Chân Dung 10 Vị đại đệ Tử Của Đức Phật

 >>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Mười vị Đại Đệ tử của Phật là 10 tấm gương sáng về các hạnh nguyện, đức tính và năng lực đặc biệt: 

1. Tôn giả Xá Lợi Phất (Sariputra – Sariputa): Trí tuệ đệ nhất

Ngài được xem là trưởng tử của đức Phật, là chấp pháp tướng quân, thường giảng dạy đồ chúng thay cho đức Phật và hướng dẫn cho nhiều vị đắc quả A La Hán. Ngài luôn luôn tỏ ra khiêm tốn, tận tụy, nhiệt tình, được chư Tăng thán phục và được Đức Phật khen là Trí tuệ bậc nhất. Ngài đắc quả A La Hán 4 tuần sau khi xin gia nhập giáo đoàn. Xá Lợi Phất là con trong một gia đình danh giá Bà La Môn ở vùng Ubatissa. Từ nhỏ rất thông tuệ, học giỏi, được mọi người trọng vọng. Ngài có người bạn thân là Mục Kiền Liên. Cả hai Ngài là môn đệ xuất sắc của một vị thầy nổi tiếng, đã đạt được những thành quả tột đỉnh của môn phái ấy nhưng chưa vừa ý nên khi gặp đệ tử Phật ( Ngài Assaji : A Tháp Bà Trì ) liền nhận ra chánh pháp và quy y Phật.

Ngài được xem là trưởng tử của đức Phật, là chấp pháp tướng quân, thường giảng dạy đồ chúng thay cho đức Phật và hướng dẫn cho nhiều vị đắc quả A La Hán. Ngài luôn luôn tỏ ra khiêm tốn, tận tụy, nhiệt tình, được chư Tăng thán phục và được Đức Phật khen là Trí tuệ bậc nhất. Ngài đắc quả A La Hán 4 tuần sau khi xin gia nhập giáo đoàn. Xá Lợi Phất là con trong một gia đình danh giá Bà La Môn ở vùng Ubatissa. Từ nhỏ rất thông tuệ, học giỏi, được mọi người trọng vọng. Ngài có người bạn thân là Mục Kiền Liên. Cả hai Ngài là môn đệ xuất sắc của một vị thầy nổi tiếng, đã đạt được những thành quả tột đỉnh của môn phái ấy nhưng chưa vừa ý nên khi gặp đệ tử Phật ( Ngài Assaji : A Tháp Bà Trì ) liền nhận ra chánh pháp và quy y Phật.

2. Tôn giả Mục Kiền Liên (Maudgalyayana – Moggallana): Thần thông đệ nhất

Ngài là con một gia đình Bà La Môn đanh tiếng. Ngài theo Tôn giả Xá Lợi Phất quy y Phật và sau 7 ngày đắc quả A La Hán, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Đức Phật trong Định, khi Ngài đang sống độc cư trong rừng. Ngài được Đức Phật khen và đại chúng công nhận là Thần thông bậc nhất. Ngài đã nhiều lần thi triển thần thông như phương tiện để giáo hóa cứu độ mọi người. Ngài cùng với Xá Lợi Phất điều hành và hướng dẫn Tăng chúng, cũng như độ cho nhiều người chứng đắc Thánh quả. về sau, Ngài bị phái Ni Kiền Tử hảm hại bằng cách lăn đá làm Ngài bị tử thương. Đức Phật xác nhận Ngài Mục Kiền Liên đã nhập Niết Bàn ngay tại chỗ thọ nạn, nơi Ngài bỏ thân tứ đại.

Ngài là con một gia đình Bà La Môn đanh tiếng. Ngài theo Tôn giả Xá Lợi Phất quy y Phật và sau 7 ngày đắc quả A La Hán, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Đức Phật trong Định, khi Ngài đang sống độc cư trong rừng. Ngài được Đức Phật khen và đại chúng công nhận là Thần thông bậc nhất. Ngài đã nhiều lần thi triển thần thông như phương tiện để giáo hóa cứu độ mọi người. Ngài cùng với Xá Lợi Phất điều hành và hướng dẫn Tăng chúng, cũng như độ cho nhiều người chứng đắc Thánh quả. về sau, Ngài bị phái Ni Kiền Tử hảm hại bằng cách lăn đá làm Ngài bị tử thương. Đức Phật xác nhận Ngài Mục Kiền Liên đã nhập Niết Bàn ngay tại chỗ thọ nạn, nơi Ngài bỏ thân tứ đại.

3. Tôn giả Ma Ha Ca Diếp (Mahakasyapa-Mahakassapa): Đầu Đà đệ nhất

Ngài được Đức Thế Tôn nhiếp hóa trước hai tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, được Thế Tôn cho là Đầu Đà đệ nhất. Sinh hoạt theo hạnh đầu đà là một lối sinh hoạt cực kỳ đơn giản nhằm mục đích tịnh hoá tâm hồn, rất thích hợp với những ai thích tu phạn hạnh như Ngài Ca Diếp. Sau khi xuất gia tu hạnh Đầu Đà trong 8 ngày liền, Ngài đắc quả A La Hán. Ngài tinh thông con.đường thiền định, nêu gương sáng cho chúng Tăng về các hạnh : “ Ít muốn, biết đủ, tinh tân, viễn ly ”. Ngài thường độc cư trong rừng dù tuổi đã cao.

