Chuyên Gia Giải đáp: Thời điểm Tốt Nhất để Bắt đầu Hóa Trị Là Khi Nào?

1. Hóa trị được thực hiện bằng những cách nào?

Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại thuốc, các loại hóa chất để tiêu diệt những tế bào ung thư, làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư, giảm kích thước khối u, giảm triệu chứng bệnh,…

Thuốc hóa trị dùng theo đường uống

Thuốc hóa trị dùng theo đường uống

Những loại hóa chất này có thể được sử dụng theo đường uống, đường tiêm dưới da, đường tiêm bắp, đường tiêm tĩnh mạch và một số đường khác. Cụ thể như sau:

  • Thuốc dùng theo đường uống:

Những loại thuốc được dùng theo đường uống sẽ được bao bọc bởi một lớp vỏ bên ngoài. Khi được đưa vào dạ dày, lớp vỏ này sẽ bị dịch tiêu hóa có trong dạ dày phá vỡ.

  • Thuốc dùng theo đường tiêm dưới da

Bệnh nhân sẽ thực hiện tiêm thuốc dưới da bằng một loại kim tiêm ngắn. Thuốc sẽ được đi vào khoảng giữa da mà không đi sâu vào các lớp cơ. Thông thường những loại thuốc dạng sản phẩm sinh học sẽ được dùng theo cách này.

  • Thuốc dùng theo đường tiêm bắp

Với phương pháp này thì các bác sĩ sẽ cần kim tiêm có kích thước lớn hơn để đưa thuốc vào các tổ chức cơ. Phương pháp này giúp thuốc hấp thu vào cơ thể nhanh hơn đường uống nhưng chậm hơn các đường tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch. Bên cạnh đó, những loại thuốc hóa chất sẽ không được dùng theo đường tiêm bắp. Những bệnh nhân bị hạ tiểu cầu cũng không nên dùng thuốc theo đường tiêm bắp vì có thể gây biến chứng chảy máu.

Thuốc hóa trị dùng theo đường truyền tĩnh mạch

Thuốc hóa trị dùng theo đường truyền tĩnh mạch

  • Thuốc dùng theo đường tĩnh mạch

Phương pháp này sẽ giúp thuốc hấp thu nhanh hơn và đi khắp cơ thể. Phần lớn những loại hóa chất đều được sử dụng theo đường tĩnh mạch vì chúng thường có thể hấp thu vào máu một cách dễ dàng. Những loại thuốc truyền qua đường tĩnh mạch có thể kéo dài vài giờ hoặc thậm chí vài tuần, tùy thuộc vào phác đồ điều trị của bác sĩ.

  • Các đường dùng hóa chất khác

Bên cạnh những đường dùng hóa chất đã kể đến phía trên, còn có một số đường dùng hóa chất khác có thể kể đến như đường tủy sống, đường màng bụng, bàng quang, màng phổi, hay cũng có thể dùng thuốc tại chỗ,…

2. Thời điểm tốt nhất để bắt đầu hóa trị

2.1. Thời điểm nào là tốt nhất để bắt đầu hóa trị?

Thông thường, hóa trị sẽ được thực hiện trước hoặc sau khi phẫu thuật:

- Các trường hợp hóa trị sau phẫu thuật: Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, khi cơ thể phục hồi và đảm bảo một trạng tốt nhất để đáp ứng với thuốc thì mới nên thực hiện hóa trị.

Bệnh nhân cần đảm bảo sức khỏe tốt nhất để thực hiện hóa trị

Bệnh nhân cần đảm bảo sức khỏe tốt nhất để thực hiện hóa trị

- Những trường hợp hóa trị trước phẫu thuật nhằm mục đích giảm bớt kích thước khối u và giúp cho việc phẫu thuật dễ dàng hơn và giảm nguy cơ rủi ro.

- Một số trường hợp cần được áp dụng hóa trị củng cố: Khi những đợt hóa trị trước đó đã đạt được những thành quả nhất định thì các đợt điều trị củng cố cũng có thể được chỉ định thực hiện để củng cố thành quả đó.

- Hóa trị duy trì: Một số trường hợp được áp dụng hóa trị duy trì với liều thấp hơn để kéo dài thời gian lùi bệnh.

- Hóa trị triệu chứng: Phương pháp này thường được áp dụng với những bệnh nhân ở giai đoạn cuối.

Bên cạnh đó, thời điểm tốt nhất để bắt đầu hóa trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như khoảng thời gian bệnh nhân ổn định sức khỏe từ lần điều trị trước đó, thể trạng người bệnh ra sao,… Trước khi điều trị hóa trị cho bệnh nhân ung thư, các bác sĩ luôn phải cân nhắc giữa tác dụng của thuốc và một số tác hại mà nó có thể gây ra cho người bệnh.

Sau mỗi đợt hóa trị, bệnh nhân cũng cần có thời gian để hồi phục sức khỏe. Chính vì thế mà hóa trị thường được chia làm nhiều đợt. Số đợt hóa trị phụ thuộc vào mục đích điều trị và từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.

2.2. Một số tác dụng phụ thường gặp khi thực hiện hóa trị

Không phải bệnh nhân nào cũng gặp phải tác dụng phụ khi thực hiện hóa trị và không phải ai cũng gặp những tác dụng phụ khác nhau. Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào phác đồ điều trị, liều lượng thuốc, độ tuổi và sức khỏe của bệnh nhân.

Bệnh nhân có thể bị rụng tóc trong các đợt hóa trị

Bệnh nhân có thể bị rụng tóc trong các đợt hóa trị

Dưới đây là một số tác dụng phụ của hóa trị:

+ Thiếu hồng cầu dẫn đến mệt mỏi, da xanh xao, hoa mắt, chóng mặt,…

+ Giảm bạch cầu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

+ Giảm tiểu cầu dẫn tới tình trạng xuất huyết dưới da hoặc nội tạng.

+ Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch chẳng hạn như nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm,…

+ Ảnh hưởng đến chức năng gan, hệ thống đường ruột, chẳng hạn như tình trạng chán ăn, buồn nôn, phân lỏng, táo bón,…

+ Gây rụng tóc: Tình trạng này thường diễn ra trong những đợt điều trị đầu tiên. Tuy nhiên, sau khi kết thúc đợt điều trị, bệnh nhân hoàn toàn có thể mọc tóc bình thường trở lại.

+ Một số bệnh nhân có thể phải đối mặt với tình trạng kích ứng da, khô da, phát ban hoặc da bị nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.

+ Thậm chí một số loại thuốc hóa trị có thể làm tăng nguy cơ đau tim.

+ Thuốc hóa trị có thể gây tổn thương thận.

+ Gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh khiến bệnh nhân khó khăn trong việc tập trung, suy giảm trí nhớ, cơ thể mệt mỏi, run rẩy, khả năng phản xạ kém,…

Phần lớn các tác dụng phụ chỉ kéo dài trong thời gian ngắn nhưng cũng có những trường hợp, tác dụng phụ kéo dài đến vài năm, thậm chí tồn tại vĩnh viễn gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ để hiểu hơn về phương pháp điều trị này cũng như tình trạng sức khỏe của mình.

Như vậy bạn đã hiểu hơn về thời điểm tốt nhất để bắt đầu hóa trị và một số tác dụng phụ mà phương pháp này có thể mang lại. Để được tìm hiểu thêm các thông tin sức khỏe, bạn có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56.

Từ khóa » Gần Người Hóa Trị Có Cần Cách Ly