Cây Quao điều Trị Xơ Gan Cổ Trướng, Vàng Da, Viêm Gan

Có một loại cây khá lạ lẫm với người miền Bắc nhưng lại rất quen thuộc với người dân miền Nam bộ đó là cây quao nước, không cỉ đơn thuần là một loại câu quao nước còn là một vị thuốc điều trị nhiều chứng bệnh nan y.

  • Tên gọi khác: Quao nước,
  • Tên khoa học: Dolichandrone spathacea (1)
  • Họ: Chùm ớt hay còn gọi là họ núc nác.

Mô tả cây quao

  • Thân: Là dạng cây thân gỗ, cây khá to lớn có thể cao tới 15 mét.
  • Lá: Gồm 7 lá kép hình lông chim, có 3 cặp lá mọc đối xứng nhau và 01 lá cuối ở giữa mọc đối đỉnh với ngọn cuống lá.
  • Hoa: mọc thành từng cụm nhiều bông hoa lớn tách riêng nhau, bông hoa màu trắng, dạng hình hoa chuông có ống kéo dài bông hoa, hoa rất thơm và đẹp (Xem ảnh để thấy rõ hơn)
  • Quả: Dài và hơi cong có thể dài tới 30cm, bên trong quả có chứa nhiều hạt dẹt và mỏng, có cánh.

Cây quao mọc ở đâu ?

Cây thường mọc ở hai bên các bờ kênh rạch, ở những nơi ngập nước, cũng chính vì lý do đó mà người dân gọi đây là cây quao nước để phân biệt với loài quao núi. Ở nước ta loài cây này mọc chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và miền Nam Bộ, nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long, nơi có hệ thống kênh rạch chằng chịt nhất cả nước.

Cây còn có ở các cánh rừng ngập mặn, nên chúng rất phổ biến bởi nước ta có diện tích rừng ngập mặn rất lớn.

Hoa quao nước
Hoa quao nước
Lá, quả quao nước
Lá, quả quao nước

Bộ phận dùng

Dân gian dùng vỏ thân cây, lá cây và rễ cây làm thuốc. Người dân thu hái loài cây này quanh năm, nhiều nhất là vào mùa mưa khi cây đang phát triển xanh tốt nhất. Cây được thu hái như các loại thảo dược thông thường, sau đó đem về phơi khô để dùng dần.

Thành phần hóa học

Hai cycloartanes mới được đặt tên là; dolichandrone A ( 1 ) và dolichandrone B ( 2 ) và hai iridoids mới, được đặt tên là [6- O – [( E ) -4-methoxycinnamoyl] -1β-hydroxy-dihydrocirthpolgenin ( 3 ) – O – [( E ) -4-methoxycinnamoyl] -1α-hydroxy-dihydrocirthpolgenin ( 4 ) và năm hợp chất đã biết được phân lập từ vỏ và lá cây (6).

Nghiên cứu về cây quao nước

  1. Thành phần kháng khuẩn của cây quao: Bằng các phương pháp thực nghiệm nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Chimie Moléculaire de Reims, Pháp đã xác định chiết xuất methanolic lá quao đã được chứng minh là có hoạt tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn Staphylococcus aureus kháng methicillin (5).
  2. Hoạt động gây độc tế bào ung thử ở người: Một nghiên cứu tại Viện Hóa học công nghệ Việt Nam bằng phương pháp phân tích sâu rộng dữ liệu phổ HRESIMS, 1D và 2D. Quá trình nghiên cứu đánh giá nhóm đã xác định hợp chất dolichandrone B (2) thể hiện độc tính tế bào tốt đối với dòng tế bào ung thư mô miệng KB với IC 50 = 18,77 μM (6).

Tính vị

Cây quao có vị hơi chua và chát, tính bình, không có độc. Tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm.

