Cây Trầm Hương (Dó Bầu): Đặc Điểm, Tác Dụng Và Nguồn Gốc

5/5 - (5 bình chọn)

Cây trầm hương – dó bầu là loài thực vật cho gỗ quý hiếm, sở hữu mùi hương thanh tao đặc trưng. Dù được sử dụng phổ biến nhưng rất ít người biết rõ nguồn gốc, đặc điểm và tác dụng đầy đủ của loài cây này.

cây trầm hương là gì
Cây trầm hương – dó bầu còn được biết đến với tên gọi là cây gió, cây kỳ nam, cây dó trầm,…

Nguồn gốc của cây trầm hương (dó bầu)

Cây trầm hương – dó bầu là loài thực vật thân gỗ có tên khoa học là Aquilaria agallocha Roxb, thuộc họ Trầm (Thymelaeaceae). Thực tế, tên gọi chính thức của loài thực vật là cây Dó bầu (hay còn gọi cây dó trầm, cây kỳ nam, cây gió). Loại cây này có khả năng tạo ra những thớ gỗ chứa hàm lượng tinh dầu cao tỏa ra mùi thơm đặc trưng – được gọi là gỗ trầm hương.

Gỗ trầm hương có giá trị kinh tế cao, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như y học, phong thủy, ngành công nghiệp nước hoa, mỹ phẩm,… Cây trầm hương là cách gọi không chính thức, bắt nguồn từ thói quen của người Việt. Hơn nữa trên thực tế, không phải cây dó bầu nào cũng có hiện tượng tích trầm.

cây dó bầu-trầm hương
Trầm hương là loại gỗ quý hiếm được hình thành trong thân cây Dó bầu (Aquilaria agallocha Roxb)

Tích trầm hay tụ trầm là hiện tượng rất đặc biệt chỉ xảy ra trên thân cây dó bầu. Khi thân cây bị tổn thương do sét đánh, giông bão quật gãy cành, bom đạn găm vào,… cây dó bầu sẽ sản sinh nhựa để bảo vệ vết thương. Theo thời gian, cây tiếp tục sinh nhựa và lượng tinh dầu bên trong thân cây sẽ tụ về vị trí này để ngăn sự xâm nhập của nấm, vi khuẩn.

Với cơ chế này, cây dó bầu có thể bảo vệ thân cây tránh sự xâm nhập của vi khuẩn ngoại sinh và “vô tình” tạo ra gỗ trầm hương – món quà thiêng liêng do thiên nhiên ban tặng. Quá trình tụ trầm mất rất nhiều thời gian và trải qua sự khắc nghiệt của thời tiết, địa hình nên có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, gỗ trầm hương không chỉ được yêu thích nhờ những lợi ích mang lại mà còn bởi nguồn gốc hình thành vô cùng đặc biệt.

Đặc điểm sinh thái, hình thái của cây trầm hương – dó bầu

Cây trầm hương – dó bầu là loài thực vật thân gỗ lớn, thường xanh. Chiều cao trung bình của cây khoảng 15 – 30m và đôi khi cao đến 40m nếu được sinh trưởng trong điều kiện lý tưởng. Thân cây có màu xám, bề mặt sần và có các đốm trắng, đường kính của cây trưởng thành thường trên 60cm. Bên trong vỏ có màu trắng, có nhiều xơ hoặc sợi tơ dày, mịn.

Cây có nhiều cành và các cành non thường được phủ lông mềm. Cây trầm hương – dó bầu có là hình lưỡi mác hoặc bầu dục, mọc đối xứng. Mặt trên lá có màu xanh lục, bề mặt bóng. Trong khi đó, mặt dưới có màu xanh nhạt hơn và được phủ lông mịn, cuống lá dài từ 2 – 5mm.

Hoa của cây dó bầu mọc vào tháng 7 – 8, hoa có dạng chùm hoặc cụm hình tán và thường mọc ra từ kẽ lá. Hoa màu trắng xanh, có cuống, đài hình chuông và nhị, nhụy có màu cam nhạt. Quả dó bầu có dạng hình bầu dục, dày 2cm, dài 3 – 4cm và mỗi quả thường có 2 hạt bên trong.

Cây dó bầu là loại cây thân gỗ dễ trồng nhưng phải 1000 cây mới có 1 cây tụ trầm. Hơn nữa, tốc độ sinh trưởng của cây rất chậm nên thường chỉ khai thác được các cây có tuổi thọ từ 20 – 30 tuổi. Loài cây này ưa sáng nên khi trồng, phải trồng cách nhau 2m mới có thể phát triển tốt. Đây cũng là lý do cây dó bầu trong tự nhiên phát triển chậm hơn nhưng lại sở hữu chất gỗ trầm hương quý hiếm do phải thích nghi liên tục với môi trường sống.

