CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ CẮT RUỘT THỪA VIÊM
Có thể bạn quan tâm
- Đại cương
Viêm ruột thừa cấp là một trong những bệnh lý cấp cứu ngoại khoa hay gặp nhất. Tần suất viêm ruột thừa cấp song hành với tần suất của quá trình phát triển của mô bạch huyết, với tỷ lệ cao nhất ở giai đoạn đầu của thập niên. Viêm ruột thừa thường xảy ra ở nam giới, đặc biệt vào tuổi dậy thì. Tỷ lệ nam/nữ khoảng 1,3:1.
Bệnh cần được chẩn đoán sớm giải quyết kịp thời để tránh biến chứng: viêm phúc mạc…Khi đã chẩn đoán viêm ruột thừa cấp thì phải mổ cấp cứu.
- Nguyên nhân
2.1. Tắc lòng ruột thừa
Là yếu tố gây bệnh nổi bật nhất trong viêm ruột thừa cấp. Sỏi phân là nguyên nhân gây tắc ruột thừa hay gặp.
2.2. Nhiễm trùng ruột thừa
– Sau khi bị tắc vi khuẩn trong lòng ruột thừa phát triển gây viêm
– Nhiễm trùng ruột thừa do nhiễm trùng huyết, xuất phát từ các ổ nhiễm trùng nơi khác như: phổi, tai, mũi…tuy vậy nguyên nhân này hiếm gặp.
2.3. Tắc nghẽn mạch máu ruột thừa
– Tắc lòng ruột thừa làm áp lực lòng ruột thừa tăng lên gây tắc nghẽn các mạch máu nhỏ tới nuôi dưỡng thành ruột thừa gây rối loạn tuần hoàn.
– Nhiễm trùng: do độc tố của vi khuẩn Gram âm, gây tắc mạch hoặc có thể gây tắc mạch tiên phát là nguyên nhân của viêm ruột thừa.
- Triệu chứng
– Đau bụng vùng hố chậu phải: đau âm ỉ, đau lien tục, tăng dần, có trường hợp người bệnh đau dữ dội khi ruột thừa căng sắp vỡ hoặc giun chui vào ruột thừa. Có một số trường hợp lúc đầu đau ở vùng thượng vị hoặc đau quanh rốn sau đó mới đau khu trú xuống hố chậu phải.
– Rối loạn tiêu hóa
+ Nôn hoặc buồn nôn
+ Bí trung đại tiện khi viêm phúc mạc hoặc đại tiện phân lỏng.
– Điểm Mac- Burney đau chói
– Sốt nhẹ 3705 – 3805, khi sốt cao là ruột thừa đã nung mủ sắp vỡ hoặc đã vỡ.
– Cận lâm sàng: Bạch cầu tăng từ 10.000-15.000; siêu âm thấy đường kính ruột thừa to hơn bình thường.
- Giáo dục sức khỏe
4.1. Chế độ dinh dưỡng
Trong thời gian hậu phẫu bệnh nhân tạm nhịn ăn uống cho tới khi có nhu động ruột (bệnh nhân đã trung tiện)
Khi có nhu động ruột ăn các món ăn lỏng, dễ tiêu hóa như các loại cháo, súp…trong vòng 2 ngày sau đó thì cho ăn bình thường
Ăn đủ dưỡng chất, ăn thêm nhiều loại trái cây và rau quả mềm, dễ tiêu; thực phẩm từ sữa ít chất béo và các nguồn protein như thịt gia cầm và hải sản được chế biến dễ ăn, đậu phụ và đậu vào chế độ ăn hàng ngày.
Cần bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất. Chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch, và nhất là phòng tránh nhiễm trùng sau mổ.
Dưa hấu, đu đủ, chuối chín, cam, quýt…Hoa quả chứa nhiều Vitamin C giúp vết mổ ruột thừa của người bệnh mau lành hơn
Cháo, súp là những thực phẩm dễ tiêu hóa, tốt cho người mổ ruột thừa
4.2. Chế độ vận động, nghỉ ngơi
Hướng dẫn bệnh nhân những bài tập hiệu quả như tập ngồi dậy (ngày đầu tiên), đi lại nhẹ nhàng (ngày thứ hai sau mổ).
