Chăm Sóc ống Dẫn Lưu Và Người Bệnh Có ống Dẫn Lưu | BvNTP
Có thể bạn quan tâm
I. ỐNG DẪN LƯU
1.1. Định nghĩa: Ống dẫn lưu là một hệ thống đặt từ một vùng, một khoang của cơ thể để dẫn lưu dịch, máu hoặc chất tiết ra ngoài hoặc từ cơ quan này sang cơ quan khác.
1.2. Mục đích đặt dẫn lưu
– Điều trị:
+ Lấy hết chất dịch, mủ, khí vì nếu không thoát hết thì diễn tiến trầm trọng hơn hoặc có thể dẫn đến tử vong.
+ Dẫn lưu ổ áp xe, tụ dịch, máu, giải áp trong trường hợp tràn máu, tràn khí màng phổi, tràn dịch từ cơ quan …
– Phòng ngừa
+ Tránh nhiễm trùng các cơ quan xung quanh.
+ Tránh loét miệng vết thương.
+ Đề phòng tụ dịch sau mổ.
+ Theo dõi nguy cơ chảy máu sau mổ.
+ Theo dõi xì bục đường khâu, miệng nối.
+ Giúp theo dõi diễn tiến nơi vừa can thiệp, theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất dịch mỗi ngày.
1.3. Các vị trí đặt ống dẫn lưu
– Dẫn lưu ổ bụng: Dẫn lưu Douglas, dưới gan, hố lách, ống mật chủ, túi mật.
– Dẫn lưu lồng ngực: Trung thất, màng phỗi, màng tim.
– Dẫn lưu tiết niệu: Hố thận, bể thận, niệu đạo, niệu quản.
– Dẫn lưu vết thương: Phần mềm, ổ áp xe.
– Dẫn lưu xương: Ổ khớp.
– Dẫn lưu đầu: Shunt, dẫn lưu vết mổ dưới da đầu, dẫn lưu giải áp não thất, dẫn lưu ổ áp xe não …
1.4. Đặc điểm cần có của ống dẫn lưu
– Ít gây phản ứng cho cơ thể.
– Ống có vạch cản quang để dễ theo dõi khi chụp X – quang.
– Mềm mại, trơn láng không gây bám dính.
1.5. Các loại ống dẫn lưu
– Dựa vào chất liệu
+ Gạc (Meches): Dẫn lưu nhờ vào tính thấm, không để lâu quá 24 giờ.
+ Ống cao su mềm (Penrose): Dẫn lưu nhờ vào tính mao dẫn, không nên để lâu quá 72 giờ.
+ Ống cao su (Tubes): Dẫn lưu theo lực thủy tĩnh.
– Dẫn lưu kiểu kết hợp
+ Ống trong lam cao su (Penrose drain)
+ Dẫn lưu kiểu xì gà (Cigarette drain)
+ Dẫn lưu kiểu Sump (Sump drain): Thường dùng để dẫn lưu ổ bụng, cho không khí đi vào để dễ hút mà không bị mạc nối đến bít tắc. Mục đích vừa hút được lượng nhiều vừa tưới rửa liên tục sau mổ.
– Dựa trên tác dụng
+ Loại thụ động: Dùng trong dẫn lưu hở.
+ Loại chủ động: Dùng trong dẫn lưu kín.
+ Loại kết hợp: Kiểu Sump.
1.6. Tiêu chuẩn đặt ống dẫn lưu
– Nơi thấp nhất theo trọng lực của cơ thể, nơi thấp nhất của ổ dịch.
– Không đặt ở vùng mà diễn tiến cọ xát dễ gây loét, hạn chế xuyên qua khớp, thần kinh, mạch máu.
– Dẫn lưu không nên đặt ngay trên vết mổ.
– Đường đưa ra da gần nhất.
– Đường vào cơ thể ngắn nhất.
– Dẫn lưu đặt ở vị trí dễ chăm sóc.
– Phải có biên bản và mô tả kỹ bằng sơ đồ.
1.7. Nguyên tắc chăm sóc ống dẫn lưu
– Phải bảo đảm vô khuẩn tuyệt đối hệ thống dẫn lưu.
– Người bệnh nên nằm ở tư thế giúp dịch dẫn lưu dễ dàng, thông tốt.
– Tránh tắc nghẽn, dây câu nối nên có đường kính lớn hơn đường kính ống dẫn lưu, câu nối phải đúng cách.
– Bình hứng luôn đặt thấp hơn vị trí dẫn lưu khoảng 60cm.
– Hút dịch liên tục hay ngắt quãng tùy vào mục đích điều trị.
– Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất của dịch dẫn lưu, ghi hồ sơ.
– Bơm rửa ống dẫn lưu tùy mục đích điều trị và thời gian cho phép.
– Luôn theo dõi dấu hiệu mất nước, tình trạng nước xuất nhập.
– Luôn đảm bảo chân ống dẫn lưu khô, sạch, ngừa rôm lở da tích cực, phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm trùng.
– Rút dẫn lưu ngay khi đạt được mục đích điều trị.
