Tại Sao Cây Phượng Gẫy đổ ? - Tạp Chí Kiến Trúc
Có thể bạn quan tâm
Mấy ngày gần đây, dư luận mạng có nhiều bài viết về vụ cây Phượng trong sân trường THCS Bạch Đằng quận 3 Tp Hồ Chí Minh sáng hôm 26/5 bị gẫy đổ, làm chết 1 học sinh và bị thương 17 em khác. Ai cũng xót thương cho bạn học sinh thiệt mạng bởi 1 nguyên nhân không ai ngờ, những bạn bị thương cũng mang theo nỗi kinh sợ suốt cuộc đời.
Cây bóng mát, cảnh quan nói chung, hay cây phượng vĩ trong sân trường nói riêng gãy đổ là do những nguyên nhân sau :
- Cây đã già cỗi, sâu bệnh làm hư hại nghiêm trọng bộ rễ, cây bị rỗng ruột, hoặc bị tổn thương cơ giới phần gốc rễ.
- Cây bị nghiêng, lệch tán do công trình che chắn ánh sáng khiến cây mọc lệch về 1 phía có ánh sáng, khi gặp mưa tán lá quá nặng nên gẫy đổ.
- Cây mọc trên nền đất yếu, mưa lâu ngày, đất bị nhão không giữ được cây đứng thẳng nên khi gặp gió thì gẫy đổ.
Phượng vĩ và một số cây trồng khác (như Xà cừ chẳng hạn ) vốn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Phi, được người Pháp đưa về trồng ở Việt Nam hồi cuối thế kỷ 19. Cây có thể trồng tại các nước nhiệt đới, là cây dễ trồng, chịu được đất khô hạn, có hoa đẹp rực rỡ thường nở vào tháng 4 đến tháng 6, nên được coi là cây báo hiệu Hè về của học trò. Đã có nhiều bài thơ, bài hát rất phổ biến gắn hoa Phượng với tuổi học trò, chưa kể Thành phố Hải phòng còn coi Hoa Phượng là biểu tượng và có cả lễ hội hoa Phượng vào tháng 5 hàng năm.
Đó là những thông tin mà ai cũng biết, hay nói cách khác, những thông tin này chưa đủ cho các nhà quản lý, nhất là những nhà quản lý đô thị, những người có trách nhiệm trong việc trồng, chăm sóc, quản lý, khai thác ,sử dụng ở đâu ,như thế nào… trong suốt vòng đời của nó. Mặc dù ở đâu đó trong những tài liệu, những quy định của nhà nước, đã được mô tả rõ ràng .
Trong phạm vi bài này, xin làm rõ vài điểm về chuyên môn kỹ thuật như sau:
Thứ nhất, ngoài những ưu điểm như đã nói ở trên, cây Phượng vĩ có một số nhược điểm nhất thiết phải biết , đó là “cây có tuổi thọ không cao, cây trồng đường phố chỉ 30 tuổi đã già cỗi, thân cây bị mục rỗng, sâu bệnh, nấm bắt đầu tấn công” (theo Wikipedia) . Điều này cho thấy phần nào sự thật mà thày Hiệu trưởng trường THCS Bạch đằng đã nhận trách nhiệm là đúng, rằng người quản lý đã không nắm được tình trạng già cỗi có thể dẫn đến nguy hiểm của cây Phượng vĩ đã được trồng trong sân trường từ năm 1996.
Thứ hai, việc một số trường học (và cả những nơi khác có trồng cây này) tiến hành cưa bỏ những cây phượng già cỗi ( đã trồng trên 20 – 30 năm ) hoặc có dấu hiệu sâu bệnh, mục gốc, có thể ảnh hưởng đến an toàn của Học sinh và người dân xung quanh, là biện pháp đúng đắn, cần thiết. Nhưng không nên vin vào thực tế có những cây hiện vẫn sống khỏe mạnh dù đã trồng 30-40 năm hoặc hơn, để phê phán việc làm của các nhà quản lý, bởi lẽ tuổi thọ của cây có thể dài hơn, nếu được trồng ở những nơi có điều kiện tự nhiên tốt hơn, như ở chỗ tầng đất dày, được chăm sóc tốt, cây có bộ rễ khỏe và không có nguồn sâu bệnh hay nấm bệnh đe dọa, sẽ sống lâu hơn trồng trong trường học, hè phố, bị bao quanh bởi sân gạch, bê tông.
