Rối Loạn Tăng động Giảm Chú ý (ADHD) ở Người Lớn - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) là một rối loạn không chỉ ảnh hưởng tới trẻ em mà còn người lớn. Vậy hội chứng ADHD ở người lớn là gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
Hội chứng ADHD ở người lớn là gì?
Nhiều người thường cho rằng hội chứng ADHD chỉ xuất hiện ở những trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc quá năng động hay bốc đồng. Tuy nhiên, thực tế người lớn cũng có thể mắc hội chứng này.
Rối loạn tăng động giảm chú ý ở người trưởng thành là một rối loạn sức khỏe tâm thần, khiến người bệnh không thể duy trì các mối quan hệ xã hội, công việc và học tập bị ảnh hưởng.
Triệu chứng ADHD ở người lớn là gì?
Thực tế, các dấu hiệu của hội chứng ADHD ở người lớn thường phát triển khi người bệnh còn nhỏ và kéo dài đến khi trưởng thành. Các triệu chứng có thể không rõ ràng như ở trẻ em, do đó khó có thể phát hiện và điều trị đúng cách.
Nếu bị ADHD, bạn có thể thấy khó:
- Thực hiện theo hướng dẫn
- Ghi nhớ thông tin
- Tập trung
- Sắp xếp công việc
- Hoàn thành công việc đúng hạn
Điều này có thể gây rắc rối trong cuộc sống, công việc và học tập.
Ngoài ra, những người mắc hội chứng này có thể:
- Hay lo ngại
- Chán
- Luôn trễ công việc và hay quên
- Phiền muộn
- Khó tập trung khi đọc
- Khó khăn kiểm soát cơn giận
- Vấn đề trong công việc
- Tính bốc đồng
- Lòng tự trọng thấp
- Tâm trạng lâng lâng
- Kỹ năng tổ chức kém
- Vấn đề về mối quan hệ
- Không có động lực làm việc
Nguyên nhân gây hội chứng ADHD ở người lớn là gì?
Thực tế, các chuyên gia vẫn chưa xác định nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng. Các yếu tố có thể liên quan đến sự xuất hiện của ADHD bao gồm:
- Di truyền
- Môi trường. Một số yếu tố môi trường cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng, chẳng hạn như tiếp xúc với chì khi còn nhỏ
- Các vấn đề với hệ thống thần kinh trung ương trong quá trình phát triển
Nguy cơ mắc hội chứng ADHD ở người lớn
Bạn sẽ có nguy cơ mắc hội chứng ADHD nếu:
- Bạn có người thân ruột thịt bị ADHD hoặc một rối loạn sức khỏe tâm thần khác
- Có mẹ từng hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng thuốc trong khi mang thai bạn
- Từng tiếp xúc với độc tố khi còn nhỏ – chẳng hạn như chì trong sơn và đường ống trong các tòa nhà cũ
- Bạn nhẹ cân khi vừa mới sinh ra
Chẩn đoán hội chứng ADHD ở người lớn
Không có xét nghiệm đơn lẻ nào có thể xác nhận chẩn đoán. Các phương pháp chẩn đoán hội chứng này gồm:
- Khám sức khỏe để giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng của bạn
- Thu thập thông tin, chẳng hạn như hỏi bệnh sử cá nhân và gia đình, lịch sử các triệu chứng của bạn
- Thang đánh giá ADHD hoặc các bài kiểm tra tâm lý để có thông tin đánh giá các triệu chứng của bạn
Các tình trạng sức khỏe giống với ADHD
Một số tình trạng sức khỏe hoặc phương pháp điều trị có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như ADHD, bao gồm:
- Rối loạn sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng, rối loạn cư xử, thiếu hụt khả năng học tập và ngôn ngữ hoặc các rối loạn tâm thần khác.
- Các vấn đề y tế có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ hoặc hành vi, chẳng hạn như rối loạn phát triển, rối loạn co giật, các vấn đề về tuyến giáp, rối loạn giấc ngủ, chấn thương não hoặc lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết)
- Một số loại thuốc và rượu bia hoặc đồ uống có cồn.
Điều trị ADHD ở người lớn
Các điều trị ADHD ở người lớn hiệu quả nhất là kết hợp thuốc với các liệu pháp chữa trị. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc và liều lượng phù hợp nhằm kiểm soát các triệu chứng ADHD hiệu quả.
Thuốc
Thuốc là phương pháp chữa ADHD chính, nhưng sẽ phải mất một thời gian để bác sĩ xác định loại thuốc nào phù hợp với bạn.
Thuốc hướng thần
Đây là loại thuốc thường được bác sĩ ưu tiên chỉ định cho hội chứng ADHD và thường có hiệu quả nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ bắt đầu kê toa với liều thấp, sau đó tiếp tục tăng liều sau mỗi 7 ngày cho đến khi đạt mức giúp kiểm soát các triệu chứng và hạn chế tác dụng phụ.
Đối với hầu hết người trưởng thành, các thuốc hướng thần tác động kéo dài thường hoạt động tốt nhất. Các thuốc này thường kéo dài từ 10 – 14 giờ, do đó, bạn không cần phải uống nhiều thuốc mà vẫn có thể kiểm soát các triệu chứng ADHD.
