CHÁNH VĂN (Từ Câu 193 đến Câu 208) - Sách Phật Giáo Hòa Hảo

Chú Giài Sám Giảng
  • Thay Lời Tựa
  • Quyển Thượng
    • Quyển Thượng - Tập 1
      • Lựoc Sử Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH
        • I. THÂN THẾ :
        • II. PHƯƠNG TIỆN ĐỘ ĐỜI :
        • III. BƯỚC TRUÂN CHUYÊN TRUYỀN ĐẠO :
        • IV.- SỰ NGHIỆP TÔN GIÁO VÀ GIÁO LÝ :
        • V.- SỰ NGHIỆP CỨU QUỐC :
      • Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ
      • Sấm Giảng Giáo Lý Quyển Thượng
      • Thay Lời Tựa - Sứ Mạng Của Đức Thầy
        • XUẤT XỨ - VĂN THỂ
        • NỘI DUNG – TIÊU ĐỀ
        • BỐ CỤC
        • CHỦ ĐÍCH
        • CHÁNH VĂN (Đoạn 1)
        • LƯỢC GIẢI (Đoạn 1)
        • CHÚ THÍCH (Đoạn 1)
        • CHÁNH VĂN (Đoạn 2)
        • CHÚ THÍCH (Đoạn 2)
        • CHÁNH VĂN (Đoạn 3)
        • LƯỢC GIẢI (Đoạn 3)
        • CHÚ THÍCH (Đoạn 3)
        • CHÁNH VĂN (Đoạn 4)
        • LƯỢC GIẢI (Đoạn 4)
        • CHÚ THÍCH (Đoạn 4)
        • CHÁNH VĂN (Đoạn 5)
        • LƯỢC GIẢI (Đoạn 5)
        • CHÚ THÍCH (Đoạn 5)
        • CHÁNH VĂN : (Đoạn 6)
        • LƯỢC GIẢI : (Đoạn 6)
        • CHÚ THÍCH : (Đoạn 6)
        • CHÁNH VĂN (Đoạn 7)
        • LƯỢC GIẢI (Đoạn 7)
        • CHÚ THÍCH (Đoạn 7)
        • CHÁNH VĂN (Đoạn 8)
        • LƯỢC GIẢI (Đoạn 8)
        • CHÚ THÍCH (Đoạn 8)
        • TỔNG KẾT
      • Quyển nhất : Sấm Giảng - Khuyên Người Đời Tu Niệm
        • XUẤT XỨ VÀ VĂN THỂ
        • TIÊU ĐỀ
        • NỘI DUNG
        • CHỦ ĐÍCH
        • BỐ CỤC
        • CHÁNH VĂN(Từ câu 1 đến câu 8)
        • CHÁNH VĂN(Từ câu 9 đến câu 20)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 21 đến câu 32)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 33 đến câu 44)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 45 đến 54)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 55 đến câu 66)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 67 đến câu 72)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 73 đến câu 78)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 79 đến câu 86)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 87 đến câu 96)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 97 đến câu 104)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 105 đến câu 108)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 109 đến câu 116)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 117 đến câu 124)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 125 đến câu 136)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 137 tới câu 144)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 145 đến câu 152)
        • CHÁNH VĂN ((Từ câu 153 đến câu 160)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 161 đến câu 168)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 169 đến câu 184)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 185 đến câu 192)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 193 đến câu 208)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 209 đến câu 218)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 219 đến câu 228)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 229 đến câu 240)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 241 đến câu 252)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 253 đến câu 260)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 261 đến câu 268)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 269 đến câu 276)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 277 đến câu 282)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 283 đến câu 292)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 293 đến câu 300)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 301 đến câu 306)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 307 đến câu 312)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 313 đến câu 322)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 323 đến câu 336)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 337 đến câu 346)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 347 đến câu 352)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 353 đến câu 360)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 361 đến câu 392)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 393 đến câu 412)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 413 đến câu 436)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 437 đến câu 466)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 467 đến câu 492)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 493 đến câu 524)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 525 đến câu 564)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 565 đến câu 584)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 585 đến câu 606)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 607 đến câu 636)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 637 đến câu 670)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 671 đến câu 714)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 715 đến câu 758)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 759 đến câu 814)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 815 đến câu 878)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 879 đến câu 912)
