Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Ruột Thừa Như Thế Nào? | TCI Hospital

Chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa như thế nào để chóng hồi phục là vấn đề rất được quan tâm. Tùy theo tình trạng bệnh và mỗi giai đoạn điều trị sẽ có chế độ chăm sóc phù hợp. Viêm ruột thừa là bệnh lý phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Viêm ruột thừa điều trị bằng cách nào?
  • 2. Chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa
    • 2.1. Chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa tại bệnh viện
    • 2.2. Chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa tại nhà
  • 3. Bệnh nhân viêm ruột thừa sau bao lâu thì hoàn toàn hồi phục

1. Viêm ruột thừa điều trị bằng cách nào?

Đối với bệnh nhân bị viêm ruột thừa, phương pháp điều trị phổ biến nhất là phẫu thuật – mổ mở hoặc mổ nội soi qua thành bụng. Cụ thể, các cách điều trị như sau:

– Bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp: Cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm

– Biến chứng viêm phúc mạc: cắt bỏ ruột thừa (áp dụng dẫn lưu hoặc không dẫn lưu tùy trường hợp).

– Viêm phúc mạc toàn bộ: Cắt bỏ ruột thừa kết hợp đặt ống dẫn lưu.

– Biến chứng áp xe: cần dẫn lưu mủ, sau khi hết thì mới chỉ định ngày cắt bỏ ruột thừa.

– Xuất hiện đám quánh ruột thừa: Trường hợp này thường sẽ theo dõi và hẹn mổ sau thời gian tầm 3 tháng.

Bệnh nhân viêm ruột thừa thường được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa

Bệnh nhân viêm ruột thừa thường được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa

2. Chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa

Bệnh nhân trước khi được điều trị viêm ruột thừa cần được động viên để bớt tâm lý  lo lắng. Khi nằm nghỉ ngơi chờ mổ có thể nằm ở tư thế giảm đau, co đầu gối để giảm bớt áp lực thành bụng. Sau khi cắt bỏ ruột thừa, cần có một số lưu ý chăm sóc trong thời gian nằm viện và khi về nhà.

2.1. Chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa tại bệnh viện

Trong thời gian nằm viện, các dấu hiệu sinh tồn cần được theo dõi đó là thân nhiệt, nhịp tim, mạch đập, nhịp thở… Những dấu hiệu này sẽ được các điều dưỡng kiểm tra thường xuyên để phát hiện bất thường và xử lý ngay.

– Bệnh nhân không có biến chứng:  bệnh nhân được hướng dẫn nằm đúng tư thế để dịch thoát ra dễ dàng và phòng tránh các vấn đề như liệt ruột… Lưu ý cử động nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương đến vết mổ.

Về ăn uống, 24h sau phẫu thuật bệnh nhân không nên ăn uống. Nếu xuất hiện tình trạng nôn mửa hay khó chịu, bệnh nhân có thể uống nước. Bệnh nhân sẽ ăn thức ăn lỏng trong vòng vài ngày trước khi ăn uống bình thường trở lại.

Vết mổ mở sẽ được thay băng 2 ngày/ 1 lần và có thể cắt chỉ sau 7 – 10 ngày. Với mổ nội soi thì vết thương rất nhanh sẽ liền. Vì đó chỉ là vết trích nhỏ tầm 3 – 5mm. Sau 2 – 3 ngày thì bệnh nhân nên ngồi dậy, đi lại quanh phòng bệnh. Bệnh nhân trong thời gian nằm viện sẽ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ hàng ngày.

– Đối với viêm ruột thừa có biến chứng, thời gian nằm viện sẽ lâu hơn. Điều dưỡng và người nhà cũng cần sát sao quan sát để phát hiện dấu hiệu bất thường và kịp thời xử lý nếu có. Bệnh nhân sẽ được rút ống dẫn lưu tùy theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa lưu ý

Chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa cần chú ý đến chế độ ăn uống, vận động, vệ sinh vết mổ và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định.

2.2. Chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa tại nhà

Sau khi xuất viện, bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc vết thương, liều lượng thuốc, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Theo đó, người bệnh cần:

– Uống nhiều nước hằng ngày hạn chế bị táo bón

– Nên ăn nhiều các thực  phẩm giàu chất xơ, bổ sung đủ 4 nhóm dưỡng chất

– Không nên ăn các nhóm đồ hộp, đồ có sẵn, đồ khô khó tiêu…

– Sau xuất viện nên nghỉ ngơi thêm tại nhà. Không nên đi làm, đi học ngay lập tức để sức khỏe được hồi phục đầy đủ.

– Không mang vác nặng, hạn chế leo cầu thang và các hoạt động làm căng cơ bụng.

– Nghỉ ngơi điều độ không nên thức khuya dậy sớm, căng thẳng đầu óc, sẽ khiến vết thương lâu lành hơn.

– Giữ vết thương khô ráo. Không được tắm bồn, đi bơi khi vết thương chưa lành hẳn.

Đặc biệt, nếu có gì bất thường như chảy máu, nhiễm trùng, chảy dịch… cần thông báo ngay cho bác sĩ và nhanh chóng đến bệnh viện để được xử lý. Ngoài ra, nếu có dấu hiệu bị tắc ruột hoặc bí đại tiện, cần nhịn ăn uống và đến bệnh viện ngay lập tức.

3. Bệnh nhân viêm ruột thừa sau bao lâu thì hoàn toàn hồi phục

Đối với bệnh nhân viêm ruột thừa, sau khi phát hiện bệnh thì thường có chỉ định mổ ngay lập tức.

Đối với mổ mở truyền thống không có biến chứng, vết mổ sẽ nhanh chóng liền lại trong khoảng thời gian từ 2 – 4 tuần. Trong thời gian này cần hạn chế vận động, nghỉ ngơi ăn uống điều độ để chóng hồi phục. Sau thời gian này thì người bệnh hầu như đã phục hồi và có thể sinh hoạt như bình thường.

Đối với trường hợp mổ nội soi, thời gian hồi phục được rút ngắn hơn rất nhiều. Do biện pháp này ít xâm lấn, ít đau, vết mổ nhỏ nên thường hồi phục sau 1 – 2 tuần. Sau khi hồi phục, bệnh nhân có thể tham gia các hoạt động vui chơi, vận động lành mạnh và trở lại làm việc, học tập như ngày thường.

Trường hợp viêm ruột thừa có biến chứng, thời gian hồi phục là lâu hơn. Vì còn phải khắc phục biến chứng rồi mới loại bỏ được phần ruột thừa bị viêm.

Chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa cần lưu ý

Bệnh nhân viêm ruột thừa sẽ hồi phục nhanh chóng nếu có chế độ chăm sóc hợp lý

Thời gian hồi phục vết thương còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và đặc biệt là chế độ chăm sóc. Do đó, chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa đúng cách là vô cùng quan trọng, người nhà và bệnh nhân đều cần lưu ý.

Từ khóa » Chăm Sóc Người Bệnh Mổ Ruột Thừa