Cây Trâm Bầu Trị Giun Sán
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết Cây trâm bầu
- Cây trâm bầu trị giun sán và được dụng hỗ trợ bệnh ung thư
- Địa chỉ bán cây trâm bầu, nơi bán cây châm bầu
Cây trâm bầu trị giun sán và được dụng hỗ trợ bệnh ung thư
Trong dân gian có rất nhiều cây thuốc quý búpxanh giới thiệu về công dụng của cây trâm bầu.
Cây Trâm Bầu còn gọi là Cây Chưng Bầu, Tim Bầu, Săng Kê, thuộc họ Bàng. Cây mọc hoang ở các tỉnh phía Nam nước ta.
Trâm Bầu là dạng cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao 2 - 10m, có cây cao đến 12m, thân có nhiều cành ngắn, khi rụng lá trông như gai, cành non hình 4 cạnh, mép có dìa mỏng. Lá mọc đối, cuống ngắn, hai mặt lá có lông, nhất là mặt dưới. Hoa nhỏ màu vàng ngà, mọc thành bông ở kẽ lá và đầu cành. Cây trâm bầu còn có tên khác là chưng bầu, tim bầu, săng kê, song re, tên khoa học là Combretum quadrangulare Kurz, cây mọc hoang ở ven các con kênh khắp các tỉnh miền Tây, sức sống rất dẽo deo.
Quả trâm bầu có 4 cánh mỏng, chứa một hạt hình thoi, thuở nhỏ tôi hay gọi là nhụy, tôi còn nhớ má tôi bảo cái nhụy đó trị được bệnh nên thỉnh thoảng tôi hay hái trái Trâm bầu, lẩy nhụy và ăn như một thú vui ăn vặt của trẻ con.
Là cây có nhiều công dụng trị bệnh!
Bộ phận dùng: Hạt, rễ, lá và võ. Thu hái trái Trâm bầu vào mùa thu - đông (mùa nước nổi ở miền Nam), phơi khô, bỏ vỏ lấy hạt, hạt có chứa tannin, dầu béo, acid béo, oxalat calcium, acid oxalic tự do,...
Hạt và rễ làm thuốc tẩy giun đũa và giun kim: nướng hoặc rang vàng rồi ăn với chuối chín, người lớn dùng ngày 10 - 15 hạt (khoảng 14 - 20g), trẻ em tuỳ tuổi từ 5 - 10 hạt (khoảng 7 - 14g); dùng 3 ngày liền. Nước sắc từ hạt Cây Trâm Bầu có tác dụng trên giun đất và sán lợn. Lá và vỏ cây cũng có tác dụng như hạt. Ngoài ra, rễ Trâm bầu còn chữa thương và lá làm thuốc giảm đau, cầm tiêu chảy.
Lương y Việt Cúc, tên thật là Nguyễn Văn Tám, là vị lương y viết nhiều sách thuốc nhất ở Tiền Giang, có nêu dùng Trâm Bầu trừ phong thấp, chữa sốt rét rừng và trị đau bụng.
Tác dụng kháng ung bướu: kết quả nghiên cứu của Giáo sư Pettit, giám đốc Viện nghiên cứu ung bướu thuộc bang Arizone (USA) cùng các cộng sự đã chiết xuất được một chất có tên là Combretastatin trong vỏ cây Trâm bầu. Khi chuyển sang dạng muối phosphat chất này hòa tan trong nước và được bào chế ở dạng thuốc viên, nhóm nghiên cứu của GS. Pettit đã chứng minh tác dụng của Combretastatin khi được dùng chung với một số chất kháng ung bướu khác như carboplatin, cisplatin, vinblastin, phối hợp xạ trị hoặc hóa trị, thuốc có thể tiêu diệt 95% tế bào ung bướu.
Combretastatin có tác dụng ngăn cản lưu lượng máu không cho chuyển oxygen đến các tế bào ung bướu làm cho chúng ở trong tình trạng đói oxygen vì thế các tế bào này không thể phát triển được.
