Cây Trâm Bầu Hỗ Trợ điều Trị Giun Sán Hiệu Quả

Cây Trâm Bầu rất quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam với các tên gọi thông dụng khác như: Cây Chưng Bầu, Săng Kê, Tim Bầu, Song Re. Loại cây này thường được người dân dùng làm trà để lợi tiểu và nhuận gan. Tuy nhiên, ít ai biết được Trâm Bầu còn có nhiều công dụng trị bệnh hiệu quả khác. 

Vậy nên qua bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về Cây Trâm Bầu là cây gì? Và những lợi ích mà loại cây này mang đến cho sức khỏe con người. 

Mô tả cây Trâm Bầu

Cây Trâm Bầu có tên gọi khoa học là Combretum quadrangulare Kurz. Là một cây thuộc họ Bàng – Combretaceae. Hình dáng nhận diện cụ thể của Trâm Bầu như sau:

Cây Trâm Bầu
Hình ảnh cây Trâm Bầu
  • Cây Chưng Bầu là một dạng cây bụi hoặc gỗ nhỏ, thân cao từ 2 m – 10 m, những cây lớn có thể cao đến 12 m. Thân cây có nhiều cành ngắn, khi rụng hết lá nhìn giống gai. 
  • Cành cây non có hình 4 cạnh và mép cạnh có rìa mỏng. 
  • Lá cây hình trứng dài, chóp tù hay hơi nhọn, có gốc thuôn và mọc đối nhau. Trên 2 mặt lạ đều có lông, và có lông nhiều ở mặt dưới. Chiều dài của lá từ 1 cm – 7.5 cm, chiều rộng khoảng từ 1.5 cm – 4 cm.
  • Hoa Trâm Bầu gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt, mọc ở nách là và đầu cành. 
  • Quả Trâm Bầu có 4 cánh mỏng, quả lớn có chứa nhiều hạt.
  • Hạt Trâm Bầu có hình thoi và có rìa.

Bộ phận dùng làm thuốc trên cây Trâm Bầu

Lá, hạt, vỏ và rễ cây Trâm Bầu chính là những thành phần được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.

Nơi sống của Cây Trâm Bầu

Cây Trâm Bầu xuất xứ nguồn gốc từ các nước Đông Dương là Việt Nam, Lào và Campuchia. Chúng thường mọc hoang ở các vùng nước ngọt, nước mặn và các vùng đất phèn. Một số nơi trồng Trâm Bầu để lấy củi vì rất dễ trồng và không kén đất, không chết do ngập nước.

Thu hái vào bảo quản Trâm Bầu

Trái cây Trâm Bầu thường được thu hoạch vào mùa đông (tháng 1-2). Người ta đem về phơi khô, bỏ vỏ và lấy hạt. 

Rễ và lá trâm bầu có thể thu hái quanh năm. Có thể sử dụng Trâm Bầu tươi hoặc phơi khô để dùng dần.

Bảo quản Trâm Bầu đã phơi khô ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh ánh nắng trực tiếp.

Cây Trâm Bầu
Rễ và lá trâm bầu có thể thu hái quanh năm.

Thành phần của cây Trâm Bầu

Hạt Trâm Bầu chứa các thành phần như:Acid oxalic tự do, oxalate calcium, tannin, dầu béo 12% và acid béo (gồm: acid linoleic – 2.31% và acid palmitic – 5.91%). 

Dầu Trâm Bầu có màu nâu đỏ.

Công dụng dược lý của cây Trâm Bầu

Cây Trâm Bầu được xem là một loại dược phẩm an toàn và không có tác dụng phụ với người dùng. Vậy cây Trâm Bầu trị bệnh gì? Dưới đây sẽ là những công dụng trị bệnh của Trâm Bầu

Công dụng cây Trâm Bầu theo Đông Y là:

  • Chữa giun sán, giun kim, giun đũa
  • Chữa bệnh sốt rét rừng
  • Chữa bệnh phong thấp
  • Trị đau bụng và tiêu chảy.
  • Trị đau cơ
  • Giúp cầm máu vết thương

Tác dụng của Trâm Bầu theo dược lý hiện đại là:

  • Tác dụng lợi mật khi sử dụng nước sắc từ lá Trâm Bầu. 
  • Giúp kích thích tiêu hóa, cải thiện vị giác và gia tăng cảm giác thèm ăn.
  • Trâm Bầu có tác dụng lợi tiểu
  • Giúp kháng khuẩn gram âm nguyên nhân gây nhiễm trùng âm đạo. Và kháng một số vi sinh vật kháng thuốc khác.
  • Ức chế tế bào ung thư và ức chế các gốc tự do trong cơ thể. Ngoài ra hạt nano chiết xuất từ Trâm Bầu còn có thể ngăn chặn các tế bào ung thư phổi di căn.
  • Hỗ trợ điều trị người bệnh nhiễm HIV, dược liệu ức chế các enzyme quan trọng trong việc nhân đôi của virus HIV-1.

Ngoài ra, hạt Trâm Bầu còn được sử dụng để tổng hợp các chất tẩy rửa, xà phòng. Còn có thể dùng dầu chiết xuất từ hạt Trâm Bầu đã được tinh luyện kỹ và loại bỏ độc tố, để nấu ăn.

Cây Trâm Bầu
hạt Trâm Bầu còn được sử dụng để tổng hợp các chất tẩy rửa, xà phòng

Một số bài thuốc chữa bệnh từ Cây Trâm Bầu

Qua thời gian dài đã chứng minh sử dụng cây Trâm Bầu hay các chế phẩm từ dược liệu này cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay không làm thay đổi về sinh lú tế bào, các chỉ số huyết học, trọng lượng, sinh hóa, không gây thoái hóa hay hoại tử. 

