Chẩn đoán Rối Loạn Tăng động Giảm Tập Trung Chú ý

<span 1.6em;\"="">Một số cha mẹ nhận thấy các dấu hiệu thiếu tập trung chú ý, tăng động, xung động ở con cái họ đã kéo dài trước khi đứa trẻ vào lớp 1. Đứa trẻ có thể mất quan tâm thích thú trong các trò chơi hoặc xem các chương trình vô tuyến, hoặc có thể chạy lung tung hoàn toàn không kiểm soát nổi. Nhưng vì đứa trẻ đang ở các giai đoạn khác nhau của sự phát triển về nhân cách, tính tình và mức độ, khả năng khác nhau nên việc tham khảo ý kiến của các bác sỹ là điều hết sức cần thiết.

Cha mẹ có thể hỏi ý kiến các bác sỹ nhi, bác sỹ tâm thần để họ đánh giá con cái họ có hay không các triệu chứng của bệnh ADHD, hay chỉ là chưa kịp trưởng thành hoặc là một sự bất thường thái quá về nhân cách hành vi, (các vấn đề thường gặp ở lứa tuổi này).

Bệnh ADHD có thể được phát hiện bởi cha mẹ hoặc cô nuôi dạy trẻ hoặc có thể bị bỏ qua cho tận tới khi trẻ có vấn đề về học tập ở trường học. Thầy cô giáo là những người đầu tiên nhận ra được một đứa trẻ bị tăng động hoặc bị thiếu tập trung chú ý và thông báo vấn đề của trẻ cho cha mẹ vì ADHD có khuynh hướng ảnh hưởng một cách trầm trọng đến năng lực học tập. Thầy cô giáo dạy dỗ rất nhiều học sinh nên họ biết được hành vi nào của trẻ là bình thường hoặc bất bình thường trong lớp học cần có sự tập trung chú ý và tự chủ. Tuy nhiên các thầy cô giáo đôi khi cũng sai lầm trong việc phát hiện trẻ bị ADHD đặc biệt ở nhóm thiếu tập trung chú ý chủ yếu vì những trẻ này chỉ biểu hiện sự mơ màng, thiếu tập trung thụ động còn chúng vẫn giữ được trật tự và hợp tác trong lớp học.

Nhiệm vụ đầu tiên của bác sỹ là tập hợp thông tin để đưa ra được lý do thích hợp để giải thích các rối loạn hành vi của trẻ. Trong số các nguyên nhân có thể gây ra bệnh cảnh giống với bệnh ADHD - yếu tố thúc đẩy bao gồm một số vấn đề sau:

- Biến đổi đột ngột cuộc sống của trẻ ví dụ: cha mẹ chết, người thân chết, cha mẹ li dị, cha mẹ thất nghiệp, mất việc.

- Các cơn động kinh không phát hiện ra như động kinh cơn nhỏ hoặc động kinh thuỳ thái dương.

- Nhiễm trùng tai nhẹ gây ra các vấn đề về thính giác nhưng không liên tục (gián đoạn).

- Các rối loạn về nội khoa, ngoại khoa có thể ảnh hưởng đến chức năng của não.

- Tật chứng học tập gây học kém.

- Lo âu và trầm cảm.

Thật lý tưởng nếu tìm ra được các nguyên nhân khác, các chuyên gia phải kiểm tra hồ sơ y tế và hồ sơ học tập của trẻ. Có thể có các báo cáo trong hồ sơ nhà trường về vấn đề nghe và nhìn của trẻ khi họ làm các khám xét sàng lọc.

Các bác sỹ cố gắng phát hiện ra có hay không vấn đề Stress hay đảo lộn môi trường sống của trẻ (Gia đình - Trường học), và biết được cách đối xử của cha mẹ và giáo viên với trẻ.

Tiếp theo các bác sỹ tập hợp thông tin trong quá trình phát triển hành vi của trẻ để đối chiếu với tiêu chuẩn chẩn đoán hành vi này trong DSM IV. Điều này cũng bao gồm việc tiếp xúc với trẻ và quan sát trẻ trong lớp học và trong một số hoàn cảnh khác nữa.

Giáo viên dạy trẻ cũ và mới cũng được yêu cầu báo cáo đánh giá quan sát của họ về hành vi của trẻ theo mẫu gọi là Trang đánh giá hành vi để so sánh, đối chiếu với hành vi của trẻ khác cùng lứa tuổi. Để tránh chủ quan, các giáo viên thường biết rõ cần so với bao nhiêu trẻ khác là đủ tin cậy và có giá trị cho kết luận của họ.

Các bác sỹ sẽ tiếp xúc, phỏng vấn giáo viên, cha mẹ, những người biết rất rõ về trẻ như huấn luyện viên, cô nuôi dạy trẻ…

Cha mẹ trẻ được đề nghị mô tả hành vi trẻ ở rất nhiều tình huống khác nhau và cũng điền vào thang đánh giá .

Trong phần lớn các trường hợp, trẻ được đánh giá về mặt ứng xử xã hội, sức khoẻ tâm thần, test trí tuệ, học lực để tìm các tật chứng về học tập ở một hay nhiều môn học.

Trong quá trình thu thập kết quả từ nhiều nguồn thông tin khác nhau các bác sỹ tập trung chú ý đến hành vi của trẻ trong các tình huống đòi hỏi cao về tính tự chủ, cũng như các tình huống ồn ào và không cần trật tự như một buổi tiệc, một buổi liên hoan, hoặc các nhiệm vụ cần duy trì tập trung chú ý cao: đọc bài, làm toán, chơi một trò chơi tập thể.

Các tình huống chơi tự do hoặc chơi một mình trẻ ADHD thường thích ứng tốt hơn so với các tình huống đòi hỏi kiểm soát chặt chẽ.

Sau đó các bác sỹ tập hợp tất cả các dữ liệu thành một hồ sơ:

- Loại triệu chứng nào giống với tiêu chuẩn chẩn đoán DSM gần đây đứa trẻ có.

- Tần suất như thế nào?

- Trong các tình huống nào?

- Xuất hiện bao lâu?

- Vấn đề bắt đầu từ lúc mấy tuổi?

- Tiến triển thường xuyên hay là có chu kỳ?

- Hành vi có ảnh hưởng nghiêm trọng với các bạn, kết quả học tập, cuộc sống gia đình, các hoạt động cộng đồng?

- Có các vấn đề có liên quan khác?

Trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp các bác sỹ nhận ra có hay không vấn đề tăng động giảm tập trung chú ý và xung động của trẻ mức độ rõ rệt và kéo dài. Nếu có, trẻ có thể được chẩn đoán là ADHD.

Một chẩn đoán đúng thường giải quyết được các nhầm lẫn về nguyên nhân gây ra các rắc rối cho trẻ và cho phép cha mẹ và trẻ tiến bộ trong cuộc sống, với những thông tin chính xác hơn về cái gì gây bệnh và việc gì có thể làm để trợ giúp.

Khi chẩn đoán đã được xác định, trẻ và gia đình sẽ nhận được sự giúp đỡ về y tế, giáo dục, hỗ trợ tinh thần. Bao gồm cả việc đề nghị giáo viên tìm các lớp đặc biệt, thích hợp cho trẻ, lựa chọn đúng thuốc và các phương pháp quản lý hành vi của trẻ.

BS Nguyễn Mạnh Hoàn

Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Adhd