Ngài được Đức Thế Tôn nhiếp hóa trước hai tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, được Thế Tôn cho là Đầu Đà đệ nhất. Sinh hoạt theo hạnh đầu đà là một lối sinh hoạt cực kỳ đơn giản nhằm mục đích tịnh hoá tâm hồn, rất thích hợp với những ai thích tu phạn hạnh như Ngài Ca Diếp. Sau khi xuất gia tu hạnh Đầu Đà trong 8 ngày liền, Ngài đắc quả A La Hán. Ngài tinh thông con.đường thiền định, nêu gương sáng cho chúng Tăng về các hạnh : “ Ít muốn, biết đủ, tinh tân, viễn ly ”. Ngài thường độc cư trong rừng dù tuổi đã cao.

4. Tôn giả A Nâu Đà La (Aniruddha – Anurauddha): Thiên nhãn đệ nhất

Trong tăng chúng Ngài nổi tiếng là bậc tu hành rất thanh tịnh, không bao giờ bị nữ sắc cám dỗ, vì vậy được mọi người kính ngưỡng. Duy có một tật nhỏ là tật ưa ngủ gục mỗi khi ngồi nghe Phật thuyết pháp, từng bị Phật quở trách đôi ba phen. Từ đó Ngài lập hạnh “ không ngủ ” từ đầu hôm đến suốt sáng, từ tản sáng đến chiều đêm, Ngài ngồi mở to đôi mắt nhìn vào khoảng không, không chớp mắt, cho đến một hôm thì hai mắt xưng vù rồi bị mù loà. Chính đức Phật cầm tay chỉ dạy giúp Ngài may áo và dạy phương pháp tu định để khiến mắt sáng ra, Ngài thực hành một cách triệt để nên được sáng mắt trở lại và chứng được Thiên nhãn thông, bất quản xa gần, bất luận trong ngoài, mắt Ngài đều thấy suốt. Phật dùng chánh pháp phương tiện dạy cho Ngài thể nhập tánh thây viên dung, không lệ thuộc vào nhãn căn. Ngài chứng đắc pháp này và thấy ba cõi như một quả Amla được cầm trên tay, được Phật ấn chứng là Thiên nhãn đệ nhất.

Trong tăng chúng Ngài nổi tiếng là bậc tu hành rất thanh tịnh, không bao giờ bị nữ sắc cám dỗ, vì vậy được mọi người kính ngưỡng. Duy có một tật nhỏ là tật ưa ngủ gục mỗi khi ngồi nghe Phật thuyết pháp, từng bị Phật quở trách đôi ba phen. Từ đó Ngài lập hạnh “ không ngủ ” từ đầu hôm đến suốt sáng, từ tản sáng đến chiều đêm, Ngài ngồi mở to đôi mắt nhìn vào khoảng không, không chớp mắt, cho đến một hôm thì hai mắt xưng vù rồi bị mù loà. Chính đức Phật cầm tay chỉ dạy giúp Ngài may áo và dạy phương pháp tu định để khiến mắt sáng ra, Ngài thực hành một cách triệt để nên được sáng mắt trở lại và chứng được Thiên nhãn thông, bất quản xa gần, bất luận trong ngoài, mắt Ngài đều thấy suốt. Phật dùng chánh pháp phương tiện dạy cho Ngài thể nhập tánh thây viên dung, không lệ thuộc vào nhãn căn. Ngài chứng đắc pháp này và thấy ba cõi như một quả Amla được cầm trên tay, được Phật ấn chứng là Thiên nhãn đệ nhất.

5. Tôn giả Tu Bồ Đề (Subhuti): Giải Không đệ nhất

Theo truyền thuyết của kinh sách Đại thừa, lúc Ngài mới sanh, trong gia đình Ngài toàn hiện ra những triệu chứng “ không ”. Các đồ vật trong nhà, từ kho lẫm, lu vãi... mọi vật biến đâu mất cả, chỉ thuần tịnh một mùi hương chiên đàn và hào quang sáng soi chấn động cả ba cõi, không thấy đâu là tường vách giới hạn. Hỏi về ý nghĩa điềm lạ này thì được thầy tướng bảo rằng đó là điều cực lành. Rồi nhân vì điềm “ không ” ấy, nên cha mẹ Ngài mới đặt tên cho Ngài là Tu Bồ Đề, nghĩa là Không Sanh. Lại cũng có nghĩa là Thiện Cát ( tốt lành ) hay Thiện Hiện ( hiện điềm tốt ).

Theo truyền thuyết của kinh sách Đại thừa, lúc Ngài mới sanh, trong gia đình Ngài toàn hiện ra những triệu chứng “ không ”. Các đồ vật trong nhà, từ kho lẫm, lu vãi... mọi vật biến đâu mất cả, chỉ thuần tịnh một mùi hương chiên đàn và hào quang sáng soi chấn động cả ba cõi, không thấy đâu là tường vách giới hạn. Hỏi về ý nghĩa điềm lạ này thì được thầy tướng bảo rằng đó là điều cực lành. Rồi nhân vì điềm “ không ” ấy, nên cha mẹ Ngài mới đặt tên cho Ngài là Tu Bồ Đề, nghĩa là Không Sanh. Lại cũng có nghĩa là Thiện Cát ( tốt lành ) hay Thiện Hiện ( hiện điềm tốt ).

6. Tôn Giả Phú Lâu Na (Purna – Punna): Thuyết pháp đệ nhất

Từ khóa » đệ Tử đầu Tiên Của đức Phật Là Ai