Vì vậy, nên chăng để giữ được biểu tượng cho tuổi học trò mà lại không gây ra mất an toàn, nhà trường cần có quy hoạch trồng thay thế cây đã già cỗi (20-30 tuổi), sâu bệnh; thường xuyên kiểm tra, chăm sóc phòng trừ sâu, nấm để tăng tuổi thọ cho cây. Nhân đây cũng xin nêu vài lưu ý khi trồng cây trong trường học :
- Hố trồng phải được đào sâu 1 m trở lên và đường kính cũng cần ít nhất 1m, đổ đất màu để bộ rễ có đủ không gian dinh dưỡng, bộ rễ ăn sâu cây mới chống được gió bão. Trường hợp vướng công trình ngầm thì không nên trồng cây lớn mà chỉ trồng cây nhỏ, cây bụi.
- Không nên trồng những cây đã quá lớn. Bởi vì những cây có đường kính gốc trên 5 cm ( như nhiều nơi đang làm hiện nay ) thì khi đánh chuyển từ vườn ươm sẽ bị cắt bớt rễ chính, khi trồng lại cây không còn rễ chính vừa dễ đổ vừa hay bị sâu, mối đục vào chỗ rễ bị cắt gây ra mục gốc, rỗng thân . Vì vậy chỉ nên trồng cây còn nguyên bộ rễ và vì thế cây chỉ có đường kính gốc dưới 5 cm với bầu cây có đường kính nhỏ hơn 50 cm là phù hợp. Việc thời gian qua có nơi có chủ trương đánh chuyển cả những cây cổ thụ để làm đường, sau đó trồng lại, là việc làm chưa khoa học, bởi vì để đánh chuyển cây cổ thụ phải cắt bỏ gần như hoàn toàn những rễ cái, rễ chính đi, sau khi trồng lại, cây có thể phục hồi xanh tốt nhưng không thể tạo được bộ rễ cọc mà chỉ có rễ bàng, rễ cám, một số mặt cắt rễ có thể bị mục, nên khi có gió bão cây dễ dàng bị bật gốc, là điều dễ hiểu.
- Vị trí gốc cây chỉ cao bằng hoặc thấp hơn nền sân, quanh gốc cây không nên xây bờ bao, vừa để nước mưa từ sân (hoặc vỉa hè) chảy vào gốc mang theo dinh dưỡng, vừa đảm bảo công năng sân trường hay vỉa hè, không cản trở việc đi lại, điều này đã quy định tại Thông tư 20/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng, nhưng nhiều nơi vẫn chưa chú ý làm đúng. Vì thế người viết cũng không ủng hộ việc một số nơi dùng sắt thép làm cột chống và làm chỗ ngồi cho trẻ ngồi chơi xung quanh gốc, bời nếu cây đã già cỗi, rỗng ruột thì trước sau cũng phải trồng lại, mặt khác làm như vậy vừa hạn chế không gian chạy nhảy, vừa không yên tâm về mặt an toàn cho các cháu.
Cây xanh trong trường học nói chung và cây Phượng vĩ nới riêng, không chỉ có ý nghĩa bóng mát ngày hè mà còn những ý nghĩa khác, như giáo dục đa dạng sinh học, ý thức về môi trường… Vì thế, ngoài việc thường xuyên cho các cháu chăm sóc, nhà trường cũng cần định kỳ mời cơ quan chức năng quản lý cây xanh đến kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn, sâu, bệnh để cắt tỉa xử lý kịp thời, tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của học sinh và những sự cố đáng tiếc đã xảy ra vừa qua.
KS. Hoàng Lê Minh © Tạp chí kiến trúc
Từ khóa » Bộ Rễ Của Cây Phượng Vĩ
-
Để Có Cây Phượng Vĩ Vừa An Toàn Vừa đẹp Trong Sân Trường
-
Rễ Cây Phượng Có Cắm Sâu Không Và Là Rễ Cọc Hay Rễ Chùm?
-
Cây Hoa Phượng Vĩ Cùng đặc điểm ý Nghĩa Và Công Dụng
-
Phượng Vĩ – Wikipedia Tiếng Việt
-
TOP 31 Bài Tả Cây Phượng Hay Nhất - Tập Làm Văn Lớp 4
-
Tìm Hiểu Công Dụng Của Cây Phượng Vĩ Trong Cuộc Sống
-
Cây Phượng Vĩ
-
Cây Phượng Vĩ - Phương Trung Green
-
Lưu Thủy Hành Vân - Vòng đời Của Cây ---------------------- “Phượng Vĩ ...
-
Lỗi đâu Phải Tại Cây Phượng... Mà Chặt Vội - Báo Dân Trí
-
Cây Phượng Vĩ – Cây Công Trình đẹp Nhuộm đỏ Cả Góc Trời
-
Phương Pháp Trồng Và Chăm Sóc Cây Phượng Vĩ Công Trình
-
Vì Sao Cây Phượng Vĩ để Bị Bật Gốc?
-
Cách để Có Cây Phượng Vĩ đẹp Mà An Toàn Trong Sân Trường
-
Tả Cây Phượng Lớp 2 Hay – 4 đoạn Văn Ngắn Miêu Tả Cây Phượng Vĩ