Chăm Sóc Bệnh Nhân đo Lượng Dịch Vào - Ra - Bluecare Blog
Có thể bạn quan tâm
Contents
ĐẠI CƯƠNGThăng bằng dịch, điện giải và axit – bazo trong cơ thể là cần thiết để duy trì tình trạng sức khỏe và chức năng các cơ quan.
– Thăng bằng này được duy trì bởi:
+ lượng dịch, điện giải vào và ra
+ Sự phân bố của nó trong cơ thể
+ Sự điều hòa chức năng thận và phổi
– Mất thăng bằng dịch vào, ra có thể thay đổi:
+ Hô hấp
+ Chuyển hóa
+ Chức năng hệ thần kinh trung ương…
– Đo lượng dịch, ra giúp:
+ Xác định tình trạng chung của người bệnh
+ Tìm ra dấu hiệu sớm của rối loạn chức năng điện giải
+ Điều chỉnh rối loạn nước và điện giải
+ Theo dõi sự đáp ứng trong điều trị—> tiên lượng bệnh được chính xác
+ Điều dưỡng thực hiện chăm sóc chung có hiệu quả
VAI TRÒ VÀ NHU CẦU CỦA NƯỚC TRONG CƠ THỂ2.1. VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG CƠ THỂ
– Nước tham gí cấu tạo cơ thể: lượng nước trong cơ thể chiếm 60 – 70% trọng lượng cơ thể người trưởng thành (cơ thể càng trẻ càng chứa nhiều nước: bào thai 90-97%, sơ sinh 85%, người già 60-65%)
– Tham gia duy trì khối lượng tuần hoàn cơ thể do đó góp phần duy trì huyết áp
– Làm môi trường và tham gia một số phản ứng hóa học của cơ thể
– Là dung môi hòa tan các hợp chất hữu cơ và vô cơ
– Vận chuyển các chất dinh dưỡng và đào thải các chất cặn bã
– Giữ vai trò điều hòa thân nhiệt
– Tham gia bảo vệ các tổ chức và các cơ quan (dịch khớp, dịch não tủy…)
2.2. NHU CẦU CỦA NƯỚC TRONG CƠ THỂ
– Phần lớn lượng nước vào cơ thể hàng ngày là do ăn uống, một phần do quá trình chuyển hóa chất tạo nên
– Nhu cầu về nước cung cấp cho cơ thể đối với người trưởng thành trung bình từ 2 – 2,6l nước trong 24h
SỰ PHÂN BỐ VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂN BẰNG DỊCH ĐIỆN GIẢI3.1. SỰ PHÂN BỐ NƯỚC TRONG CƠ THỂ
– Nước trong cơ thể được phân bố ở hai khu vực chính trong tế bào(dịch nội bào) và ngoài tế bào( dịch ngoại bào)
+ Nước ở khu vực trong tế bào chiếm khoảng 50%
+ Nước ở khu vực ngoài tế bào chiếm khoảng 20% trong đó nước trong lòng mạch 5%, khoảng gian bào chiếm 15%
– Sự phân bố nước trong cơ thể cũng không đồng đều giữa các tổ chức, cơ quan trong cơ thể. lượng nước trong mỗi cơ quan chiếm tỉ lệ phần trăm khác nhau, cơ quan nào càng hoạt động càng nhiều nước.
+ Gan, não chiếm: 70%
+ Tim chiếm: 76% – 80%
+ Thận, phổi, mô liên kết: 80%-84%
3.2.YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂN BẰNG DỊCH, ĐIỆN GIẢI
– Tuổi
– Bệnh mạn tính: suy tim tắc nghẽn, Cushing, đái tháo đường, suy dinh dưỡng, suy thận tiến triển…
– Chấn thương nặng gây mất máu
– Bỏng nặng
– Qua dạ dày, ruột: viêm dạ dày, hút dịch dạ dày, rò tiêu hóa…
LƯỢNG DỊCH VÀO RA TRUNG BÌNH HÀNG NGÀY Ở NGƯỜI LỚNNguồn vào: 2600ml/ngày | Nguồn ra: 2600ml/ngày |
– Nước uống: 1500ml | – Nước tiểu qua thận: 1500ml |
– Nước trong thức ăn: 750ml | – Phổi (hơi nước): 400ml |
– Oxy hóa: 350ml | – Da: 500ml |
– Mồ hôi: 100ml | |
– Phân: 100 – 200ml |
Đối với người bình thường lượng nước vào và thải ra hàng ngày là bằng nhau nó đã góp phần tạo nên sự cân bằng nước và điện giải trong cơ thể.