Vận động sớm sau mổ sẽ hạn chế rất nhiều tình trạng tắc ruột sau mổ, cũng như giúp cho nhu động ruột nhanh chóng hoạt động trở lại.
Bệnh nhân viêm ruột thừa vẫn có thể thực hiện bình thường các công việc hàng ngày nhưng lưu ý nên vận động nhẹ nhàng, đi lên xuống cầu thang từ từ, cẩn thận. Bệnh nhân không nên lái xe hay làm các công việc trí óc để tránh bị căng thẳng tốt nhất trong 01 tháng sau mổ.
4.3. Hướng dẫn trong quá trình điều trị tại bệnh viện.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sỹ và người bệnh
Dùng thuốc đúng theo y lệnh, báo cáo với bác sĩ những bất thường gặp phải để bác sĩ có điều chỉnh kịp thời (xin ý kiến bác sĩ điều trị).
Tuân thủ chặt chẽ theo lời khuyên về chế độ ăn, tập luyện, thay đổi lối sống có lợi cho sức khỏe.
4.4. Hướng dẫn cách phòng bệnh và chăm sóc sau khi ra viện
Xây dựng được chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn uống cần được thiết lập lại, ăn chậm, nhai kỹ, ăn lỏng dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, tránh ăn các loại thức ăn có chứa nhiều chất xơ không hòa tan như măng, rau nhút, mướp…và các loại hoa quả có chứa nhiều Tanin như ổi, hồng…Những chất này sẽ có thể kết dính với nhau và tạo nên bã, gây tắc ruột sau này.
+ Rau củ tươi: loại rau có màu xanh sẫm, đặc biệt những loại rau họ cải Không những bổ sung các chất dưỡng cần thiết cho cơ thể mà khi ăn nhiều rau xanh cũng sẽ có tác dụng phòng bệnh viêm ruột thừa rất tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn các loại đậu, khoai tây, cà rốt, củ cải…
+ Các thực phẩm chứa nhiều tinh bột: Những loại thực phẩm như khoai, các loại ngũ cốc luôn chứa hàm lượng tinh bột rất lớn, khi ăn những loại thực phẩm này nó sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh.
+ Trái cây: Những loại quả như mâm xôi, việt quất, táo, lê, chuối… chứa thành phần chất xơ rất cao, chúng có tác dụng làm sạch tạp chất, giúp nhuận tràng, làm giảm nguy cơ bị viêm nhiễm ruột thừa. Do đó, đây cũng chính là một trong những cách làm giảm nguy cơ bị viêm ruột thừa hiệu quả.
+ Sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng chống viêm nhiễm: Những loại thực phẩm có khả năng kháng viêm: nghệ, tỏi, chanh, húng quế, gừng…
+ Uống lượng nước đủ trong ngày: theo khuyến cáo 40ml/kg/24h
+ Tái khám nếu có dấu hiệu bất thường: đau bụng, bí trung đại tiện…
Từ khóa » Chăm Sóc Người Bệnh Mổ Ruột Thừa
-
Chăm Sóc Tại Nhà Sau Khi Mổ Nội Soi Ruột Thừa Như Thế Nào Là đúng ...
-
Chăm Sóc Người Bệnh Mổ Viêm Ruột Thừa - Health Việt Nam
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mổ Viêm Ruột Thừa
-
Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc Sau Mổ Viêm Ruột Thừa
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Ruột Thừa Như Thế Nào? | TCI Hospital
-
Diễn Biến Bệnh Viêm Ruột Thừa Và Cách Chăm Sóc Người Bệnh
-
Chế độ Dinh Dưỡng, ăn Uống Sau Mổ Viêm Ruột Thừa - Vinmec
-
Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Ruột Thừa Chính Xác Nhất
-
Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Sau Mổ Ruột Thừa An Toàn
-
Phẫu Thuật Nội Soi Viêm Ruột Thừa - Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn
-
Chế độ Dinh Dưỡng Chăm Sóc Cho Trẻ Bị Viêm Ruột Thừa
-
Cắt Ruột Thừa, Rửa Và Dẫn Lưu ổ Bụng. ----- * Chuẩn Bị Trước Mổ
-
Phẫu Thuật Cắt Ruột Thừa: Phương Pháp Mổ Mở ổ Bụng Và Nội Soi
-
Viêm Ruột Thừa - Bệnh Viện FV