Cây Sậy: Thực Hư Loài Cây Hoang Dại Có Tác Dụng Trị Bệnh
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Giới thiệu về cây Sậy
- Thành phần hóa học và tác dụng
- Cách dùng và liều dùng
- Một số bài thuốc kinh nghiệm
- Kiêng kỵ
Cây Sậy là loài cây mọc hoang dại khắp nước ta. Ít ai ngờ rằng, đây cũng là vị thuốc dùng để điều trị bệnh hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
Giới thiệu về cây Sậy
- Sậy trúc: Arundo donax L.
- Sậy nam: Phragmites communis (L.).
- Họ khoa học: Thuộc họ Lúa (Poaceae).
- Lô căn là rễ cây Sậy.
Đặc điểm sinh trưởng và thu hái
Cây Sậy mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, nhiều nhất ở các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Ninh Bình. Đây là loại cỏ lớn, ưa ẩm và sáng, thường mọc thành bụi lớn bên bờ suối hoặc ven rừng ẩm. Có khả năng đẻ nhánh khỏe từ phần thân rễ nằm dưới mặt đất.
Sậy ra hoa quả nhiều hằng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Mùa hoa quả tháng 5 – 8.
Mô tả toàn cây
Sậy là cây sống lâu năm, thân thảo, rễ bò dài, rất khỏe, màu trắng vàng, đốt dài. Thân cao 2 – 4m, thẳng đứng, đường kính 1,5 – 2cm, lõi rỗng ở giữa.
Lá dài 30 – 40cm, rộng 1 – 3,5cm, phẳng, nhẵn, hình dải hay hình mũi mác, có mỏ nhọn kéo dài, mép lá có lông tơ ngắn. Ngoài ra, lá xếp xa nhau, ôm lấy thân ở phía gốc lá; lưỡi bẹ có dạng vòng lông ngắn. Vào mùa rét, lá Sậy thường khô ráo.
Cụm hoa mọc ở ngọn thân, dạng chùy, thường có màu tím hay màu nhạt, hơi cong rũ, dài 30 – 60cm. Cuống chung thường có lông mềm, dày đặc ở gốc, nhánh rất mảnh. Bông nhỏ mang 3 – 6 hoa, màu nâu nhạt, mày xòe ra khi chín, rất nhọn. Bao phấn hình dài, đầu thuôn, nhẵn. Hoa sinh sản có mày hoa dài, mảnh và có lông. Quả nhẵn, bao bọc bởi mày hoa.
Bộ phận làm thuốc – bào chế
Thân rễ và chồi non cây được sử dụng để làm vị thuốc.
Bào chế: Rửa sạch phần thân rễ nhiều lần với nước để loại bỏ lớp đất cát. Cắt bỏ những phần đốt có râu tua hoặc vỏ màu vàng đỏ. Tiếp theo, thái thành từng đoạn nhỏ rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô.
Sau khi chế biến, vị thuốc Lô căn có hình trụ tròn, dài ngắn không đều. Mặt ngoài thường có màu trắng vàng, không có rễ con, rễ tơ, bên trong rỗng màu hơi vàng. Đầu rễ hình nhọn giống búp măng tre, màu lục hoặc lục vàng. Có đốt dài, mỗi đốt dài khoảng 10 – 16cm, trên đốt có vết rễ và vết mầm sót lại. Lô căn dai, khó bẻ gãy, có vỏ ngoài thưa, dễ bóc, không mùi, có vị ngọt.
Bảo quản
Bảo quản những phần thân rễ đã qua khâu chế biến trong bọc kín, cất trữ nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nên đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.
>> Ngoài cây Sậy, cây Càng cua cũng là loại cây quen thuộc, có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả. Đọc thêm: Càng cua: Loại rau quen thuộc lợi hay hại?
Thành phần hóa học và tác dụng
Thành phần hóa học
- Lá: chứa cenlulose 21,45%; lignin 42%; tro 11%; vitamin C 0,2%. Ngoài ra còn có donaxarin, gramin, beat sitosterol, bufotenine.
- Thân rễ : N-dimethyl-tryptamin, acid vanillic, bufotenine, acid ferulic.
- Rễ: protein 6%; các loại đường 51%; asparagin 0,1%; arginin.
- Bộ phận trên mặt đất: phytosterol, acid béo, vitamin E, một chất có tính kháng khuẩn.
Tác dụng y học hiện đại
- Alocolid gramin trong cây Sậy với liều nhỏ gây tăng huyết áp trên chó, nhưng với liều cao gây hạ huyết áp. Tác dụng của gramin giống như tác dụng của ephedrine.