Cây trầm hương – dó bầu mọc ở đâu?

Cây trầm hương – dó bầu phân bố chủ yếu ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Ngoài nước ta, loài thực vật này cũng phân phố ở các khu rừng nguyên sinh, thứ sinh tại Lào, Campuchia,… Mặc dù vậy, trầm hương Việt Nam vẫn được đánh giá cao hơn về chất lượng nhờ đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu và người dân dày dạn kinh nghiệm.

Hình ảnh nhận biết cây trầm hương – dó bầu

hình ảnh cây trầm hương
Cây trầm hương – dó bầu là loài thực vật thân gỗ có chiều cao trung bình khoảng 15 – 30cm
Hình ảnh trầm hương
Quả dó bầu – trầm hương có hình bầu dục, dài 3 – 4cm và mỗi quả thường có 2 hạt bên trong
cây trầm hương có tác dụng gì
Hoa dó bầu có màu trắng xanh, đài hình chuông và nhị, nhụy có màu cam nhạt

Cây trầm hương (dó bầu) có tác dụng gì?

Thực tế, dù rất nhiều người sử dụng gỗ trầm hương nhưng không phải ai cũng biết cây trầm hương – dó bầu có tác dụng gì. Tác dụng được biết đến nhiều nhất của loại cây này là ý nghĩa sâu sắc trong phong thủy và tâm linh. Bên cạnh đó, cây trầm hương còn mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe và có giá trị kinh tế cao.

Dưới đây là một số tác dụng của cây trầm hương – dó bầu:

1. Lợi ích đối với sức khỏe tinh thần, thể chất

Rất ít người biết cây trầm hương – dó bầu có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Từ lâu, gỗ trầm hương đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y. Tuy nhiên do giá trị kinh tế cao nên hiện nay loại thuốc này ít được sử dụng và các vị thầy thuốc dùng dược liệu khác để thay thế.

cây trầm hương có tác dụng gì
Trầm hương là vị thuốc quý trong Đông y với dược tính và công năng đa dạng

Theo Đông y, trầm hương có tính ôn, vị cay đắng, tác dụng noãn thận, tráng nguyên dương, ôn trung, giảm đau và giáng khí. Dược liệu này thường được dùng để điều trị hen suyễn cấp, thận hư, nam giới gặp phải tình trạng tinh lạnh, chống nôn, trị tiêu chảy,…

Ngày nay, trầm hương được sử dụng để sản xuất tinh dầu. Tinh dầu trầm hương có mùi thơm nhẹ nhàng, thanh tao giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Với tác dụng này, một số người còn đốt nhang trầm để thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Ngoài ra, hương thơm của gỗ trầm hương còn giúp tâm trí trở về trạng thái an nhiên khi thiền định.

2. Có ý nghĩa sâu sắc trong tâm linh, phong thủy

Có thể nói, trầm hương – dó bầu có ý nghĩa rất sâu sắc trong tâm linh. Đây cũng là lý do gỗ trầm hương được yêu thích và thường được sử dụng để chế tác các vật phẩm phong thủy. Vì sản lượng gỗ trong tự nhiên rất hiếm nên trước đây, loại gỗ này chủ yếu dùng cho bậc vua chúa, quý tộc và tầng lớp tăng lữ.

Quan niệm phong thủy cho rằng, vạn vật trong vũ trụ đều ẩn chứa trong mình nguồn năng lượng riêng. Vật tồn tại càng lâu năm càng chứa năng lượng mạnh mẽ và dồi dào. Cũng chính vì vậy mà vật phẩm phong thủy chủ yếu được làm từ các loại đá và gỗ quý. Trong đó, trầm hương được xem là loại gỗ quý nhất do quá trình hình thành vô cùng đặc biệt.

cây trầm hương có tác dụng gì
Cây trầm hương – dó bầu có ý nghĩa sâu sắc về mặt tâm linh và phong thủy

Trong quá trình tụ trầm, gỗ trầm hương hấp thụ linh khí trời đất. Nhờ vậy mà sở hữu mùi hương tao nhã khó có loại gỗ quý nào có thể so sánh cùng với chất gỗ mềm và vị cay nóng. Về phương diện phong thủy và tâm linh, cây trầm hương – dó bầu có thể xua đuổi tà khí, ma quỷ, thanh tẩy uế khí khi đến những nơi có ám khí nặng như nhà tang lễ, bệnh viện, nhà giam,…

Ngoài tác dụng trừ tà, gỗ trầm hương còn giúp thay đổi vận khí và chiêu tài dẫn lộc. Thường thì mỗi cung mệnh chỉ hợp với một số vật phẩm phong thủy nhất định. Điều này gây ra không ít băn khoăn cho những người không có kinh nghiệm về lĩnh vực này. Tuy nhiên, trầm hương là vật liệu duy nhất phù hợp với mọi cung mệnh, độ tuổi và tôn giáo.

