Chỉ Tiêu Thực Hành Tuần 7: Kiến Tập Rút ống Dẫn Lưu đường Mật (ống ...
Có thể bạn quan tâm
Thông tin chung
Họ tên: Nguyễn Thị M. Giới:Nữ Tuổi: 65( sinh năm 1946)
Phòng: 421 Khoa: Ngoại Tổng Quát
Ngày nhập viện: 12/12/2011
Tóm tắt bệnh án
Bệnh sử:
-Cách nhập viện 4 ngày, BN đột ngột cảm thấy đau quặn liên tục ở vùng hạ sườn (P), đau tăng khi hít sâu, giảm khi nằm nghiêng (P), không lan, kèm buồn nôn và nôn. BN có sốt, không rõ nhiệt độ. BN tự mua thuốc uống nhưng không giảm.
-Cùng ngày nhập viện, cơn đau tăng nhiều, BN nhập viện Hóc Môn, sau đó được chuyển sang BV 115
-Sau nhập viện 1 ngày, BN được phẫu thuật cắt túi mật, mở đường mật thám sát và đặt ống dẫn lưu T
Tiền căn:
-Tăng huyết áp (2 năm, cao nhất: 210 mmHg, điều trị không đều)
-PARA 2002
Thăm khám lâm sàng: (hậu phẫu ngày thứ 9)
BN tỉnh, tiếp xúc tốt, thể trạng trung bình
Niêm hồng nhạt, không vàng da, kết mạc mắt và niêm mạc dưới lưỡivàng nhẹ, hạch ngoại vi không sờ chạm.
Phổi: rung thanh đều 2 phế trường, gõ trong, rì rào phế nang êm dịu 2 phế trường.
Tim: T1, T2 đều, rõ, không âm thổi
Khám bụng: bụng cân đối, di động theo nhịp thở, sẹo mổ đang lành, không có dấu hiệu sưng hay phù nề, bụng mềm, không điểm đau.
Ống dẫn lưu đã được cột lại bằng gạc (trước đó 24h), không còn chảy dịch nữa.
Ống dẫn lưu đã được cột lại 24h trước khi rút
Tóm tắt cận lâm sàng
- CTM:
BC: 7.03 K/uL
Neu: 60.1 %
Hct: 37.9 %
- X-quang chụp ống Kehr (trước khi rút ống): đường mật lưu thông tốt, không thấy san thương hay sỏi còn sót lại, thuốc cản quang không rò vào ổ bụng.
Chẩn đoán trước phẫu thuật: viêm túi mật cấp do sỏi
Phương pháp phẫu thuật: mổ cắt túi mật, mở ống mật chủ thám sát và dẫn lưu ống T
Lý do chỉ định thủ thuật: ống dẫn lưu không còn tác dụng nữa, đường mật đã lưu thông tốt, rút ống để đường hầm dẫn mật tự đóng lại (nếu không sẽ gây rò mật ra ngoài).
Mô tả
Thủ thuật: Rút ống dẫn lưu đường mật.
Thời gian thực hiện: 9h30 22/12/2011
Các bước tiến hành:
Chuẩn bị:
-Dụng cụ: kéo, kelly, nhíp, ly đựng dung dịch sát khuẩn, gòn, gạc, dung dịch cồn iode, găng sạch, băng keo.
Dụng cụ
-Bệnh nhân: nằm ngửa, bộc lộ vùng đặt dẫn lưu.
Tiến hành:
-Mang găng sạch.
-Bộc lộ vị trí đặt ống dẫn lưu (mở các miếng băng dính trên chỗ đặt ống ra)
-Dùng gòn thấm cồn iode sát khuẩn vị trí đặt ống dẫn lưu, sát khuẩn từ trong ra ngoài, rộng ra vùng da xung quanh cách chân ống dẫn lưu khoảng 5cm. Sát khuẩn phần ống dẫn lưu nằm sát thành bụng, sát khuẩn lên cao khoảng 5 cm.
Sát khuẩn ống dẫn lưu và xung quanh
-Dùng kéo cắt mối chỉ cố định ống dẫn lưu.
