Rối Loạn Tăng động Giảm Chú ý/ ADHD

Trẻ em, trẻ vị thành niên và rối loạn tăng động – Giảm chú ý (Attention Deficit – Hyperactivity Disorder/ ADHD), đang là một mối lo lắng cho bố mẹ, là một cản trở đáng kể trong môi trường học đường và trong chính sự phát triển của trẻ.

Hình ảnh minh họa trẻ tăng động – giảm chú ý

Tiêu chí chẩn đoán

Tiêu chuẩn chẩn đoán ADHD dựa theo Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorder/DSM – 5 (Cẩm Nang Thống Kê và Chẩn đoán bệnh), do Hội tâm lý học Mỹ, được xuất bản vào năm 2013.

Giảm chú ý

Theo DSM-5 có 9 tiêu chí. Trẻ em bị chẩn đoán giảm chú ý khi có 6 hoặc nhiều hơn 6 tiêu chí sau và các tiêu chí xuất hiện từ 6 tháng trở lên:

♦ Không chú ý đến chi tiết.

♦ Thường có vấn đề khi phải chú tâm đến những hoạt động có sự lặp đi lặp lạị, dễ sinh nhàm chán.

♦ Không chú ý lắng nghe khi người khác trực tiếp nói chuyện với mình.

♦ Luôn gặp khó khăn khi phải tuân theo những hướng dẫn, và thường không thể hoàn tất các hoạt động đòi hỏi thời gian dài, khó hoàn thành bài tập ở lớp, v.v.

♦ Hay gặp trở ngại khi phải tổ chức công việc và các hoạt động khác.

♦ Hay lẫn tránh, không thích, hoặc do dự tham gia vào những công việc đòi hỏi sự duy trì và vận dụng trí óc.

♦ Thường đánh mất những vật dụng cần thiết để hoàn thành công việc hoặc hoạt động nào đó.

♦ Trẻ dễ bị phân tâm bởi những kích động chung quanh mình.

♦ Tính hay quên.

*** Lưu ý: Dưới 17 tuổi cần có 6 tiêu chí, trên 17 tuổi chỉ cần 5 tiêu chí.

Tăng động – Bốc đồng

♦ Ngồi không yên, thích cựa quậy, đánh nhịp, vặn vẹo chân tay.

♦ Hay rời bỏ ghế ngồi hoặc vị trí được chỉ định.

♦ Thường leo trèo, chạy nhảy lung tung trong những tình huống không thích hợp.

♦ Thường không thể chơi hay hòa mình vào những hoạt động giải trí một cách nhẹ nhàng, êm thắm, yên lặng.

♦ Đứng ngồi không yên, đôi chân chỉ thích đi và hành động như bị thúc đẩy bởi động cơ nào đó.

♦ Thích nói nhiều.

♦ Hay trả lời trước khi người khác hỏi xong.

♦ Không kiên nhẫn chờ đợi đến lượt (phiên) mình.

♦ Ưa quấy rầy hoặc làm gián đoạn công việc của người khác.

Mức độ nặng nhẹ (Severity levels):

Nhẹ (mild): đạt dưới 5 tiêu chuẩn

Vừa phải (moderate): đạt 6 – 7 tiêu chuẩn

Nghiêm trọng (severe): đạt 7 tiêu chuẩn trở lên.

Tăng động và Giảm chú ý

Dạng kết hợp, bao gồm 9 tiêu chí của dạng giảm chú ý (Inattention) và 9 tiêu chí của dạng tăng động và bốc đồng (Hyperactivity and Impulsivity). Dạng kết hợp này đòi hỏi trẻ phải hội đủ tối thiểu 6 tiêu chí của nhóm 1 và 6 tiêu chuẩn của nhóm 2 và những triệu chứng thuộc dạng kết hợp phải xuất hiện trong vòng 6 tháng trở lại.

AD/HD là khuyết tật không thể trắc nghiệm dựa vào sự chẩn đoán bằng cách thử máu hay chụp x-ray. Nếu nghi ngờ con em bị AD/HD, phụ huynh nên cho con em gặp các bác sĩ tâm thần hoặc nhà trị liệu/tham vấn tâm lý để có sự chẩn đoán chính xác hơn.

Ngoài ra thang đo Conners-3 là một công cụ đáng tin cậy để hỗ trợ quá trình chẩn đoán.

Nguyên nhân

Yếu tố sinh học

  • Rối loạn đa gen.
  • Vỏ não trước trán phải, nhân caudate và globus pallidus thường nhỏ hơn trẻ bình thường, điều này cho thấy thiếu sự kết nối của các vùng não chính, điều chỉnh sự chú ý, xử lý kích thích và tính bốc đồng.
  • Có người thân bị ADHD
  • Khiếm khuyết khả năng nghe / nhìn
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Suy dinh dưỡng
  • Động kinh
  • Sinh thiếu ký

Tính khí

  • Dễ gây hấn
  • Dễ nóng giận
  • Thường xuyên nuôi dưỡng cảm xúc tiêu cực

Môi trường

  • Bố hoặc mẹ hút thuốc khi mẹ mang thai
  • Bị lạm dụng tình dục khi nhỏ
  • Bị bỏ rơi
  • Thay đổi nhiều người chăm sóc
  • Tiêm phòng…

Yếu tố duy trì và làm trầm trọng vấn đề

Các cách thức tương tác không phù hợp trong gia đình góp phần làm trầm trọng và duy trì vấn đề tăng động, bốc đồng ở trẻ.

Hướng can thiệp

  • Tạo điều kiện cho trẻ được hổ trợ tại các trung tâm tham vấn
  • Tham vấn gia đình
  • Tham vấn cá nhân, tập trung luyện cho trẻ kỹ năng xã hội
  • Tạo cơ hội kết nối xã hội (nhóm bạn)
  • Gia cố những hành vi tích cực
  • Các liệu pháp hành vi được đánh giá hiệu quả trong can thiệp trẻ có triệu chứng ADHD
  • Occupational Therapy là một trong những liệu pháp đang được ứng dụng nhiều vì tính hiệu quả của nó.

Đề nghị dành cho phụ huynh

  • Giảm sự căng thẳng của ba mẹ.
  • Tự chủ trước những hành vi bốc đồng, tiêu cực của con.
  • Tinh tế với nhu cầu chính đáng của con.
  • Giúp con khả năng tự đánh giá hành vi cảm xúc của mình.
  • Làm gương.

Đề nghị dành cho giáo viên:

Làm đúng theo thời gian biểu.

  • Luyện khả năng duy trì sự chú ý phù hợp theo từng độ tuổi.
  • Tăng cường kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hiểu các hành động phi ngôn ngữ, kỹ năng xã hội.
  • Mục tiêu chính yếu của can thiệp trẻ có vấn đề ADHD là cải thiện khả năng chú ý, nâng cao động lực để thể hiện nhu cầu và trình bày điều mình muốn. Để đạt được mục tiêu này, sự can thiệp và hổ trợ phải được thực hiện trong tất cả các môi trường: gia đình, trường học và trung tâm tham vấn.

                                                                                                                                                            TS. Nguyễn Bảo Uyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Adhd