Chẩn đoán Rong Kinh ở Phụ Nữ - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương

1. Chẩn đoán rong kinh

Trong chẩn đoán rong kinh, trước hết bác sĩ sẽ hỏi về:

– Tiền sử bệnh – Các triệu chứng khác mà người bệnh gặp phải (nếu có). – Kỳ kinh nguyệt thường kéo dài bao lâu? – Chảy máu nhiều như thế nào? – Có cần phải thường xuyên thay băng vệ sinh hay không? – Ảnh hưởng của tình trạng rong kinh tới cuộc sống hàng ngày.

Ngoài ra bác sĩ cũng muốn biết liệu người bệnh có cảm thây đau ở vùng chậu, bị chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt hay sau khi quan hệ tình dục hay không.

Các biện pháp tránh thai mà người bệnh đang sử dụng cũng là thông tin cần thiết cho chẩn đoán rong kinh.

Các biện pháp tránh thai mà người bệnh đang sử dụng cũng là thông tin cần thiết cho chẩn đoán rong kinh.

Để chẩn đoán nguyên nhân của rong kinh, người bệnh có thể sẽ phải khám lâm sàng, đặc biệt là trong trường hợp bị đau vùng chậu, chảy máu giữa chu kỳ hay sau quan hệ tình dục. Các biện pháp tránh thai mà người bệnh đang sử dụng cũng là thông tin cần thiết cho chẩn đoán rong kinh. Bác sĩ sẽ hỏi thêm về tiền sử gia đình để loại trừ các bệnh di truyền có thể dẫn tới rong kinh, chẳng hạn như bệnh Von Willebrand – ảnh hưởng tới khả năng đông máu.

2. Các xét nghiệm bổ sung

Tùy thuộc vào tiền sử bệnh và kết quả kiểm tra sức khỏe ban đầu, nguyên nhân dẫn tới rong kinh của người bệnh sẽ cần phải điều tra thêm. Ví dụ, nếu bị chảy máu giữa chu kỳ hay sau khi quan hệ tình dục hoặc bị đau vùng chậu, người bệnh cần thực hiện thêm các xét nghiệm để loại trừ một số bệnh nghiêm trọng như bệnh ung thư tiềm ẩn. – Khám phụ khoa Khám phụ khoa trong chẩn đoán rong kinh bao gồm: + Khám âm hộ: âm hộ (cơ quan sinh dục ngoài) sẽ được kiểm tra để tìm kiếm bằng chứng của chảy máu ngoài và dấu hiệu của nhiễm trùng, chẳng hạn như tiết dịch âm đạo bất thường.

Để tìm ra nguyên nhân gây rong kinh, người bệnh có thể sẽ phải khám phụ khoa.

Để tìm ra nguyên nhân gây rong kinh, người bệnh có thể sẽ phải khám phụ khoa.

+ Khám âm đạo và cổ tử cung bằng mỏ vịt. + Kiểm tra bằng tay: bác sĩ sẽ sử dụng hai ngón tay để xác định xem buồng trứng và tử cung của người bệnh có bị sưng hay không. – Sinh thiết Trong một số trường hợp rong kinh, người bệnh có thể phải làm sinh thiết tử cung để xác định nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Một mẫu nhỏ của tử cung được lấy ra để kiểm tra kỹ dưới kính hiển vi. – Xét nghiệm máu Xét nghiệm máu thường được chỉ định cho những phụ nữ bị rong kinh để kiểm tra xem liệu họ có bị thiếu máu do thiếu sắt hay không để có biện pháp hỗ trợ điều trị thích hợp. – Siêu âm Nếu đã thực hiện nhiều xét nghiệm nhưng vẫn không thể xác định được nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện siêu âm để tìm những bất thường như u xơ tử cung hoặc polyp.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

Từ khóa » Chẩn đoán Bệnh Rong Kinh