Dây Cóc (dây Ký Ninh) - Công Dụng, Cách Dùng Chữa Bệnh Thần Kỳ
Có thể bạn quan tâm
Dây cóc, Dây cóc kèn, Dây ký ninh là một loại của họ Fabaceae (Đậu), có các ứng dụng đa dạng trong lĩnh vực y học và hỗ trợ sức khỏe. Nó được biết đến là thảo dược chứa flavonoid và nhiều hợp chất hóa học khác khả năng chống viêm, chữa trị sốt rét và giảm đau xương khớp, kháng oxi hóa, thúc đẩy sự hoạt động của hệ miễn dịch, hỗ trợ trong việc điều trị ho, kiểm soát chảy máu, giải quyết vấn đề tiêu chảy và kiết lỵ,… Hãy cùng khám phá chi tiết hơn về các tác dụng và cách sử dụng dây cóc kèn một cách hiệu quả thông qua bài viết sau đây.
Xem thêm: Tác dụng phụ của thuốc ký ninh?
- Cây dây cóc là gì?
- Cây dây cóc (kí ninh) có tác dụng trị bệnh gì?
- Cách sử dụng dây cóc điều trị bệnh
- Dây cóc ngâm rượu có những tác dụng gì?
- Các bài thuốc hay từ dây cóc (dây ký ninh)
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng dây cóc chữa bệnh
- Mua dây cóc (ký ninh) ở đâu uy tín? Giá bao nhiêu 1kg?
Cây dây cóc là gì?
Dây cóc là một loại dây thân leo, thường mọc dại trong rừng, rất quen thuộc với những con người miền núi Tây Bắc. Chúng thường được ứng dụng để hỗ trợ điều trị trong một số bài thuốc như: Sốt rét, đau xương khớp, tiểu đường,… Ngoài ra còn có công dụng hỗ trợ phòng chống nhiều bệnh khác.
Đặc điểm mô tả
Dây cóc hay còn được nhiều người biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Dây ký ninh, dây cóc kèn, cây da cóc, cây sốt rét,… Loài cây này có tên tiếng anh là: Tinospora crispa Miers, thuộc họ Menispermaceae.
Khi nghe đến “dây cóc“, chắc hẳn bạn có thể hình dung một phần về hình dạng của nó. Đây là loài thực vật có hoa, thuộc loại cây dây leo, sống rất khỏe, chiều dài của cây thường khoảng 6 – 7m. Khi còn nhỏ thân sẽ nhẵn, về già thân cây chuyển sang màu nâu hơi nhạt, xù xì trông như da cóc. Đây cũng chính là nguyên nhân người ta đặt tên là dây cóc.
Lá cây cóc kèn có hình dạng tim hoặc hình thuôn, thường mọc so le nhau, phần mép nguyên, có chiều dài khoảng 9 – 12cm, chiều rộng khoảng 6 – 7 cm và cuống lá ngắn. Hoa của cây mọc tập trung thành 1 hoặc 2 chùm tại nách lá.
Quả có dạng hình trứng, khi chín quả sẽ có màu đỏ vàng, chiều dài khoảng 1,5cm, cơm dày, chứa 1 hạt dẹt màu đen. Cây thuốc thường phát triển tốt vào các mùa nắng nóng, còn những mùa rét lạnh thì sẽ ngừng không phát triển nữa.
Nơi phân bố
Cây dây cóc được bắt nguồn từ Đông Dương, Ấn Độ. Ở nước ta, cây ký ninh thường mọc hoang ở rất nhiều nơi thuộc các tỉnh miền Bắc, nơi có nhiều vùng núi cao như: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Hòa Bình, Hà Tây,… Chúng còn hay được tìm thấy ở ven các bờ suối, ven đồi hay những nơi có nhiều bụi cây rậm rạp.
Nếu muốn tự trồng hay nhân giống loài cây này thì cũng rất đơn giản: Ta chỉ cần cắt thân cây thành từng đoạn nhỏ có chiều dài vào khoảng 10cm hoặc 15cm rồi ghim xuống đất (đặt thân cây hơi nghiêng). Sau đó, chỉ cần tưới nước thường xuyên, đầy đủ cho cây thì chỉ trong khoảng 2 tuần cây sẽ bén rễ và phát triển thành cây giống.
Bộ phận dùng, thu hái và bào chế
Bộ phận được sử dụng để điều chế thuốc của loài cây này chính là phần thân của cây (dây leo). Để có thể điều chế cây ký ninh để hỗ trợ trị bệnh, người ta thường dùng phần dây đã già có nhiều gai được thu hoạch quanh năm.