Cắt mối chỉ cố định ODL
-Dùng kelly kẹp chặt ống dẫn lưu
-Dùng gạc đặt 2 bên ống dẫn lưu, 1 tay tì lên miếng gạc trên thành bụng làm điểm tựa, tay còn lại rút ống dẫn lưu ra từ từ ( không xoay ống).
-Vừa rút ống phải vừa xem xét sắc mặt và phản ứng toàn thân của BN.
-Rút ống ra từ từ, đến khi cảm thấy nhẹ tay nghĩa là ống đã ra khỏi đường mật, thì rút nhanh ra khỏi ổ bụng.
Ống Kehr sau khi được rút ra
-Dùng gạc nặn 2 bên mép lỗ dẫn lưu để dịch mật còn sót lại chảy ra ngoài.
-Sát khuẩn lại lỗ ống dẫn lưu, đắp gạc vô khuẩn lên, băng lại.
-Dọn dẹp dụng cụ.
Bài học kinh nghiệm
-Trước khi có chỉ định rút ống dẫn lưu,bác sĩ phải cho chụp X-quang qua ống Kehr lại để kiểm tra chắc chắn đường mật đã thông (thuốc cản quang xuống tá tràng tốt), không còn sỏi, đường mật không bị rò (thuốc cản quang không bị rò vào ổ bụng).
-Khi rút ống Kehr, ta không xoay ống, nếu không ống sẽ xoắn lại→khi rút ống ra có thể làm rách đường mật.
-Sau khi rút xong, phải nặn hết dịch ra để tránh tồn lưu mật. Nếu dịch mật vẫn còn chảy ra nhiều sau khi rút ống (do sau khi rút thì đường hầm vẫn còn, phải đợi 1 khoảng thời gian thì đường hầm mới tự đóng lại), có thể đặt túi để dịch mật chảy vào túi này.
BN đặt túi để chứa dịch mật
-Ống dẫn lưu đường mật thường được rút vào ngày hậu phẫu thứ 10-14 (do thường sau khoảng 8 ngày thì mới tạo được đường hầm).
-Cũng như các loại dẫn lưu khác, dẫn lưu Kehr cần được kiểm tra trước khi rút, người ta kiểm tra bằng cách kẹp ống Kehr ngắt quãng, nếu trong quá trình kẹp, BN không đau bụng, không có biểu hiện vàng da tăng lên => Không còn tắc nghẽn => Có thể rút được.
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » Cách đặt ống Dẫn Lưu Kehr
-
Dẫn Lưu Kehr Sau Mổ Lấy Sỏi Đường Mật: Những Điều Cần Lưu Ý
-
Tìm Hiểu Phẫu Thuật Nội Soi Lấy Sỏi ống Mật Chủ Có Dẫn Lưu Kehr
-
Chăm Sóc ống Dẫn Lưu Kehr Tại Nhà - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Dẫn Lưu Kehr - Học Y
-
Dẫn Lưu Kehr - SlideShare
-
Phiếu Tóm Tắt Thông Tin điều Trị Mở ống Mật Chủ Dẫn Lưu Kehr
-
DẪN LƯU ĐƯỜNG MẬT (ống Kehr), CÁCH... - ĐIỀU DƯỠNG VIỆT ...
-
Hội Người Điều Dưỡng Trẻ - CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU KEHR ...
-
PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TÚI MẬT + MỞ ỐNG MẬT CHỦ LẤY SỎI ...
-
Quy Trình Chăm Sóc Dẫn Lưu Kehr Sau Mổ Sỏi Mật Như Thế Nào?
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Dẫn Lưu Kerh
-
Đặt ống Dẫn Lưu Kehr Sau Mổ Sỏi Mật Và Những điều Cần Biết
-
Rò Dịch Mật Sau Khi Rút ống Dẫn Lưu Kehr Có Nguy Hiểm Không?
-
Chăm Sóc ống Dẫn Lưu Và Người Bệnh Có ống Dẫn Lưu | BvNTP