Chăm Sóc Bệnh Nhân Hóa Trị - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
- Trả lời của BS HUỲNH THANH HÒA - Phòng mạch online:
Chào bạn Hân!
Hóa trị là một trong những mô thức hiệu quả điều trị bệnh ung thư bên cạnh phẫu trị và xạ trị. Trong các trường hợp bệnh ung thư lan tràn toàn thân thì hai phương thức phẫu trị và xạ trị ít được áp dụng. Lúc này, hóa trị được xem là phương án điều trị cứu vớt cuối cùng nhằm tăng thời gian sống còn và giảm các triệu chứng mà bệnh ung thư gây ra cho người bệnh.
Trước đây khi nghe nói đến điều trị hóa chất thì người bệnh lẫn người thân đều rất sợ hãi và xem như cái chết đã cận kề. Do đó mà có nhiều trường hợp bệnh nhân hoặc người nhà từ chối hóa trị liệu khi được đề nghị.
Hiện nay hóa trị ung thư đạt nhiều tiến bộ đáng kể so với trước kia và làm thay đổi cách nhìn của mọi người về phương thức trị liệu này một cách tích cực hơn.
Chăm sóc người bệnh đang được hóa trị là việc khó khăn bao gồm nhiều mặt như sau:
- Nâng đỡ về tinh thần: an ủi, chia sẻ và vận động tinh thần cho người bệnh. Bệnh nhân ung thư thường trải qua nhiều cú sốc vào các thời điểm như: khi được chẩn đoán bệnh, sau một phẫu thuật mang tính tàn phá cơ thể, sau một đợt hóa trị làm rụng hết tóc...
Người bệnh thường rất bi quan và lo lắng về tình trạng bệnh của mình. Người thân là những người có nhiều thời gian gần gũi bệnh nhân nhất thì có thể xem là những người có thể tác động lên tinh thần của người bệnh nhiều nhất.
- Cải thiện dinh dưỡng: người bệnh cần có chế độ ăn đa dạng, ăn thành nhiều bữa trong ngày. Nên chọn các thức giàu năng lượng, vi chất và dễ tiêu hóa như: thịt nạc, cá, sữa, trứng, các loại đậu, các loại rau củ quả... Người bệnh nên hạn chế ăn mặn, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay và các chất kích thích, đồ uống có gas.
Chế độ dinh dưỡng tốt giúp chất lượng sống của người bệnh tốt hơn và có hệ miễn dịch hiệu quả hơn.
- Thể dục: người bệnh nên duy trì các hoạt động thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, làm các công việc nhà đơn giản, đọc sách báo... Việc này giúp người bệnh tránh ủ rũ, mệt mỏi, chán nản, ít nghĩ bi quan về bệnh của mình.
- Vệ sinh: người bệnh cần ở trong môi trường thông thoáng, ít ồn ào. Người bệnh cần được vệ sinh thân thể tốt, đặc biệt là về răng miệng.
Ung thư không phải là một bệnh lây nên vợ chồng bạn không cần cách ly với người bệnh. Điều quan trọng là các bạn tránh tiếp xúc trực tiếp các chất thải từ người bệnh như: phân, nước tiểu, đàm, máu... Khi người bệnh có sốt (thường là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng nào đó) thì nên tạm thời được cách ly với người phụ nữ đang mang thai cho đến khi biết được nguyên nhân gây sốt.
Thân ái!
Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để TTO liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn. TTO thực hiện |
Từ khóa » Gần Người Hóa Trị Có Cần Cách Ly
-
Xạ Trị Xong Có Phải Cách Ly Không? Cách Sống Khỏe Sau Hóa Xạ Trị
-
Người Bệnh Sau Khi Truyền Hoá Chất Có Cần Cách Ly Trẻ Em Không?
-
Khoảng Cách An Toàn Với Bệnh Nhân Sau Xạ Trị Là Bao Xa? | Vinmec
-
Giải đáp Câu Hỏi: Hóa Trị Có ảnh Hưởng đến Người Xung Quanh Không?
-
HÓA TRỊ UNG THƯ CÓ LÀM BỆNH NHÂN CHẾT NHANH HƠN ...
-
Lưu ý Khi Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Hóa Trị Ung Thư - VnExpress
-
Những điểm Cần Lưu ý Khi Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Hóa Trị
-
Điều Trị Hóa Chất ở Bệnh Nhân Ung Thư Và Những điều Cần Biết
-
Điều Trị Hóa Chất Có Phải Cách Ly Không? - , Y Học Bạch Mai
-
Nguyên Tắc Người Bệnh Ung Thư Cần Nhớ Trong Dịch COVID-19
-
Người điều Trị Ung Thư Mắc Covid-19 Cần Lưu ý Những Gì? | Medlatec
-
Chuyên Gia Giải đáp: Thời điểm Tốt Nhất để Bắt đầu Hóa Trị Là Khi Nào?
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Hóa Trị
-
Hóa Trị Là Gì? Liệu Pháp Hóa Trị Ung Thư Có Nguy Hiểm Không?