Lưu ý Khi Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Hóa Trị Ung Thư - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Theo cảnh báo của Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Mỹ (NIOSH), khi nhân viên y tế, người thân của bệnh nhân tiếp xúc thường xuyên với thuốc hóa trị độc tế bào trong môi trường kiểm soát không đầy đủ có thể gây ra nhiều tai họa như: kích ứng da; rụng tóc, nhức đầu; rối loạn sức khỏe sinh sản, tăng nguy cơ bị ung thư. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc người bệnh sau hóa trị, người thân, nhất là trẻ nhỏ cần lưu ý tránh phơi nhiễm với nồng độ hóa chất thấp trong dich tiết từ người bệnh.
Sau hóa trị, bệnh nhân và những người chăm sóc cần lưu ý một số điểm để ngăn ngừa việc tiếp xúc với dịch tiết từ cơ thể của người bệnh, nhất là trong vòng 48-72 tiếng sau hóa trị. Các dịch tiết này bao gồm nước tiểu, phân, mồ hôi, chất nhầy như đờm, chất nôn, máu và dịch tiết từ hoạt động tình dục.
Bác sĩ hoặc y tá của bạn sẽ đề xuất các biện pháp an toàn tại nhà mà người chăm sóc nên tuân theo như:
Đóng nắp và xả hai lần sau khi đi vệ sinh.
Nếu là nam giới hãy ngồi khi đi tiểu (để hạn chế văng nước tiểu).
Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi sử dụng nhà vệ sinh.
Làm sạch những thứ văng từ nhà vệ sinh bằng khăn lau 1 lần có chất tẩy rửa.
Sử dụng găng tay khi xử lý dịch cơ thể và rửa tay sau khi tháo găng.
Mặc miếng lót hoặc tã dùng một lần cho người bệnh không có khả năng tự đi vệ sinh và đeo găng tay khi xử lý tã, miếng lót.
Giặt riêng ga trải giường, khăn và quần áo bị dính dịch cơ thể.
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
Đối với thuốc uống nên mang găng tay khi cầm và rửa tay ngay sau khi dùng.
c sĩ, dược sĩ hoặc điều dưỡng y tá của bạn sẽ cho biết khoảng thời gian tránh phơi nhiễm để đảm bảo an toàn.
Như vậy, song song với việc yêu cầu người nhà (nhất là trẻ em) phòng bệnh truyền nhiễm qua việc rửa tay kỹ, tiêm các loại vắc xin phòng bệnh để bảo vệ người thân đang hóa trị thì bản thân bệnh nhân cũng nên lưu ý các điểm trên để giảm nguy cơ phơi nhiễm cho người thân.
Nha Trang (Theo Cancer.gov)
Từ khóa » Gần Người Hóa Trị Có Cần Cách Ly
-
Xạ Trị Xong Có Phải Cách Ly Không? Cách Sống Khỏe Sau Hóa Xạ Trị
-
Người Bệnh Sau Khi Truyền Hoá Chất Có Cần Cách Ly Trẻ Em Không?
-
Khoảng Cách An Toàn Với Bệnh Nhân Sau Xạ Trị Là Bao Xa? | Vinmec
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Hóa Trị - Tuổi Trẻ Online
-
Giải đáp Câu Hỏi: Hóa Trị Có ảnh Hưởng đến Người Xung Quanh Không?
-
HÓA TRỊ UNG THƯ CÓ LÀM BỆNH NHÂN CHẾT NHANH HƠN ...
-
Những điểm Cần Lưu ý Khi Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Hóa Trị
-
Điều Trị Hóa Chất ở Bệnh Nhân Ung Thư Và Những điều Cần Biết
-
Điều Trị Hóa Chất Có Phải Cách Ly Không? - , Y Học Bạch Mai
-
Nguyên Tắc Người Bệnh Ung Thư Cần Nhớ Trong Dịch COVID-19
-
Người điều Trị Ung Thư Mắc Covid-19 Cần Lưu ý Những Gì? | Medlatec
-
Chuyên Gia Giải đáp: Thời điểm Tốt Nhất để Bắt đầu Hóa Trị Là Khi Nào?
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Hóa Trị
-
Hóa Trị Là Gì? Liệu Pháp Hóa Trị Ung Thư Có Nguy Hiểm Không?