Sau khi thu hoạch, mang đi rửa sạch rồi phơi cho ráo, cắt cây thành các đoạn ngắn vừa phải hoặc cắt mỏng rồi để dùng dần. Ngoài ra, ta cũng có thể tán chúng thành bột, làm thành dạng viên để có thể giúp dễ uống hơn.
Dây cóc có vị rất đắng, tính mát, thường được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường, đau mỏi gân cốt, bệnh cảm hoặc sốt.
Thành phần hóa học
Loài cây này còn được biết đến với tên gọi khác là dây cóc đắng vì vị của nó rất đắng. Trong cây có chứa lượng nhỏ chất của alcaloid là palmatin có hàm lượng là 0,1% trọng lượng khô.
Ngoài ra, nó còn chứa các chất đắng với tỷ lệ là 0,6 – 0,8% trọng lượng khô. Chất đắng này được gọi là chất heterosid, không hút ẩm và không kết tinh, rất khó thủy phân do các axit. Các chất này còn được gọi là protein hoặc picroretin osid.
Cây dây cóc (kí ninh) có tác dụng trị bệnh gì?
Dây kí ninh, dây cóc kèn được biết đến là một loại dược liệu quý giá dùng để chữa trị rất nhiều loại bệnh khác nhau. Trong y học cổ truyền và y học hiện đại đều công nhận được các dược chất có trong cây có thể được ứng dụng để điều chế thuốc.
Theo y học cổ truyền:
Tác dụng: Có tính bổ đắng, làm dịu nhiệt, giúp kiểm soát chu kỳ sốt, kích thích tiết mồ hôi, giúp loại bỏ đờm, kháng viêm, tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa và thúc đẩy quá trình tiểu tiện.
Chỉ định: Sử dụng để giải quyết các vấn đề như rối loạn kinh nguyệt, kháng khuẩn, điều trị sốt rét, giảm triệu chứng đầy bụng, hạ nhiệt độ cơ thể, giảm đau và sưng ở các khớp xương. Ngoài ra, loại dược liệu này cũng có thể được sử dụng bên ngoài để rửa vết thương loét.
Theo y học hiện đại
Dịch nước được ép từ cây dây cóc tươi có công dụng kích thích hệ tiêu hóa, hỗ trợ ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến dạ dày.
Vị thuốc giúp hỗ trợ gia tăng các tiểu cầu, giúp hạ sốt nhanh nhất là trong các trường hợp đang bị sốt rét.
Cây thuốc này rất có lợi cho những người đang bị tiểu đường nhờ một số thành phần trong cây có khả năng giúp kiểm soát đường huyết.
Bên trong loại dược liệu này còn có các chất chống oxy hóa có khả năng giúp loại bỏ các độc tố, ngăn lại các cá thể gốc tự do tấn công các tế bào. Bên cạnh đó nó còn giúp ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây ra vấn đề nhiễm trùng của đường tiết niệu.
Cây dây cóc chữa bệnh đái tháo đường
Bên trong dược liệu có chất dịch ethanol và chloroform với khả năng giúp hạ glucose, từ đó có thể làm giảm đi lượng đường có trong máu. Ngoài ra, với một số các chất khác có trong cây còn hỗ trợ kích thích giải phóng các insulin trong tuyến tụy, rất có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Dây ký ninh điều trị sốt rét
Sử dụng rễ và thân của dây cóc khô cùng với 5g củ ấu và 5g gừng khô. Sau đó, để tất cả những nguyên liệu đã chuẩn bị trên vào ấm sắc cùng khoảng 550ml nước cho đến khi thuốc cạn còn khoảng một nửa thì tắt bếp. Dùng khoảng 2 lần mỗi ngày: buổi sáng và buổi tối. Chỉ cần dùng khoảng 2 – 3 ngày, sẽ có hiệu quả một cách rõ rệt.
Kháng khuẩn, ngăn ngừa bệnh về đường hô hấp
Loại dược liệu này có chứa rất nhiều các chất có khả năng ngăn ngừa nhiều loại vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Chất ethanol và methanol có trong cây là 2 chất dịch được tiết ra từ cây có công dụng gây ức chế sự phát triển của các vi khuẩn trong đường ruột, hệ hô hấp, bệnh sốt rét và bệnh lao phổi.
Xem thêm: Nhân trần – Công dụng và bài thuốc trị viêm gan hiệu quả.
Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Chất Polysaccharide có trong cây này có khả năng gây ức chế các quá trình phát triển và hạn chế sự di căn của các tế bào ung thư trong cơ thể.
Dây cóc trị bệnh viêm loét dạ dày
Sử dụng khoảng 20g dược liệu khô, đun sôi cùng với khoảng 1,5 lít nước trong nửa tiếng. Sau đó thì tắt bếp. Đổ thuốc ra ngoài để cho nguội, có thể uống thay nước uống hàng ngày trong khi bụng đói.
Kiên trì sử dụng vị thuốc này trong vòng khoảng 1 tháng có thể thấy được những hiệu quả rõ rệt. Khi đang sử dụng thuốc chúng ta nên hạn chế ăn những đồ cay và nóng.
Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp
Bài thuốc dân gian thường kết hợp nó với các vị thuốc khác để hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp. Đây là công dụng ít người biết nhưng đem lại hiệu quả rất tốt. Nó thường chung với cây thần thông, dây đau xương (khoan cân đằng), cây mắc cỡ (cây trinh nữ), lá lốt,… trong bài thuốc cải thiện sức khỏe xương khớp.
Cách sử dụng dây cóc điều trị bệnh
Trong dân gian, dây kí ninh không chỉ được dùng để sắc thuốc, nó còn dùng để nấu cao hoặc ngâm rượu uống. Dược liệu này có rất nhiều cách để sử dụng. Sau đây là một số cách sử dụng dây cóc để điều trị bệnh.
Dây cóc ngâm rượu
Đây là cách sử dụng được rất nhiều người dùng vì tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả chữa bệnh và khả năng hỗ trợ tăng cường sức khỏe mà nó mang lại cực kỳ hiệu quả.
Cách ngâm rượu dây cóc:
Bước 1: Sử dụng cây tươi hoặc tươi đều được, theo tỷ lệ 1kg dược liệu – 3 lít rượu. Mang đi rửa sạch, để ráo, cho vào bình thủy tinh.
Bước 2: Châm rượu trắng vào đến lúc ngập phần thảo dược là được, ngâm ít nhất 3 tháng để dược chất từ cây được tiết ra và ngấm từ từ vào rượu.
Bước 3: Mỗi ngày, ta nên uống 1- 2 ly rượu nhỏ để cải thiện sức khỏe.
Dây cóc ngâm rượu có những tác dụng gì?
Sau khi đã nắm vững những kiến thức cơ bản về loại thảo dược này, chắc chắn bạn đang mong muốn biết về những lợi ích mà dây cóc ngâm rượu có thể mang lại.
Để không làm bạn phải chờ đợi quá lâu, dưới đây là một tóm tắt các tác dụng để trả lời câu hỏi “Dây cóc ngâm rượu có tác dụng gì?” mà nhiều người quan tâm:
- Hỗ trợ trong điều trị bệnh đái tháo đường.
- Tăng cường hệ miễn dịch.
- Ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp và có tính kháng khuẩn.
- Hỗ trợ trong việc phòng ngừa ung thư.
- Có tác dụng trong việc điều trị viêm loét dạ dày.
- Giúp trong việc điều trị sỏi thận và sốt rét.
- Có tác dụng giảm triệu chứng đau đầu.
Dùng nấu cao
Ngoài ra, ta có thể dùng dây cóc nấu thành dạng cao để hỗ trợ điều trị bệnh sốt rét, giúp bồi bổ và hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa. Cao được nấu đặc rồi dùng với liều lượng khoảng 1 – 1,5g/ngày, chia ra làm hai lần uống, hòa cùng với nước ấm, dùng hàng ngày.
Các bài thuốc hay từ dây cóc (dây ký ninh)
Bài thuốc chữa sốt rét
Chuẩn bị:
- 13g dây cóc rừng.
- 13g sài hồ.
- 13g địa long (sao gừng).
- 17g thường sơn (sao rượu).
- 13g muồng trâu.
- 9g binh lang (hạt cau).
- 9g thảo quả.
- 9g rễ bá bệnh (rễ mật nhân).
- 9g bán hạ chế.
- 9g trần bì.
Cách dùng: Mang tất cả các dược liệu đã chuẩn bị trên cho hết vào ấm sắc, đổ thêm 700ml nước. Đun sôi trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 250ml nước thuốc thì ngưng. Sử dụng mỗi ngày 1 thang.
Trị đau nhức xương khớp, mất ngủ
Chuẩn bị:
- 20g cây ký ninh
- 20g dây thần thông
- 20g Mắc cỡ.