Trong quá trình điều trị, bạn cần thường xuyên tái khám để bác sĩ kiểm tra thuốc có hiệu quả không và các tác dụng phụ không đáng kể. Hầu hết người bệnh có thể dùng thuốc trong thời gian dài, nhưng số khác thì không. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu:
- Ngừng dùng thuốc một lần trong năm để xem bạn có cần dùng thuốc nữa không
- Ngưng thuốc giữa các đợt điều trị để cơ thể không nghiện thuốc hoặc kê một liều thuốc cao hơn
Bác sĩ có thể kiểm soát tác dụng phụ của thuốc bằng cách thay đổi liều hoặc thời gian trong ngày dùng thuốc. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:
- Chán ăn hoặc mất vị giác
- Lo lắng hay hoảng loạn
- Khô miệng
- Đau đầu
- Hốt hoảng
- Tâm trạng ủ rũ
- Tăng huyết áp
- Khó ngủ
Mặc dù các thuốc hướng thần có hiệu quả, nhưng chúng không phù hợp cho tất cả mọi người. Đối với một số người, các tác dụng phụ có thể xuất hiện quá nhiều. Ngoài ra, bác sĩ có thể không chỉ định thuốc này cho những người có các tình trạng sau đây:
- Rối loạn lưỡng cực
- Lo âu
- Nhịp tim nhanh hơn bình thường hoặc bị rối loạn
- Huyết áp cao
- Tâm thần
- Chán ăn nghiêm trọng
- Lạm dụng thuốc
- Hội chứng Tourette
Nếu các thuốc hướng thần không có hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định atomoxetine. Thuốc này thường không có hiệu quả nhanh như thuốc hướng thần, nhưng có thể hữu ích cho một số người.
Khi bắt đầu, bác sĩ thường sẽ tăng liều sau mỗi 5-14 ngày cho đến khi tìm được liều thích hợp. Các tác dụng phụ tương tự như thuốc hướng thần và cũng có thể kèm theo táo bón, giảm ham muốn tình dục và đau dạ dày.
Thuốc chống trầm cảm
Các thuốc này thường không phải là lựa chọn đầu tiên để điều trị ADHD, nhưng nó có thể hiệu quả đối với một số người. Ngoài ra, bác sĩ cũng chỉ định thuốc này nếu bạn lạm dụng thuốc hoặc các chất hoặc rối loạn tâm trạng.
Các liệu pháp điều trị
Hầu hết người trưởng thành đều giảm triệu chứng ADHD bằng thuốc, nhưng nhiều người vẫn gặp khó khăn trong công việc, cuộc sống hàng ngày hoặc thiếu tự tin do mắc chứng rối loạn thiếu tập trung suốt đời. Việc kết hợp thuốc với liệu pháp điều trị sẽ giúp người bệnh kiểm soát và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hiệu quả hơn. Các liệu pháp chữa trị hội chứng ADHD gồm:
- Trị liệu hành vi nhận thức (CBT)
- Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT)
Những liệu pháp này có thể giúp người bệnh nhận ra những khó khăn mà hội chứng gây ra trong cuộc sống và đưa ra cách xử lý phù hợp.
Thay đổi lối sống để kiểm soát hội chứng ADHD ở người lớn
Các yếu tố môi trường đóng một vai trò không nhỏ khiến các triệu chứng ADHD ở người lớn nghiêm trọng hơn. Do đó, việc thay đổi lối sống có thể giúp kiểm soát bệnh:
- Giấc ngủ: Việc nghỉ ngơi đầy đủ (7-9 giờ ngủ mỗi đêm) có tác động tích cực đến não, do đó có thể giúp kiểm soát triệu chứng.
- Tập thể dục: Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục, yoga hoặc thiền có tác động tích cực đến não và có thể giúp giảm triệu chứng.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng cũng tốt cho sức khỏe nói chung và não bộ nói riêng. Ngoài ra, việc bổ sung thêm sắt, kẽm và magie ở người bị ADHD cũng rất cần thiết.
[embed-health-tool-vaccination-tool]
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Adhd
-
Tăng động Giảm Chú ý (ADD, ADHD) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Rối Loạn Tăng động, Giảm Chú ý ở Người Lớn (ADHD) | Vinmec
-
BÀI 16 HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG ĐỘNG ...
-
Rối Loạn Tăng động Giảm Chú ý/ ADHD
-
[PDF] RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý - IACAPAP
-
Rối Loạn Tăng Động Giảm Chú Ý (ADHD) ở Trẻ
-
Rối Loạn Tăng động Giảm Chú ý (ADHD) | Trẻ Em (Nhi Khoa)
-
Rối Loạn Tăng động Giảm Chú ý – Wikipedia Tiếng Việt
-
ADHD Là Bệnh Gì? Phương Pháp Can Thiệp Cho Trẻ ADHD - Hello Bacsi
-
Dấu Hiệu Và Triệu Chứng Của Rối Loạn Tăng động Giảm Chú ý ADHD
-
Chẩn đoán Rối Loạn Tăng động Giảm Tập Trung Chú ý
-
ADHD Là Rối Loạn Tăng động Giảm Chú ý | BvNTP
-
Rối Loạn Tăng động Giảm Chú ý ở Trẻ Em - Bệnh Viện Nhi Trung Ương
-
Rối Loạn Tăng động Giảm Chú ý Là Gì?