Tác dụng của cây quao nước

Theo kinh nghiệm dân gian Việt Nam, cây có công dụng điều trị một số chứng bệnh sau (2,3,4):

  • Sỏi mật
  • Sỏi gan
  • Tăng bài tiết dịch mật
  • Viêm gan mãn tính
  • Vàng da do bệnh gan
  • Xơ gan cổ trướng
  • Ho, viêm họng, viêm phế quản

Ngoài ra, tại các nước trên thế giới như Ấn Độ đã sử dụng loài cây này từ rất lâu đời như một vị thuốc sát trùng và kháng viêm nhiễm.

Một số bài thuốc từ cây quao nước

1. Bệnh sỏi mật, sỏi gan, nhuận gan

  • Chuẩn bị: Vỏ thân cây quao khô 25g, nghệ vàng 15g
  • Thực hiện: Hai vị thuốc rửa sạch, đun với 600ml nước, đun cạn lấy 400ml nước chia làm nhiều lần uống trong ngày. Kiên trì uống sẽ có hiệu quả tốt.

2. Bệnh viêm gan

  • Chuẩn bị: Lá quao khô 25g
  • Thực hiện: Đun lấy nước uống thay nước trong ngày, ngoài đun uống có thể dùng theo cách hãm lá quao nước nước sôi như hãm trà xanh (4).

3. Xơ gan cổ trướng

  • Chuẩn bị: Lá quao 15g, lá ô rô nước 15g, thân cây móp gai 15g tất cả đều phơi khô (Nếu là cây tươi liều dùng gấp đôi)
  • Thực hiện: Các vị thuốc đem rửa  sạch, sắc với khoảng 1,3 lít nước, đun cạn lấy khoảng 500ml nước chia làm nhiều lần uống trong ngày. Cần kiên trì sử dụng trong nhiều tháng sẽ có kết quả.
  • Đây là kinh nghiệm quý trong điều trị bệnh xơ gan cổ trướng của người dân miền Nam bộ (3).

4. Ho, viêm họng, viêm phế quản

  • Chuẩn bị: Lá quao 15g, cây bọ mắm 15g (tất cả dùng khô hoặc tươi đều được)
  • Thực hiện: Các vị thuốc đem rửa  sạch, đun với khoảng 4 bát nước, đun lấy khoảng 2 bát nước chia làm 2 lần uống trong ngày, kiên trì uống hàng ngày sẽ có hiệu quả tốt.

Lưu ý

Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú.

Giá bán

Là một loài cây mọc phổ biến ở miền Nam bộ, dọc theo các kênh rạch rất nhiều nên loài cây này khá thông dụng, dễ tìm, dễ kiếm, những bạn ở khu vực đồng bằng sông cửu long sẽ dễ dàng tìm được loại cây này.

Nếu vùng của bạn không có cây quao nước, hãy liên hệ với nhà thuốc qua số ĐT 0978784411 để được hỗ trợ, caythuoc.org sẽ cung cấp cây quao chất lượng với giá bán hợp lý nhất.

Nguồn tham khảo

  1. Quao nước, https://vi.wikipedia.org/wiki/Quao_n%C6%B0%E1%BB%9Bc, ngày truy cập 14 tháng 7 năm 2020.
  2. Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 541, 542, 543.
  3. Võ Văn Chi, Cây thuốc An Giang, Ủy ban Khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, trang 429, 430.
  4. Từ điển bách khoa dược học, Nhà xuất bản từ điển bách khoa năm 1999, trang 521, 522.
  5. Antimicrobial Constituents from Leaves of Dolichandrone spathacea and Their Relevance to Traditional Use, https://www.thieme-connect.com/products/ejournals/html/10.1055/s-0043-125339, ngày truy cập 14 tháng 7 năm 2020.
  6. New cycloartanes and new iridoids from Dolichandrone spathacea collected in the mangrove forest of Soc Trang province, Vietnam, https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/10286020.2017.1406927, ngày truy cập 14 tháng 7 năm 2020.

Từ khóa » Trong Cây Quao Nước