– Luôn giáo dục người bệnh tham gia vào sự tự chăm sóc dẫn lưu như: cách ngồi dậy, di chuyển, xoay trở khi có dẫn lưu để giúp người bệnh an tâm.
– Đề phòng sút ống dẫn lưu, phòng ngừa biến chứng.
1.8. Biến chứng
– Nhiễm trùng ngược dòng.
– Sút ống, nghẹt ống.
– Nhiễm trùng chân dẫn lưu.
– Xì rò dịch sau khi rút dẫn lưu.
– Tổn thương các cơ quan xung quanh.
1.9. Rút ống dẫn lưu
– Rút dẫn lưu khi không còn mục đích điều trị, nếu dẫn lưu có dịch ra từ 20 – 50ml/24 giờ hoặc dẫn lưu không còn hoạt động thì thường có y lệnh rút.
– Nếu là mục đích dự phòng và theo dõi thì nên rút trong một thì duy nhất.
– Nếu nhằm mục đích điều trị phải đặt lâu quá 3 ngày thì khi rút nên xoay vặn ống và rút dần vài cm cho đến khi hết.
II. DẪN LƯU Ổ BỤNG
2.1. Chỉ định
– Dẫn lưu ổ áp xe trong ổ bụng để ổ áp xe có thể lành từ đáy dần ra.
– Khi khâu nối ống tiêu hóa mà vị trí khâu nối không có thanh mạc bao phủ.
– Khi khâu nối mà phẫu thuật viên không an tâm.
– Phẫu thuật dẫn lưu đường mật, dẫn lưu hố lách, dẫn lưu tụy…
2.2. Các loại ống dẫn lưu ổ bụng
– Dẫn lưu Kehr (chữ T)
– Thường dùng để dẫn lưu ống mật chủ.
– Mục đích: Giải áp, tưới rửa, theo dõi, điều trị tại chỗ, tán sỏi qua ống dẫn lưu Kehr.
– Chăm sóc:
+ Ghi nhận số lượng dịch mật dẫn lưu, theo dõi nước xuất nhập, ion đồ thường xuyên.
+ Không xoay ống khi thay băng hay khi rút, rút 1 lần.
– Chỉ định rút:
+ Thời gian khoảng 7 – 10 ngày sau mổ, dịch ra trong màu vàng óng ánh.
+ Siêu âm hết sỏi.
+ X – quang có thuốc cản quang: Các nhánh đường mật thông, thuốc xuống tá tràng dễ dàng.
– Dẫn lưu ổ tụy
+ Đặt trong trường hợp mổ viêm tụy, ung thư tụy, chấn thương tụy, áp xe tụy, phẫu thuật Whipple.
+ Chăm sóc:
* Thường là Sumpdrain để bơm rửa sau mổ, ngăn ngừa loét da tích cực.
* Theo dõi thân nhiệt 4 giờ/lần.
* Theo dõi bilan nước hàng ngày vì dịch qua dẫn lưu tụy rất nhiều trong ngày.
+ Rút dẫn lưu tùy vào tình trạng người bệnh.
– Dẫn lưu Douglas
+ Mục đích phòng ngừa:
* Rút sớm khi dịch nhỏ hơn 20ml/ngày.
* Rút 1 lần, xoay ống khi rút nếu dẫn lưu ổ bụng (trừ dẫn lưu Kehr).
+ Mục đích điều trị:
* Thay băng mỗi ngày.
* Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất dịch, rút dần vài cm mỗi ngày cho đến khi ống sút ra, xoay ống khi rút.
– Dẫn lưu dưới gan
+ Mục đích: Phòng ngừa.
+ Chú ý:
* Khi đặt trong trường hợp cắt dạ dày, thường sẽ để lâu hơn khoảng 5 – 6 ngày sau mổ.
* Trong các trường hợp mục đích dẫn lưu khác thì vẫn theo dõi bất thường của dịch dẫn lưu.
– Dẫn lưu hố lách
+Theo dõi chảy máu sau mổ.
+ Nhân viên y tế cần theo dõi sát vì thường người bệnh có bệnh lý chảy máu, rối loạn đông máu.
– Ống thông để nuôi ăn
+ Nhân viên y tế cần cột ống lại sau ăn và câu nối cao hơn dẫn lưu để tránh thức ăn chảy ngược ra ống.
+ Chăm sóc chân da tránh loét, nhiễm trùng.
+ Chú ý: Cần tráng ống sau khi cho ăn.
Xem thêm: Mở bụng thăm dò, lau rửa, đặt dẫn lưu
III. DẪN LƯU TRONG NIỆU KHOA
3.1. Dẫn lưu bể thận
– Mục đích: dẫn lưu nước tiểu, mủ, sỏi, máu.
– Chăm sóc: Dẫn lưu này chỉ có nước tiểu mà không có máu. Không xoay ống khi chăm sóc cũng như khi rút.
– Chỉ định rút: Khoảng 10 – 12 ngày, nước tiểu trong, tổng trạng tốt.
– Siêu âm hết sỏi, X – quang không có sỏi.