- In vitro, thuốc có tác dụng kháng khuẩn đối với liên cầu khuẩn dung huyết Beta (Trung Dược Học).
Tác dụng y học cổ truyền
Tính vị:
- Rễ cây Sậy có vị ngọt, tính lạnh.
Quy kinh:
- Tỳ, Phế, Thận (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Phế, Tâm (theo Đắc Phối Bản Thảo).
- Vị, Phế (theo Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
Tác dụng:
- Hoa: cầm máu giải độc.
- Thân rễ: thanh nhiệt, lợi niệu, sinh tân chỉ khát, nhuận phế.
- Chồi non: thanh nhiệt, tả hỏa.
- Lá: cầm nôn, cầm tiêu chảy, nôn ra máu…
- Rễ: thanh nhiệt, ra mồ hôi, tiêu khát, lợi tiểu…
Cách dùng và liều dùng
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Thảo dược Lô căn được sử dụng chủ yếu ở dạng thuốc sắc, sắc cùng với một lượng nước phù hợp đến khi thuốc cô đặc. Có thể dùng độc vị hoặc kết hợp cùng với một số vị thuốc khác (tùy vào từng bệnh lý).
Liều lượng: Lô căn khô 15 – 30g, nếu là tươi tăng gấp đôi. Mao căn (rễ Cỏ tranh) nhỏ, thiên về thanh nhiệt ở phần huyết. Lô căn (rễ Lau sậy) thô, to, thiên về thanh nhiệt ở phần khí.
Một số bài thuốc kinh nghiệm
Chữa cúm
Rễ cây Sậy 6g, lá Dâu 10g. Hạnh nhân, Cát cánh mỗi vị 8g. Liên kiều 6g, Cúc hoa, Bạc hà, Cam thảo mỗi vị 4g. Sắc uống.
Chữa rắn cắn
Chồi non cây Sậy, rau Dăng biển, dây Mơ lông, lá Mướp đắng, Rau má, mỗi vị 100g tươi, giã nhỏ, thêm nước gạn uống, bã đắp vào vết cắn.
Trị nôn mửa, viêm dạ dày
Lô căn tươi 30g, Trúc nhự 9g, Gạo tẻ 8g. Nấu đến khi gạo nhừ, lọc bỏ bã, thêm ít nước cốt Gừng vào uống (Lô Căn Ẩm Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chữa say nắng, say nóng và các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp
Mạch đông 120g, Lô căn 150g, rửa sạch, thái vụn, phơi hoặc sấy khô, trộn đều rồi đựng trong lọ kín. Mỗi lần lấy 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút là có thể dùng được, uống thay trà trong ngày. Có thể chế thêm một chút đường phèn cho dễ uống (Mạch môn lô căn ẩm).
Trị khí trệ, phiền muộn, nôn nghịch, ăn uống không xuống
Lô căn 150g, thái nhỏ. Nấu với 2 lít nước còn 1,5 lít, bỏ bã, uống ấm (Kim Quỹ Ngọc Hàm Phương).
Kiêng kỵ
- Người trúng hàn tà, cảm nắng mà không có sốt, nóng trong người hoặc tân dịch chưa tổn thương thì không được dùng.
- Dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong Lô căn hoặc một số dược liệu khác có trong bài thuốc.
- Theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách, các đối tượng bị tỳ vị hư hàn (đau bụng, lạnh bụng, tiêu lỏng, ăn không tiêu…) không được sử dụng các bài thuốc từ Lô căn.
Cây Sậy không chỉ là loài cây mọc hoang dại mà còn là vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.
Từ khóa » Cây Lau Sậy Nghĩa Là Gì
-
Sậy – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phragmites Australis – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Sậy (Lau Sậy) - Hình Ảnh, Đặc Điểm, Công Dụng Vị Thuốc
-
Từ Điển - Từ Lau Sậy Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
'lau Sậy' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Lau Sậy | BÁO QUẢNG NAM ONLINE - Tin Tức Mới Nhất
-
Cây Lau Sậy Tiếng Trung Là Gì? - Từ điển Số
-
Mùa Bông Sậy Trổ Hoa… - Báo Đồng Nai điện Tử
-
Cây Sậy Làm Thuốc - Đặc Điểm, Cách Trồng Và 5 Công Dụng ...
-
Câu Chuyện Về Lau Sậy Trước Nhà - Hoa Sài Gòn
-
Top 15 đầy Lau Sậy Là Gì
-
"sậy" Là Gì? Nghĩa Của Từ Sậy Trong Tiếng Việt. Từ điển Việt-Việt
-
Con Người Có Là... Cây Sậy? - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Cây Sậy: Dược Liệu Cổ Truyền Giúp Lợi Tiểu, Thanh Nhiệt