Điều Dưỡng Ghi Chép Và Theo Dõi Lượng Dịch Vào Ra Của Bệnh Nhân
Có thể bạn quan tâm
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Người điêu dưỡng hoặc bác sĩ có thể chỉ định theo dõi (đo lường) dịch vào và ra của người bệnh vì các lý do khác nhau. Thông thường chỉ định đối với người bệnh có nguy cơ hay đang ở trong giai đoạn nguy kịch của sự mất cân bằng dịch.
Hầu hết các cơ sở y tế có hai loại ghi chép dịch vào và ra:
Một loại ghi chép cạnh giường ghi nhận tất cả dịch được đo và số lượng theo mỗi ca trực.
Một loại ghi chép thường xuyên 24 giờ theo biểu đồ của người bệnh
Một số cơ sở y tê có loại khác để ghi chép các đặc thù của dịch tĩnh mạch như là loại dịch, chất bổ sung, thời gian được bắt đầu, số lượng được hấp thu và số lượng duy trì mỗi ca trực.
Đơn vị dược dùng để đo lượng dịch vào vào là mililit (ml) hoặc centimeter cubic (cc); đây là đơn vị đo lường cân bàng thuộc mét. Để đo lượng dịch vào và ra, khả năng của các vật chứa ở hộ gia đình cần được chuyển dịch thành đơn vị thuộc mét.
Mục tiêu
Đánh giá cân hăng dịch của cơ thể.
Xác định có phải người bệnh đang được đưa vào một lượng dịch đầy đủ theo yêu cầu bình thường hay không.
Thực hành ghi chép dịch vào và ra vào phiếu theo dõi.
Lý thuyết liên quan
Lý thuyết liên quan đến kỹ thuật
Thăng bằng dịch, điện giải và acid-base trong cơ thể là cần thiết để duy tri tình trạng sức khỏe và chức năng của các cơ quan. Thăng bằng này được duy tri bởi:
Lượng dịch và điện giải vào và ra.
Sự phân bố của dịch, điện giải trong cơ thế.
Sự điều hoà chức năng thận và phổi.
Mất thăng bằng có thể làm thay đói các chức năng sống của cơ thể
Hô hấp.
Chuyên hoá.
Hệ thần kinh trung ương.
Đo lượng dịch vào, ra giúp
Xác định tổng trạng chung của người bệnh.
Tìm ra dấu hiệu sớm của rối loạn nước và điện giải.
Điều chỉnh rối loạn nước và điện giải.
Dịch vào bao gồm tất cả dịch hiển nhiên như là nước, sữa, nước trái cây, cà phê, trà,... và toàn bộ khối lượng dịch đường tĩnh mạch, bao gồm truyền máu và bất cứ loại dịch nào được đưa vào theo đường tĩnh mạch.
Dịch ra bao gồm nước tiểu hay bất kỳ dịch ra khác, như là chất nôn, phân lỏng và dẫn lưu khác.
Những yếu tố ảnh hưởng tới cân bằng dịch, và điện giải
Tuổi: rất trẻ, rất già.
Bệnh mạn tính: ung thư, bệnh tim mạch (suy tim tắc nghẽn v.v...), bệnh nội tiết (Cushing, đái tháo đường v.v...), suy dinh dưỡng, bệnh phổi mạn tính, bệnh thận (suy thận v.v...), giảm mức độ nhận thức.
Chấn thương: chấn thương nặng, chấn thuơng vùng đầu.
Bỏng nặng.
Điều trị: dùng thuốc lợi tiểu, steroid, liệu pháp tĩnh mạch.
Dinh dưỡng toàn bộ ngoài đường tiêu hoá.
Mất qua dạ dày ruột: viêm dạ dày ruột, hút dịch dạ dày, rò tiêu hóa.
Quy trình kỹ thuật
Xem hổ sơ bệnh án
Kiểm tra:
Y lệnh của bác sĩ.
Kiểm tra đúng người bệnh,nđúng giường bệnh. .
Chuẩn bị dụng cụ
Dung cụ ghi chép: phiếu theo dõi lượng dịch vào và ra cạnh giường và một cây viết chì hoãc viết mực.
Dung cụ đo lường:
Bô đi cầu liền ghế, hoãc bô đi tiểu.
Vật chứa có chia mức độ để đo lượng dịch vào và vật chứa riêng biệt để do lượng dịch ra .
Chuẩn bị người bệnh
Giải thích với người bệnh lý do việc đo dịch vào ra và sự cần thiết để sử dụng các dụng cụ đo lường.
Hướng dẫn cách sử dụng các dụng cụ đo lường.
Để người bệnh tham gia việc ghi chép đo lường nếu có yêu cầu.