– Dẫn lưu bàng quang ra da
– Mục đích: Bơm rửa, điều trị tạm thời, cầm máu, dẫn lưu nước tiểu. Thường dùng ống thông Malecot hay Pezzer.
– Chăm sóc:
* Không xoay ống.
+ Phòng ngừa loét da tích cực.
+ Theo dõi sát nước tiểu về số lượng, màu sắc, tính chất nước tiểu.
+ Chỉ định rút: Sau mổ khoảng 10 – 12 ngày hoặc tùy theo mục đích điều trị.
3.3 Dẫn lưu niệu quản ra da
– Mục đích: Dẫn lưu niệu quản ra da hay dẫn lưu trong niệu quản.
– Chăm sóc:
* Dẫn lưu liên tục.
* Không xoay ống khi chăm sóc
* Phòng ngừa loét da.
* Theo dõi tính chất, màu sắc, số lượng của nước tiểu qua dẫn lưu.
+ Chỉ định rút:
* Tùy theo mục đích điều trị.
* Cần chú ý không xoay ống khi rút, theo dõi nước tiểu.
Xem thêm: Dẫn lưu đài bể thận qua da
IV. DẪN LƯU XƯƠNG
– Là dẫn lưu kín hoàn toàn.
– Hút theo áp suất chân không trong chai.
– Rút khi chai hứng dịch không còn khả năng dẫn lưu.
+ Rút một lần và không thay băng mỗi ngày.
– Theo dõi màu sắc, số lượng, mùi, tính chất dịch và nhiệt độ người bệnh.
V. DẪN LƯU LỒNG NGỰC
– Mục đích:
* Dẫn lưu khí, máu, dịch từ trong khoang màng phổi ra ngoài.
* Tái lập áp suất âm trong khoang màng phổi để giúp phổi nở ra.
* Thường được sử dụng trong các trường hợp tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi, mổ lồng ngực.
– Chăm sóc:
* Hệ thống dẫn lưu luôn kín và 1 chiều.
+ Chai hứng luôn phải thấp hơn lồng ngực.
+ Phải quan sát mực nước lên xuống theo nhịp thở của người bệnh để đánh giá thông hay không thông.
+ Hướng dẫn người bệnh cách thở.
+ Nghe phổi 2 – 4 giờ/lần.
+ Cách xử trí:
* Tuột ống dẫn lưu: Dùng gạc vaseline băng kín vết thương không cho không khí lọt vào.
* Bể bình: Luôn có hai kẹp đặt cạnh giường người bệnh để kẹp ống lại kịp thời khi vỡ bình.
+ Rút ống khi X quang phổi giãn nở tốt, thời gian 24 giờ sau mổ, rút 1 lần rút ở thì hít vào và khi rút xong nên kẹp vết thương lại bằng Agraff hay khâu lại để tránh khí tràn vào màng phổi.
VI. DẪN LƯU SỌ NÃO
6.1. Dẫn lưu Shunt
– Theo dõi tình trạng nghẹt ống, dấu hiệu tăng áp lực nội sọ sau mổ.
– Chăm sóc vết thương ở vùng bụng.
6.2. Dẫn lưu đưới da đầu sau mổ
– Rút khi hết dịch, thường sau 24 giờ, thay băng khi thấm dịch.
6.3. Dẫn lưu não thất
– Phải đảm bảo vô trùng.
– Theo dõi số lượng, màu sắc, tinh chất dịch.
– Chăm sóc dẫn lưu mỗi ngày.
– Theo dõi nhiệt độ, dấu hiệu tăng áp lực nội sọ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Cách đặt ống Dẫn Lưu Kehr
-
Dẫn Lưu Kehr Sau Mổ Lấy Sỏi Đường Mật: Những Điều Cần Lưu Ý
-
Tìm Hiểu Phẫu Thuật Nội Soi Lấy Sỏi ống Mật Chủ Có Dẫn Lưu Kehr
-
Chăm Sóc ống Dẫn Lưu Kehr Tại Nhà - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Dẫn Lưu Kehr - Học Y
-
Dẫn Lưu Kehr - SlideShare
-
Phiếu Tóm Tắt Thông Tin điều Trị Mở ống Mật Chủ Dẫn Lưu Kehr
-
DẪN LƯU ĐƯỜNG MẬT (ống Kehr), CÁCH... - ĐIỀU DƯỠNG VIỆT ...
-
Hội Người Điều Dưỡng Trẻ - CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU KEHR ...
-
PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TÚI MẬT + MỞ ỐNG MẬT CHỦ LẤY SỎI ...
-
Quy Trình Chăm Sóc Dẫn Lưu Kehr Sau Mổ Sỏi Mật Như Thế Nào?
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Dẫn Lưu Kerh
-
Đặt ống Dẫn Lưu Kehr Sau Mổ Sỏi Mật Và Những điều Cần Biết
-
Rò Dịch Mật Sau Khi Rút ống Dẫn Lưu Kehr Có Nguy Hiểm Không?
-
Chỉ Tiêu Thực Hành Tuần 7: Kiến Tập Rút ống Dẫn Lưu đường Mật (ống ...