Theo quan niệm của người Á Đông, gỗ trầm hương hình thành trong hàng chục năm trong những khu rừng già nên mang trong mình sự an nhiên, tĩnh lặng. Vì vậy, đeo vật phẩm phong thủy bên mình có thể giữ tâm trí minh mẫn, xóa bỏ mọi tạp niệm và tập trung hơn khi làm việc.

Nhờ có tính dương mạnh nên vật phẩm từ trầm hương được những người làm kinh doanh lựa chọn để chiêu tài hút lộc, tránh âm khí, tà ma, bùa ngải và hạn chế bị kẻ tiểu nhân giở trò sau lưng. Mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc, các vật phẩm từ trầm hương thường được dùng để làm quà tặng đến cấp trên và những người thân thiết.

3. Giá trị thẩm mỹ cao

Các loại gỗ quý thường được yêu thích bởi chất gỗ bền chắc, có thể chống nước, không bị mối mọt và ẩm mốc. Tuy nhiên, cây trầm hương lại có chất gỗ mềm và có thể bị nứt khi ngấm nước. Điều làm nên sự đặc biệt của loại gỗ này là mùi hương ấm, nhẹ nhàng và vân gỗ đẹp, màu sắc đa dạng từ nâu nhạt đến nâu đậm.

Ngoài ra, vân gỗ trầm hương cũng có sự khác biệt rõ rệt ở từng cây do khác nhau về thời gian tụ trầm, điều kiện sinh trưởng và mức độ – phạm vi của vết thương. Chính điều này đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của cây trầm hương – dó bầu.

Thay vì khuất phục trước khó khăn từ thiên nhiên, cây dó bầu mạnh mẽ để bảo vệ bản thân và tạo ra “thành tựu” là những thớ gỗ trầm hương có mùi thơm thanh tao, ẩn trong mình nguồn năng lượng dồi dào và mạnh mẽ. Có thể nói, hiếm có loại gỗ nào có quá trình hình thành độc đáo và mang đến nhiều tác dụng như gỗ trầm hương.

Cây trầm hương dùng để làm gì?

Trầm hương là loại gỗ quý đã ăn sâu vào văn hóa đại chúng của người Việt. Theo ghi chép, cây trầm hương – dó bầu đã bắt đầu được sử dụng từ những năm 200 trước công nguyên (thời Bắc thuộc). Vào thời điểm đó, trầm hương là sản vật được tiến cống cho phương Bắc vì có giá trị cao và hiếm có.

Số lượng gỗ trầm hương trong tự nhiên không nhiều. Do đó để đáp ứng được nhu cầu, ngày nay cây dó bầu đã được nuôi trồng nhân tạo. Với nhiều tác dụng, cây trầm hương – dó bầu được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:

cây trầm hương có tác dụng gì
Cây trầm hương không chỉ được dùng để chế tác vật phẩm phong thủy mà còn được sử dụng để sản xuất tinh dầu và nước hoa
  • Sản xuất tinh dầu, nước hoa
  • Chế tác vật phẩm phong thủy (vòng phong thủy, tượng phong thủy,…)
  • Nhang trầm
  • Vị thuốc chữa bệnh trong các bài thuốc Đông y
  • Sản xuất trà trầm hương

Với giá trị kinh tế cao, trầm hương còn là biểu tượng của cuộc sống phú quý, vinh hoa. Những người yêu thích loại gỗ này không ngại chi ra một số tiền khổng lồ để sở hữu thớ gỗ trầm hương trăm tuổi nhằm thỏa mãn sở thích và giữ vượng khí trong công việc kinh doanh.

Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về cây trầm hương – dó bầu và những tác dụng của loài cây này. Hiện nay, có không ít nơi kinh doanh các vật phẩm từ trầm hương không đảm bảo chất lượng. Do đó, bạn đọc cần thận trọng để tránh mua phải trầm hương giả với mức giá cao.

Tham khảo thêm:

  • Vòng tay trầm hương có tác dụng gì? Vì sao nên đeo?
  • Đeo vòng trầm hương tay nào là đúng, hợp phong thuỷ
  • Mua vòng tay trầm hương ở đâu uy tín tại TPHCM?
  • Hé lộ cách nhận biết vòng tay trầm hương thật “Chuẩn 100%”

Từ khóa » Cây Bàu Gió