Quy Trình Chăm Sóc Dẫn Lưu Kehr Sau Mổ Sỏi Mật Như Thế Nào?

Người nhà nên nắm rõ quy trình chăm sóc dẫn lưu Kehr để người bệnh nhanh hồi phục

Tại sao đã cắt túi mật nhưng vẫn tái phát đau?

Tán sỏi ống mật chủ: Những điều cần biết trước khi thực hiện

Cách phân biệt sỏi túi mật và sỏi ống mật chủ

5 điều cần biết về sỏi đường mật: Triệu chứng, cách điều trị thế nào?

Sau khi mổ sỏi mật, lượng dịch dư thừa hay sỏi còn sót lại có thể theo ống mật chủ xuống tá tràng, gây tắc nghẽn. Do đó, các bác sỹ có thể phải tiến hành đặt ống dẫn lưu Kehr để loại bỏ lượng dịch và sỏi này, nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm phúc mạc do rò rỉ dịch mật.

Thông thường, ống dẫn lưu Kehr sẽ được đặt sau khi phẫu thuật mổ sỏi mật kết thúc. Sau khi rạch một đường trên ống mật chủ, bác sỹ có thể đưa ống dẫn lưu Kehr vào và khâu lại bằng chỉ tự tiêu. Đầu còn lại của ống dẫn lưu Kehr sẽ được dẫn ra bên ngoài, nối với vật đựng vô trùng để chứa dịch chảy ra từ cơ thể.

Để đảm bảo phục hồi tốt, người nhà cần chú ý một vài điều sau trong quy trình chăm sóc dẫn lưu Kehr sau mổ sỏi mật để chăm sóc cho người bệnh:

Hướng dẫn chăm sóc thông thường

- Chú ý nhắc người bệnh không nằm nghiêng về bên đặt ống khi ngủ. Người bệnh có thể vô tình đè vào, ảnh hưởng tới quá trình dẫn lưu dịch mật.

- Chú ý cố định ống và túi dịch, tránh để quần áo hay các yếu tố khác làm xê dịch, thậm chí kéo ống dẫn lưu ra ngoài.

- Giữ cho băng và vị trí đặt ống dẫn lưu khô ráo khi tắm.

Người bệnh cần chú ý cố định ống dẫn lưu Kehr, giữ cho băng khô ráo, sạch sẽ

Hướng dẫn xả ống dẫn lưu Kehr tại nhà

Trong trường hợp người bệnh phải mang ống dẫn lưu về nhà, trước khi xuất viện, các bác sỹ sẽ hướng dẫn người bệnh và người nhà cách chăm sóc cụ thể.

Trường hợp chỉ có ống dẫn lưu, không có túi đựng dịch

Trong đa số trường hợp, các bác sỹ sẽ để bạn xuất viện với ống dẫn lưu Kehr đã đóng kín mà không có túi đựng dịch. Với trường hợp này, người bệnh cần được mở ống định kỳ (thường là 1 - 2 lần/ngày) để dịch mật dư thừa có thể chảy ra ngoài.

Quá trình mở ống phải được thực hiện với 10ml nước muối vô trùng, theo đúng sự hướng dẫn của bác sỹ. Bạn cũng cần chú ý dùng cồn làm sạch phần nắp trước khi mở ống.

Trường hợp ống dẫn lưu được nối với túi đựng dịch

Trong trường hợp này, túi đựng dịch cũng cần được đổ và làm sạch ít nhất 2 lần/ngày. Bạn cần chú ý các bước sau:

- Rửa tay.

- Loại bỏ phần đáy túi.

- Xả dịch vào cốc đong.

- Ghi lại lượng chất lỏng sau mỗi lần xả túi. Bạn có thể cần cung cấp thông tin này cho bác sỹ trong các lần tái khám tiếp theo.

- Lắp lại phần đáy túi.

- Rửa tay.