RỐI LOẠN VỀ LƯỢNG DỊCH TRONG CƠ THỂ5.1. THIẾU KHỐI LƯỢNG DỊCH
– Nguyên nhân:
+ Mất nước: nôn nhiều, tiêu chảy cấp, sốt cao, thời tiết quá nóng
+ Mất dịch cơ thể: bỏng nặng, dịch qua ống dẫn lưu, các lỗ dò…
+ Mất máu: vỡ các tạng, đứt các mạch máu lớn
– Dấu hiệu: tùy theo mức độ mất nước, dịch hoặc máu mà cơ thể có các biểu hiện:
+ Khát nước, uống nước háo hức
+ Kích thích vật vã, hôn mê
+ Sút cân cấp tính: giảm 0,5kg tương ứng với mất 500ml dịch
+ Giảm độ căng giãn của da: môi khô, mắt trũng
+ Thiểu niệu hoặc vô niệu
+ Mạch nhanh nhỏ
+ Huyết áp hạ, nhiệt độ hạ, chân tay lạnh
5.2. THỪA KHỐI LƯỢNG DỊCH
– Nguyên nhân: do ứ muối, nước trong cơ thể( khu vực gian bào, các màng…) hay gặp trong trường hợp các bệnh tim, thận, suy dinh dưỡng, xơ gan cổ trướng,…
– Dấu hiệu:
+ Tăng cân nhanh
+ Da căng (phù), ấn lõm
+ Lượng nước tiểu thường giảm
+ Huyết áp thay đổi, thường là tăng.
Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc sản phụ sau sinh thường
Chăm sóc bệnh nhân suy tim
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Parkinson
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân loét dạ dày tá tràng
Dự phòng và chăm sóc loét ép
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày ruột cấp
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thở oxy
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hút đờm dãi
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim
Lập và thự hiện kế hoạch điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Từ khóa » đo Lượng Dịch Vào Ra Là Gì
-
Theo Dõi Lượng Dịch Vào, Ra | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Bài Giảng Theo Dõi Lượng Dịch Vào, Ra - Health Việt Nam
-
THEO DÕI VÀ ĐO LƯỢNG DỊCH VÀO RA - Health Việt Nam
-
ĐIỀU DƯỠNG ĐO LƯỢNG DỊCH VÀO - RA
-
Điều Dưỡng Ghi Chép Và Theo Dõi Lượng Dịch Vào Ra Của Bệnh Nhân
-
[DOC] Nội Dung Bài Học: ĐO LƯỢNG DỊCH VÀO RA. 1. Đại Cương
-
Bài 22 - ĐO LƯỢNG DỊCH VÀO VÀ RA
-
Cách Tính Bilan Dịch Vào – Ra | THƯ VIỆN Y HỌC
-
Bài Giảng Theo Dõi Và đo Lượng Dịch Vào Ra GV Vũ Văn Tiến - 123doc
-
ĐO LƯỢNG DỊCH Vào RA - 123doc
-
Cách Tính Bilan Dịch Vào – Ra Bệnh Nhân Nằm ICU - BS HUYỀN VŨ
-
CÁCH TÍNH BILAN DỊCH VÀO - RA 1.... - Tủ Sách Điều Dưỡng
-
Hồi Sức Tĩnh Mạch - Y Học Chăm Sóc Trọng Tâm - MSD Manuals
-
[PDF] NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