Năm 2000, nhóm nghiên cứu của Đại học Toyama (Japan) cùng với GS. Trần Kim Quy, Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM đã tìm ra 7 chất có cấu trúc saponin triterpene dạng cycloartan từ lá Trâm bầu có tác dụng ức chế độc tính chủng tế bào ung bướu 26L5. Bên cạnh kết quả kháng ung bướu, nhóm nghiên cứu cũng đã thành công trong việc phân lập và xác định được cấu trúc của hơn 30 chất trong dịch chiết Metanol của lá và hạt trâm bầu có cấu trúc flavovoid như quadrangularol B, kamatakein, trihydroxy-dimetoxyflavon,… có tác dụng chống lại các tác nhân gây tổn thương cho các tế bào gan, nhờ đó lá Trâm bầu có tác dụng bảo vệ tế bào gan.
Tác dụng lợi mật: Nước sắc lá Trâm bầu có tác dụng tăng tiết mật, vì vậy giúp cho sự tiêu hóa thức ăn dễ dàng, dân gian gọi là thuốc bổ đắng, nó giúp ăn ngon miệng và kích thích sự ăn ngon, gia tăng cảm giác thèm ăn.
Tác dụng lợi tiểu: uống nước sắc lá Trâm bầu, lượng nước tiểu bài tiết tăng lên rõ rệt nhưng chậm hơn so với Furosemid, nhưng tác dụng này được kéo dài trong những giờ sau, điều này có thể giúp cho cơ thể giải độc tốt mà không gây tai biến khi sử dụng.
Về độc tính cấp và trường diễn, không tìm thấy LD50 của cao lá Trâm bầu, tuy đã cho chuột uống với liều rất cao, tương ứng với 174g lá khô, nghĩa là 8,7kg lá Trâm bầu khô cho một người lớn cân nặng 50 kg uống một lần, cho thấy độ an toàn của trâm bầu rất cao, hoàn toàn phù hợp với các tài liệu dân gian, không có độc tính.
Việc sử dụng lâu dài chế phẩm Trâm bầu cũng không thấy có những thay đổi về sinh lý tế bào, các chỉ số về trọng lượng, huyết học, sinh hóa bình thường, giải phẫu tế bào gan, thận cũng không thấy hiện tượng thoái hóa, hoại tử.
Ngày nay, ven các con kênh vùng đồng bằng sông Cửu Long, cây Trâm bầu đã dần biến mất do người dân chưa biết hết các công dụng trị bênh cũng như ngăn ngừa bệnh của cây Trâm bầu, hi vọng rằng, qua nhiều kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, những kiến thức bổ ích về cây Trâm bầu cho sức khỏe mọi người sẽ được phổ biến rộng rãi.
Cây trâm bầu an toàn với người sử dụng dùng nhiều ngày không có tác dụng phụ
Địa chỉ bán cây trâm bầu, nơi bán cây châm bầu
Cây trâm bầu được bán tại búpxanh là thân cành khô của cây trâm bầu quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi
Từ khóa » Cây Trâm Bầu Trị Bệnh Gì
-
Cây Trâm Bầu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Công Dụng Trị Ung Thư Tuyệt Vời Từ Cây Trâm Bầu - Tiền Phong
-
Cây Trâm Bầu - Vị Thuốc Trị Giun - Báo Người Lao Động
-
Trâm Bầu: Công Dụng Trị Giun Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Công Dụng Bảo Vệ Gan, điều Trị AIDS Của Cây Trâm Bầu
-
Công Dụng Trị Ung Thư Tuyệt Vời Từ CÂY TRÂM BẦU
-
Trâm Bầu, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Trâm Bầu
-
Trâm Bầu – Công Dụng – Liều Dùng – Kiêng Kỵ - VIETMEC
-
Cây Trâm Bầu Làm Giảm đường Huyết Và Mỡ Máu - Báo Thanh Niên
-
Trâm Bầu Và Công Dụng Trị Bệnh
-
Cây Chân Bầu Có Tác Dụng Gì? - Vinmec
-
Cây Trâm Bầu - Các Công Dụng Trị Bệnh - Lưu Ý Khi Dùng - Onplaza
-
Tác Dụng Của Cây Trâm Bầu Trong Việc Lợi Mật Lợi Tiểu Hiệu Quả Nhất
-
Cây Trâm Bầu Hỗ Trợ điều Trị Giun Sán Hiệu Quả