Hướng dẫn thay băng tại vị trí đặt ống dẫn lưu

Thông thường, người bệnh cần được thay băng xung quanh ống hàng ngày, hoặc trong trường hợp băng bị ướt hoặc bẩn. Bạn sẽ phải làm theo các bước sau:

- Rửa tay.

- Tháo băng cũ.

- Rửa tay lần nữa.

- Làm ướt tăm bông bằng dung dịch nước muối hoặc hydrogen peroxide (oxy già). Làm sạch xung quanh vết mổ và vị trí đặt ống. Dùng gạc sạch thấm nhẹ cho khô.

- Đặt một miếng băng mới trên vết mổ và vị trí đặt ống. Miếng băng cần đủ lớn để che toàn bộ vết mổ.

- Cố định băng.

Chú ý các trường hợp cần cấp cứu

Tổng quan về sỏi mật: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa Tổng quan về sỏi mật: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa Một số dịch vụ nữa sẽ được mở lại ở vùng an toàn của Hà Nội Một số dịch vụ nữa sẽ được mở lại ở vùng an toàn của Hà Nội Quy trình chăm sóc da cho phụ nữ tuổi 30 Quy trình chăm sóc da cho phụ nữ tuổi 30 Mách bạn cách phòng ngừa trầm cảm sau sinh hiệu quả Mách bạn cách phòng ngừa trầm cảm sau sinh hiệu quả Nên đọc

Trong một số trường hợp, ống dẫn lưu Kehr có thể bị tắc nghẽn, nhiễm trùng tại vết mổ… Hãy thông báo ngay với bác sỹ nếu thấy người bệnh có các dấu hiệu sau:

- Sốt cao trên 38oC, có thể kèm cảm giác ớn lạnh.

- Nhịp tim nhanh.

- Có cảm giác đầy trướng, đau ở vùng bụng trên, bên phải.

- Buồn nôn/nôn mửa.

- Vàng da.

- Nước tiểu sẫm màu và có bọt.

- Vùng da quanh vết mổ sưng tấy hoặc đỏ lên.

- Có tình trạng rò rỉ, chảy dịch từ vết mổ.

- Vết mổ có mùi hôi.

- Vết mổ không lành sau 3 - 5 ngày.

- Các vết khâu bị nhiễm trùng (sưng đỏ, đau) hoặc lỏng lẻo.

- Dịch chảy ra từ ống dẫn lưu có màu hồng nhạt tới đỏ sẫm.

- Ống dẫn lưu Kehr bị rơi ra.

Sau mổ sỏi mật, để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng như ngăn sỏi tái phát, nhiều người bệnh đã lựa chọn sử dụng bài thuốc từ 8 thảo dược quý: Uất kim, chi tử, hoàng bá, sài hồ, nhân trần, diệp hạ châu, chỉ xác, kim tiền thảo.

Bài thuốc này đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng toàn diện trên hệ thống gan mật, giúp lợi mật, tăng vận động đường mật và kháng khuẩn, kháng viêm. Nhờ đó, cơ thể được hỗ trợ tốt nhất để tự cân bằng lại chức năng gan mật, tránh tình trạng rối loạn kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vi Bùi H+ (Theo Mountnittany)

TPBVSK Kim Đởm Khang - hỗ trợ làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật từ 8 thảo dược quý

Với thành phần 8 thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Sài hồ, Chỉ xác, TPBVSK Kim Đởm Khang là sản phẩm hỗ trợ giúp làm mềm sạn sỏi, bài sỏi mật, ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi trong đường mật, hỗ trợ tăng cường chức năng gan hiệu quả.

Sản phẩm phù hợp với:

- Người bị sỏi mật, viêm đường mật, viêm túi mật.

- Người đã phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi, có nguy cơ tái phát sỏi cao.

- Người bị tăng men gan, viêm gan, ăn uống khó tiêu do ứ mật, gan nhiễm mỡ.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243  775 9865 - 0981 238 218.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Từ khóa » Cách đặt ống Dẫn Lưu Kehr