Đo lượng dịch vào của người bệnh
Theo bữa ãn, ghi vào phiếu theo dõi dịch vào và ra cạnh giường số lượng và thời gian của mỗi loại dịch đươc đưa vào bao gom:
Tất cả dịch hiển nhiên như là nước, sữa, nước trái cây, cà phê, trà,... hay bất kỳ thực phẩm nào mà trở thành dịch ở nhiệt độ của phòng. Không đo lường các thực phẩm được nghiền + Xác định có phải người bệnh đã được đưa vào bất cứ một loại dịch khác giữa các bữa ăn hay không, và cộng thêm số lượng đó vào phiếu. (VD: nước uống kèm với thuốc). Để đánh giá số lượng nước được sử dụng từ một bình nước, đo lượng nước còn lại và trừ với số lượng khi bình đầy rồi đổ đầy bình lại.
Toàn bộ khối lượng dịch đường tĩnh mạch, bao gốm truyền máu và bất cứ loại dịch nào được đưa vào theo đường tĩnh mach (nếu có).
Ghi chép chính xác số lượng và thời gian của từng loại dịch.
Theo dõi dịch vào qua đường tĩnh mạch.
Đo lượng dịch ra của người bệnh
Theo mỗi lần bài tiết, đổ nước tiểu vào trong vật chứa đo lường, quan sát số lượng, và ghi chép số lượng và thời gian bài tiết vào phiếu ghi chép lượng dịch vào và ra cạnh giường. Chùi sạch bô tiểu hoặc dụng cụ đo lường và đưa trả lại cho người bệnh.
Đối với người bệnh có đặt thông tiểu lưu, ghi nhận và ghi chép số lượng nước tiểu vào cuối ca, và rồi làm trống túi dẫn lưu. Túi dẫn lưu thường đã có làm dấu mức số lượng nước tiểu.
Nếu có bất kỳ sự nghi ngờ về túi dẫn lưu, làm trống nó trước tiên vào một vật chứa có đo lường đúng đắn.
Ghi chép bất kỳ dịch ra khác, như là chất nôn, phân lỏng và dẫn lưu khác, đặc biệt là loại dịch và thời gian.
Nếu người bệnh bị đi tiểu dầm không tự chủ hoặc cường giao cảm, đánh giá và ghi chép lượng dịch ra này. Ví dụ, một người bệnh tiểu dầm có thể ghi" tiểu dầm X 3" hoặc ra giường đẫm ướt rộng 12 inch. Đối với người bệnh giao cảm bạn có thể ghi nhận “mổ hôi +++, áo choàng và khăn trải gưỡng thay X 2".
Thu dọn dụng cụ
Thu dọn, chùi rửa dụng cụ, đảm bảo theo nguyên tắc võ khuẩn.
Ghi chép hổ sơ bệnh án
Tính bilan dịch vào ra cho người bệnh.
Báo cảo với bác sĩ tinh trang mất cân bằng dịch cùa người bệnh.
Ghi chép diều chỉnh kế hoạch chăm sóc điều dưỡng cho phù hợp với tình trạng của người bệnh.
Kịp thời phát hiện các rối loạn cân bằng dịch cơ thể của người bệnh.
Từ khóa » đo Lượng Dịch Vào Ra Là Gì
-
Theo Dõi Lượng Dịch Vào, Ra | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Bài Giảng Theo Dõi Lượng Dịch Vào, Ra - Health Việt Nam
-
THEO DÕI VÀ ĐO LƯỢNG DỊCH VÀO RA - Health Việt Nam
-
ĐIỀU DƯỠNG ĐO LƯỢNG DỊCH VÀO - RA
-
[DOC] Nội Dung Bài Học: ĐO LƯỢNG DỊCH VÀO RA. 1. Đại Cương
-
Bài 22 - ĐO LƯỢNG DỊCH VÀO VÀ RA
-
Cách Tính Bilan Dịch Vào – Ra | THƯ VIỆN Y HỌC
-
Bài Giảng Theo Dõi Và đo Lượng Dịch Vào Ra GV Vũ Văn Tiến - 123doc
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân đo Lượng Dịch Vào - Ra - Bluecare Blog
-
ĐO LƯỢNG DỊCH Vào RA - 123doc
-
Cách Tính Bilan Dịch Vào – Ra Bệnh Nhân Nằm ICU - BS HUYỀN VŨ
-
CÁCH TÍNH BILAN DỊCH VÀO - RA 1.... - Tủ Sách Điều Dưỡng
-
Hồi Sức Tĩnh Mạch - Y Học Chăm Sóc Trọng Tâm - MSD Manuals
-
[PDF] NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