Cây Thần Thông Và Cây Canhkina Về Tác Dụng Chữa Bệnh Sốt Rét ...

Phân biệt Dây Ký Ninh - Cây Thần Thông và Cây Canhkina về tác dụng chữa bệnh sốt rét hiệu quả

Dây ký ninh là vị thuốc dùng để trị sốt rét, trị sốt. Tên khác: Thuốc sốt rét, dây thần thông, bão cự hành, khua kao ho (Lào), bandaul pech (Campuchia), liane quinine (Pháp). Tên khoa học: Tinospora crispa (L.) Miers., (Menispermum crispum L.) Thuộc họ: Tiết dê (Menispermaceae). Người ta dùng thân cây của cây thần thông, tươi hoặc khô.

Đây không phải là cây canhkina

. Chú ý có chất quinin mặc dù mang tên dây ký ninh, đừng nhầm lẫn.

A.Mô tả cây

Dây ký ninh là một loại dây leo, thân rất xù xì, màu nâu nhạt, dài tới 6-7m hay hơn, mọc rất khoẻ. Lá mọc so le, hình tim, mép nguyên, trông hơi dày, dài 8-12cm, rộng 56cm, cuống gầy ngắn như phiến lá. Hoa tập hợp thành 1-2 chùm ở kẽ lá. Quả chín có màu đỏ, dài chừng 12mm, có một hạt dẹt .

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Dây ký ninh mọc hoang tại nhiều tỉnh miền Bắc nước ta như Hà Tây, Hoà Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Nó còn mọc ở Lào, Campuchia, Philippin. Việc trồng dây ký ninh rất dễ dàng, chỉ cần cắt thân thành từng mẩu dài chừng 1015cm, trồng nghiêng xuống đất. Mùa nực phát triển rất mạnh. Theo M. Brancourt, trong 24 giờ, thân cây ký ninh có thể dài tới 20-25cm. Mùa rét cây ngừng phát triển. Thu hoạch quanh năm, hái về cắt thành từng đoạn ngắn chừng 0,5-1 cm, phơi hoặc sấy khô. Khi tươi, có chất nhựa nhầy, vị rất đắng.

C. Thành phần hoá học

Trong thân L. Beau Quesne đã lấy ra được một ít ancaloit. Một số tác giả cho chất ancaloit đó là chất berberin. Nhưng theo L. Beau Quesne thì đó là chất panmatin. Tỷ lệ ancaloit đó chừng 0,10% so với thân khô. Ngoài ancaloit ra L. Beau Quesne còn lấy ra được một chất đắng với một tỷ lệ 0,60-0,80% tính trên thân cây khô. Chất đắng này đã được xác định là một glucozit không có tinh thể, khó thuỷ phân bằng axit, phần đường có thể là một metyl pentoza, phần không đường cho phản ứng Liebermann. Trong rễ, nhiều tác giả đã chiết ra được chất ancaloit berberin, chất đắng columbin (chừng 2,2%) và chất picroretin.

D. Công dụng và liều dùng

Tuy gọi là dây ký ninh, nhưng như trong phần hoá học đã giới thiệu không có chất quinin. Mặc dù, trong nhân dân nước ta cũng như một số nước khác, người ta vẫn dùng dây ký ninh để trị sốt rét, trị sốt và làm thuốc bổ giúp sự tiêu hoá như cây canhkina. Dùng dưới hình thức cao, bột, viên. Liều dùng chữa sốt rét: Ngày uống 0,50-l,50g cao dưới hình thức thuốc viên. Bột thân cây chế thành rượu thuốc hay thuốc ngâm: Bột thuốc ngày uống 2-3g, rượu thuốc ngày 4-8g. Người ta còn cho súc vật như trâu bò, ngựa ăn bột dây ký ninh trộn với thóc hay ngô, súc vật sẽ ăn khoẻ, lông mượt, cơ thể béo tốt Ngoài công dụng dùng trong, dây ký ninh còn dùng đắp hoặc sắc lấy nước rửa các vết lở loét rất có hiệu quả. Chú thích: Ở nước ta còn một loài cây gần giống dây ký ninh, gọi là dây thần thông. Được xác định tên khoa học là Tinospora cordifolia Miers. Thân ít xù xì hơn, lá tròn hình tim hơn, quả dài hơn (2cm). Cùng một công dụng như dây ký ninh.

Còn cây Canh ki na (danh pháp khoa học: Cinchona) là một chi của khoảng 25 loài trong họ Thiến thảo (Rubiaceae), có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Chúng là các loại cây bụi lớn hay cây thân gỗ nhỏ cao từ 5–15 mét với lá xanh quanh năm.

Các lá của chúng mọc đối, hình tròn hay hình mũi giáo, dài từ 10–40 cm. Hoa của chúng màu trắng, hồng hay đỏ, tạo thành các chùy hoa. Quả là loại quả nang nhỏ chứa nhiều hạt.

Các loài cây trong chi này là nguồn của nhiều loại ancaloit khác nhau, trong đó quan trọng nhất là quinin (ký ninh), một chất dùng làm thuốc hạ sốt đặc biệt hữu ích trong phòng chống bệnh sốt rét. Phần quan trọng về mặt y học của loại cây này là vỏ cây, được người ta róc ra từ thân cây, sấy khô và tán thành bột. Như là một loại cây thuốc.

Từ khóa » Cây Ký Ninh Là Cây Gì