Trà Thảo Dược Làm Từ Lá Cây Gió Bầu | Cổng Thông Tin điện Tử

Một trong những nguyên nhần làm nâng cao giá trị sử dụng của trầm hương là do sự khai thác suy kiệt nguồn cung trong tự nhiên. Từ năm 1995, Cây gió bầu được ghi nhận trong phụ lục II thuộc loài cây có tiềm năng bị đe dọa bởi hội nghị thương mại quốc tế về các loài động thực vật có trong tự nhiên bị nguy cấp. Năm 2004, các loài thuộc nhóm cây gió bầu đều được ghi nhận trong danh mục II .

Trầm hương và tinh dầu trầm được sử dụng nhiều và có giá trị trong nhiều nền văn hóa, tôn giáo của nhiều nền văn minh cổ trên thế giới. Trầm hương được mô tả trong các bản chép tay cổ nhất, kinh Vedas bằng tiếng Sanskrit từ Ấn độ. Đầu thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, biên nhiên sử ghi chép kỳ hoa dị thảo nam phương của Wa Zhen thuộc triều đại Đông Chu đã mô tả về trầm hương của vùng Rinan commandery (trung kỳ Việt nam ngày nay) đồng thời mô tả kỹ phương pháp khai thác trầm hương từ rừng sâu.

Từ những năm 1580 chúa Nguyễn Hoàng chiếm cứ các tỉnh trung kỳ việt nam đã giao thương với nhiều quốc gia khác trong khu vực đặc biệt là Trung quốc và Nhật bản qua cảng Hội An. Trầm hương được xuất khẩu đến nhiều nước dưới tên kỳ nam, trầm hương và gỗ giác trầm qua Li Tana (1998) trong ấn phẩm Chúa Nguyễn đàng trong: miền nam Việt nam thế kỷ XVII-XVIII đã mô tả một lượng kỳ nam ở Hội an chỉ có giá 15 lạng bạc nhưng được bán với giá 600 lạng ở Nagasaki . Do có giá cả cao và lợi nhuận lớn, Chúa Nguyễn đàng trong đã nhanh chóng đưa mặt hàng kỳ nam thành mặt hàng độc quyền của triều đình. Li Tana cũng ghi chép lại rằng chính nhờ sự độc quyền thương mại kỳ nam đã làm ngân khố chúa Nguyễn Đàng trong vững chắc trong những năm đầu lập quốc.

Người trồng cây gió bầu (còn thường được gọi là cây trầm mặc dù nó chính là cây gió được dùng đề khai thác trầm hương) đang có thêm nguồn thu nhập mới khi trên thị trường đã xuất hiện thêm loại trà thảo dược làm từ lá của loài cây này.

Từ khóa » Cây Bàu Gió