏi vỏ hạt, thì chúng ta tháo bỏ lớp rơm bên trên.
  • Khi cây còn non, không nên để ánh sáng mạnh chiếu vào, cung cấp đủ độ ẩm cho cây. Khi cây được 2 đến 3 tuần tuổi bắt đầu có sự sống sinh trưởng mạnh, chúng ta phá váng.
  • Bắt đầu đưa ra bầu trồng cây phượng vĩ.
cay-phuong-vi-cay-cong-trinh-dep-nhuom-do-ca-goc-troi_15

Phượng vĩ là cây bóng mát có tán rộng

Cách trồng cây phượng vĩ

Các yêu cầu trước khi trồng:

  • Chuẩn bị bầu: dùng túi bầu có độ dài rộng 16×21( bầu cây dành cho trồng sân vườn). Khi trồng cây phượng vĩ làm cây công trình thì bầu nên chọn to hơn.
  • Đất đóng bầu gồm hỗn đất đánh nát, trộn với phân hữu cơ, loại phân xanh hoặc phân hoai mục. với tỉ lệ 80:20.

Cách trồng:

  • Khi cây đã được khoảng 85 đến 90cm , chúng ta bắt đầu có thể đem ra trồng, chọn các cây không bị bệnh, cây thẳng khỏe.
  • Chuẩn bị hố trồng trước 1 tháng. Đào hố trồng trồng cây phượng vĩ với kích thước 60x60x60cm. Bổ sung phân bón xuống hố trước khi trồng: phân hoai mục(500-150g/1 hố) và NPK(30-30-30) 0,1kg/1 hố.
  • Đặt bầu cây xuống, tháo bỏ lớp nilong bên ngoài và giữ cây nén chặt đất để cây không bị nghiêng ngả. san bằng mặt đất bên trên và tưới nước.

Cách chăm sóc cây phượng vĩ xanh tốt, ra hoa đẹp

  • Các cây mới trồng luôn phải có sự chăm sóc để cây hồi xanh và thích ứng với môi trường nhanh. Vì thế mà tưới nước cung cấp dưỡng chất và độ ẩm cho cây quan trọng để cây phát triển thân lá.
  • Vì cây phượng vĩ thường được trồng tại các khu vực công cộng nên chúng ta nên có biên pháp che chắn bằng các cây chống xung quanh để cây mới trồng không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài làm bật gốc hay gẫy cành.
  • Bón phân: ở giai đoạn đầu của cây, các năm thứ 2, thứ 3 chúng ta nên bón phân định kỳ 2 lần một năm, có thể sử dụng phân hoai mục 1000g/1 gốc, phối kết hợp với phân bón NPK 0,1 đến 1,2kg/1 gốc.

Phượng vĩ là một trong những cây cảnh, cây bóng mát, cây công trình được nhiều người yêu thích. Cây phượng vĩ là một phần quen thuộc với người dân Việt, mang lại vẻ đẹp dân dã, đẹp bình dị, cành lá rộng đem đến bóng mát cho không gian và khuân viên. Cây xanh tươi tốt quanh năm cùng với màu sắc hoa tươi tắn, rực rỡ, cây đã một phần điểm thêm cho căn nhà, cho đường phố và khuân viên những mảng màu tươi mới của thiên nhiên.

Từ khóa » Bộ Rễ Của Cây Phượng Vĩ