Chăm Sóc Cơ Thể Sau Sinh. - Webtretho

imagesThịnh hànhCộng đồngWebtretho Beyeu Awards 2024Thông báoĐánh dấu đã đọcLoading...Đăng nhậpĐăng nhậpTạo tài khoảnĐăng nhập qua FacebookĐăng nhập qua GoogleLÀM MẸSức khỏe - Sữa mẹ sau khi sinhTham giacChilittlechicken9 năm trướcBáo cáoChăm sóc cơ thể sau sinh.Sau sinh, cơ thể thay đổi rất nhiều từ ngoại hình đến tình trạng sức khỏe. Để lấy lại vóc dáng thon gọn và đảm bảo sức khỏe, sản phụ cần có một chế độ tập luyện cũng như dinh dưỡng hợp lý. BS. Mai Thu Thủy, công tác tại khoa Sản, bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Những thay đổi cơ thể sau sinhThay đổi ở tóc: Một vài tuần sau khi sinh, bạn có thể bắt đầu bị rụng tóc. Lượng tóc rụng đi có thể lên đến 20-30% số tóc bạn đang có. Một số nguyên nhân của tình trạng này là do thay đổi nội tiết, rối loạn tâm lý, thiếu hụt dinh dưỡng.Thay đổi màu da: Những vết thâm nám xuất hiện trong thai kỳ có thể mờ dần sau sinh. Những phụ nữ bị mụn trứng cá nặng trong thai kỳ cũng sẽ giảm bớt sau sinh. Tuy nhiên, ở một số người, sau sinh em bé, sẽ bắt đầu bị nổi mẩn đỏ quanh miệng và cằm hoặc bị da rất khô. Tình trạng này có thể kéo dài vài tuần sau sinh.Thay đổi ở vú: Ngực của bạn có thể sẽ trở nên đỏ ửng, đau và căng sữa. Sau quá trình căng, ngực của bạn có thể sẽ bắt đầu chảy xệ. Tình trạng chảy sữa cũng có thể xảy ra trong vài tuần, ngay cả khi bạn không cho con bú.Rạn da, chảy xệ vùng bụng: Khi mang thai, những đường nứt màu nâu sẫm hoặc đỏ tím, hơi lõm, xuất hiện trên bề mặt vùng bụng, vùng mông, đùi gọi là những vết rạn da. Có khoảng gần 80% trường hợp phụ nữ mang thai và sau sinh bị rạn da. Hình minh họaĐau lưng: Đau lưng sau sinh được cho là do trong thời gian mang thai, tử cung mở rộng, làm suy yếu cơ bụng và làm thay đổi tư thế. Khi đó cột sống sẽ bị kéo về phía trước khiến lưng bị căng và cong hơn. Ngoài ra, việc cho con bú sai tư thế cũng khiến sản phụ bị đau lưng. Hình minh họaTiểu không kiểm soát hoặc táo bón: Sau sinh, một số thai phụ sẽ không thể kiểm soát việc đi tiểu của mình. Bạn có thể bị són tiểu hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, táo bón có thể vẫn là một vấn đề với phụ nữ sau sinh.Thay đổ ở vùng kín: Âm đạo của bạn có thể bị căng giãn quá mức trong quá trình sinh nở. Trong khoảng 3-4 ngày sau sinh, bạn sẽ thấy có nhiều sản dịch đỏ hoặc chất nhầy trong mờ. Chăm sóc cơ thể sau sinhNếu đau vùng kín: Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi ngồi, có thể ngồi trên một chiếc gối hoặc nệm để giảm đau. Khi đi tiểu, có thể dùng nước ấm để vệ sinh. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc làm mềm phân theo khuyến cáo của bác sĩ để tránh làm đau vùng kín khi đại tiện. Bạn cũng nên thông báo với bác sĩ trong trường hợp bị xuất huyết âm đạo bất thường, sản dịch có mùi hôi, có các cơn co thắt tại âm đạo hoặc sốt từ 38 độ C trở lên.Kiểm soát việc đi tiểu: Sưng hoặc bầm tím của các mô xung quanh bàng quang và niệu đạo có thể dẫn đến tiểu khó. Việc lo lắng nước tiểu làm rát vùng kín cũng có thể khiến sản phụ căng thẳng, khó tiểu. Bạn có thể giải quyết tình trạng này bằng cách đổ nước ấm lên âm hộ khi đi tiểu.Ngoài ra, để khắc phục tình trạng tiểu không kiểm soát, rò rỉ nước tiểu khi ho, căng thẳng hay cười, bạn có thể dùng băng vệ sinh tạm thời vì tình trạng này sẽ được cải thiện theo thời gian. Bạn cũng có thể khắc phục bằng những bài tập Kegel để giúp săn chắc cơ sàn khung chậu. Để tập Kegels, hãy tập thắt chặt cơ xương chậu của bạn như thể bạn đang ngăn chặn nước tiểu. Hãy thử nó trong năm giây, lặp lại bốn hoặc năm lần, ngưng trong 10 giây giữa các cơn co thắt.Giảm đau vú và khắc phục tình trạng chảy sữa: Để giảm bớt khó chịu ở vú, bạn có thể đắp khăn ấm lên nực và dùng máy hút sữa để hút bớt sữa ra ngoài khi bé không bú hết. Giữa các lần ăn của bé, bạn có thể đắp khăn lạnh hoặc chườm lạnh vào ngực.Chế độ vận động: Để lấy lại vóc dáng sau sinh cũng như tăng cường sức khỏe, bạn cần có một chế độ vận động hợp lý. Trừ trường hợp bị tai biến sản khoa hay sinh mổ thì sau 6 tiếng sinh con, bạn đã có thể đi bộ nhẹ nhàng, chuyển động nhẹ ở gót chân và cổ chân. Sau 6 tuần, bạn có thể bắt đầu những bài tập bụng.Giữ tinh thần phấn chấn: Sau sinh, tâm trạng phụ nữ có thể thay đổi bất thường. Việc thay đổi tâm trạng khiến sản phụ dễ cáu giận, buồn bã và lo lắng. Nhiều bà mẹ mới gặp chứng trầm cảm nhẹ hoặc nặng. Lúc này, bạn cần chăm sóc tốt cho chính mình. Bạn nên chia sẻ cảm xúc của mình với chồng, người thân hoặc bạn bè.Dinh dưỡng hợp lý: Sau sinh, cơ thể sản phụ cần nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cao hơn nhiều lần bình thường. Số lượng các chất dinh dưỡng cần nhiều để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể người mẹ và chuyển hóa thành sữa cho con bú. Ngoài ra, bạn phải tăng cường ăn nhiều rau xanh, rau củ quả để tránh táo bón, uống nhiều nước từ 2 – 2,5 l/ngày. Hình minh họaKiểm tra sức khỏe sau sinh: Khoảng sáu tuần sau khi sinh, bạn cần đến bệnh viện để thăm khám nhằm kiểm tra tình trạng phục hồi của âm đạo, cổ tử cung và tử cung. (Theo Khám phá)Nguồn: http://eva.vn/tin-tuc-me-bau/cham-soc-co-the-sau-sinh-c292a233089.htmlQuảng cáoLên đầu trang

Từ khóa » Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh Webtretho