Vậy nên Trâm Bầu đã được ứng dụng rộng rãi trong việc điều trị một số bệnh, với các bài thuốc cụ thể dưới đây.

Bài thuốc trị giun đũa và giun kim từ Trâm Bầu

Cách 1- Bài thuốc trị giun từ hạt Trâm Bầu và quả chuối chín: Lấy hạt Trâm Bầu nướng lên hoặc rang lên cho vàng rồi ăn cùng với quả chuối chín. Liều dùng trong 3 ngày liên tục, cụ thể theo từng độ tuổi như sau: 

  • Người lớn dùng mỗi ngày từ 10 hạt – 15 hạt (khoảng từ 14g – 20g)
  • Trẻ em tùy theo tuổi có thể dùng từ 5 hạt đến 10 hạt (khoảng 7g – 14g) mỗi ngày.

Cách 2 – Bài thuốc từ Trâm Bầu và lá Mơ Tam Thể: Cắt nhỏ 2 dược phẩm này ra và đem trộn đều lên, hoặc có thể dùng bột từ 50g hạt Trâm Bầu và 50g bột lá Mơ. Sau đó thêm nước và 100g bột nếp (hoặc bột làm bánh) rồi hấp cách thủy cho chín để làm bánh, ăn vào lúc sáng sớm khi bụng đang đói. Và không ăn thêm gì khác cho đến trưa, áp dụng từ 4 – 5 ngày liên tục để diệt sạch giun.

Cách 3 – Thuốc viên cây Trâm Bầu trị giun sán: Dùng bột của hạt Trâm Bầu kết hợp với bột lá Muồng Trâu để làm thành viên thuốc uống.

Cây Trâm Bầu
Lá và vỏ của Trâm Bầu cũng có tác dụng giống như hạt.

Bài thuốc nhuận gan từ Trâm Bầu

Sử dụng từ 20 gam – 30 gam hạt Trâm Bầu, đem nấu nước uống giống như uống trà trong ngày.

Bài thuốc từ lá cây Trâm Bầu

Cách 1 – Bài thuốc lợi mật: Dùng lá Trâm Bầu đem sắc uống giúp tăng tiết mật, kích thích sự tiêu hóa thức ăn. Đồng thời giúp ăn uống ngon miệng và gia tăng được cảm giác thèm ăn.

Cách 2 – Bài thuốc lợi tiểu: Uống nước sắc từ lá Trâm Bầu sẽ giúp lượng nước tiểu tăng lên, và kéo dài được trong nhiều giờ. Từ đó giúp cơ thể đào thải độc tố tốt mà không gây ra tác dụng phụ.

Cách 3 – Dùng lá Trâm Bầu để làm thuốc giảm đau và cầm bệnh tiêu chảy.

Ngoài ra, người ta còn dùng rễ của Trâm Bầu để chữa vết thương

Trầm Bầu trị cổ trướng và xơ gan

Kết hợp lá Cối Xay + lá Trâm Bầu và vỏ cây Vọng Cách + vỏ cây Quao Nước mỗi thứ 50 gam với 200 gam thân cây ráy gai và 200 gam quả dứa dại. 

Đem tất cả các vị này sắc với nước uống trong ngày. Sử dụng mỗi ngày 1 thang.

Một số điều cần lưu ý khi dùng Trâm Bầu

Trâm Bầu là một vị thuốc tốt và khá an toàn khi sử dụng không có tác dụng phụ. Tuy nhiên trước khi sử dụng dược phẩm này chúng ta nên lưu ý một số điều như sau:

  • Cẩn thận khi sử dụng cho phụ nữ đang có thai và các mẹ đang cho con bú.
  • Khi sử dụng Trâm Bầu với các loại thuốc khác hay các thuốc có tác động đến men gan, thuốc trị giun sán, thuốc lợi tiểu,… thì nên tham khảo hoặc trao đổi với thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo hiệu quả và an toàn tốt nhất cho bản thân. 

Địa chỉ cung cấp sản phẩm từ cây Trâm Bầu chất lượng

Nếu bạn đang muốn mua các sản phẩm từ cây Trâm Bầu hay các dược liệu được chế tạo từ Trâm Bầu cũng như các dược liệu tự nhiên khác, thì hãy tìm đến các địa chỉ cung cấp uy tín, chất lượng để mua.

Nên mua các sản phẩm từ Trâm Bầu ở nơi uy tín

Nên mua các sản phẩm từ Trâm Bầu ở nơi uy tín
Nên mua các sản phẩm từ Trâm Bầu ở nơi uy tín

Để đảm bảo sự an toàn cao nhất cho sức khỏe khi sử dụng dược phẩm từ Trâm Bầu thì bạn có thể đến với Nhà thuốc Apharma – Nơi có đội ngũ chuyên nghiệp, hỗ trợ dịch vụ chất lượng đảm bảo uy tín được nhiều người tin tưởng lựa chọn. 

Ngay nay, cây Trâm Bầu đang dần ít đi vì người dân chưa biết nhiều về các công dụng đối với sức khỏe của loại cây này. Chúng tôi hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về Trâm Bầu và mong được mọi người chia sẻ phổ biến rộng rãi về nó! Cảm ơn bạn đã theo dõi, chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!

Rate this post

Từ khóa » Cây Trâm Bầu Trị Bệnh Gì