- 20g cây cỏ xước.
Cách dùng:
Dược liệu sau khi thu hái thì đem rửa sạch rồi để cho ráo, sau đó cho vào ấm sắc chung 1 lít nước bằng lửa nhỏ đến khi còn khoảng 350ml nước thuốc.
Chia làm 3 lần sử dụng trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang. Kiên trì dùng liên tục trong 1 tháng có thể cảm nhận rõ rệt hiệu quả mà thuốc mang lại.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng dây cóc chữa bệnh
- Cần phân biệt dây cóc (kí ninh) và thần thông:
Trong dân gian, có một loại khác rất giống dây cóc, đó là dây thần thông, tên khoa học là Tinospora cordifolia Miers. Hình dáng bên ngoài gần giống với dây cóc, chỉ có điểm khác là thân của nó ít xù xì, những nốt sần nhỏ và mọc ít hơn. Theo dân gian, cả 2 đều có công dụng tương tự như nhau.
- Lưu ý khi sử dụng:
Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong dân gian, chúng ta cũng nên tham khảo ý kiến và trao đổi với thầy thuốc, bác sĩ hay người có kinh nghiệm lâu năm để được tư vấn, hướng dẫn kỹ càng hơn để việc điều trị có hiệu quả.
Vì cây cóc kèn có vị đắng, bạn nên chuẩn bị sẵn bánh hoặc kẹo ngọt, sau khi uống thuốc lấy ăn để dịu bớt vị đắng. Riêng người bệnh tiểu đường nên thêm cỏ ngọt để giảm vị đắng.
Mua dây cóc (ký ninh) ở đâu uy tín? Giá bao nhiêu 1kg?
Hiện nay, không khó để mua được dây cóc, tuy nhiên, thị trường mua bán thật giả lẫn lộn, khó phân biệt được. Nếu không biết nhìn hàng bạn rất dễ mua phải loại kém chất lượng. Vậy tốt nhất, bạn nên chọn một địa chỉ mua uy tín, đáng tin cậy, chẳng hạn như Omega3.vn.
Chúng tôi Omega3.vn tự tin là địa chỉ bán dây cóc rừng nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, giá cả ổn định, hợp lý, giúp bạn an tâm sử dụng.
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng
- Website: https://omega3.vn/.
- Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, TP HCM.
- Liên hệ đặt hàng: 0927002002
- Giá bán dây cóc khô: 100.000 đồng/kg.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết: “Dây cóc (dây ký ninh) – Công dụng, cách dùng chữa bệnh thần kỳ“, mong rằng bài viết này đã cung cấp những thông tin thật sự hữu ích dành cho bạn.
Nếu độc giả còn thắc mắc về công dụng, cách sử dụng dây cóc, đừng ngại viết bình luận bên dưới để chúng tôi hỗ trợ cho bạn.
Thông tin mua hàng
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng
Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP. HCM SĐT đặt hàng: 0902743250 Giá bán: 100.000 VNĐ/KGTừ khóa » Cây Ký Ninh Là Cây Gì
-
Cây Ký Ninh: Công Dụng, Liều Dùng & Cách Sử Dụng
-
Dây Ký Ninh | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Vị Thuốc Ký Ninh | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Dây Ký Ninh: Cây Thuốc Có Nhiều Tiềm Năng
-
Cây Da Cóc Hay Ký Ninh: Trị Sốt Rét, Hỗ Trợ điều Trị Covid-19? - YouTube
-
Dây Ký Ninh (dây Cóc) Và Bài Thuốc Dân Gian điều Trị Bệnh Sốt Rét
-
Cây Thần Thông Và Cây Canhkina Về Tác Dụng Chữa Bệnh Sốt Rét ...
-
Dây Cóc (dây Ký Ninh) Và Công Dụng Chữa Bệnh Thần Kỳ Của Cây Dây ...
-
Dây Ký Ninh - NTO
-
Dây Ký Ninh
-
Hỗ Trợ Tiêu Hoá, ăn Ngon Miệng Hơn Với Cây Dây Ký Ninh
-
Công Dụng, Cách Dùng Dây Ký Ninh - Tra Cứu Dược Liệu
-
Dây Cóc (dây Ký Ninh) – Công Dụng, Cách Dùng Chữa Bệnh Thần Kỳ
-
Cẩn Trọng Khi Dùng Dây Cóc điều Trị COVID-19 - Báo Phụ Nữ