    • Quyển Thượng - Tập 2
      • Kệ Dân Của Người Khùng
        • XUẤT XỨ - VĂN THỂ
        • TIỂU SỬ
        • NỘI DUNG
        • BỐ CỤC
        • CHỦ ĐÍCH
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 01 tới câu 52)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 53 tới câu 108)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 109 tới câu 165)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 109 tới câu 164)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 165 tới câu 232)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 233 tới câu 296)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 297 tới câu 368)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 369 tới câu 448)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 449 tới câu 476)
      • Sám Giảng
        • XUẤT XỨ - VĂN THỂ
        • TIỂU SỬ TÁC GIẢ
        • NỘI DUNG
        • BỐ CỤC
        • BỐ CỤC
        • CHỦ ĐÍCH
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 01 đến câu 72)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 73 đến câu 152)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 153 đến câu 220)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 221 đến câu 308)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 309 đến câu 380)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 381 đến câu 460)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 461 đến câu 532)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 533 đến câu 612)
    • Quyển Thượng - Tập 3
      • Giác Mê Tâm Kệ
        • XUẤT XỨ - VĂN THỂ
        • TIÊU ĐỀ
        • NỘI DUNG
        • BỐ CỤC
        • CHỦ ĐÍCH
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 01 tới câu 64)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 65 tới câu 132)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 133 tới câu 208)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 209 tới câu 276)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 277 tới câu 354)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 355 tới câu 430)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 431 tới câu 506)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 507 tới câu 594)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 595 tới câu 674)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 674 tới câu 762)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 763 tới câu 836)
        • CHÁNH VĂN (Từ câu 837 tới câu 846)
  • Quyển Trung
    • Quyển Trung - Tập 1
      • Cách Tu Hiền và Sự Ăn Ở Của Một Người Bổn Đạo
        • XUẤT XỨ - VĂN THỂ - NỘI DUNG
        • CHÁNH VĂN - LỜI NÓI ĐẦU
        • HOÀ HẢO - LƯỢC GIẢI (Bài lời nói đầu)
      • Quyển Sáu: Những Điều Sơ Lược Cần Biết Của Kẻ Tu Hiền
        • ĐẠI Ý VÀ TIÊU ĐỀ
        • CHÁNH VĂN (Đoạn mở đề)
        • LƯỢC GIẢI (Đoạn mở đề)
        • CHÚ THÍCH
        • TU NHÂN (Đáp Tứ Ân)
          • LƯỢC GIẢI (Nguồn gốc)
          • I- ÂN TỔ TIÊN CHA MẸ
          • II- ÂN ĐẤT NƯỚC
          • III.- ÂN TAM BẢO
          • IV.- ÂN ĐỒNG BÀO VÀ NHÂN LOẠI
          • ÂN ĐÀN NA THÍ CHỦ
          • LUẬN VỀ TAM NGHIỆP
            • 1.- ÁC SÁT SANH
            • 2- ÁC ĐẠO TẶC
            • 3- ÁC TÀ DÂM
            • 4- ÁC LƯỠNG THIỆT
            • 5- Ỷ NGÔN
            • 6- ÁC KHẨU
            • 7- ÁC VỌNG NGỮ
            • 8- ÁC THAM LAM
            • 9- ÁC SÂN NỘ
            • 10- ÁC MÊ SI
        • TU PHẬT LUẬN VỀ BÁT CHÁNH
          • I- CHÁNH KIẾN
          • II- CHÁNH TƯ DUY
          • III- CHÁNH NGHIỆP
          • IV- CHÁNH TINH TẤN
          • V- CHÁNH MẠNG
          • VI- CHÁNH NGỮ
          • VII- CHÁNH NIỆM
          • VIII- CHÁNH ĐỊNH
      • Phần 2 Của Nguyễn Sáu (Môn Nghi Thức và Thời Cúng & Giới Luật)
        • CÁCH THỜ PHƯỢNG, HÀNH LỄ VÀ SỰ ĂN Ở CỦA MỘT TÍN ĐỒ PGHH
          • I- CÁCH THỜ PHƯỢNG
          • II- HÀNH LỄ
          • III- TANG LỄ
          • IV- CÁCH CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI CHẾT
          • V- HÔN NHƠN
          • VI- NHỮNG ĐIỀU PHẢI TRÁNH HẲN HOẶC ĐƯỢC CHÂM CHẾ HOẶC NÊN LÀM.
          • VII- SỰ CÚNG LẠY CỦA NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA
          • VIII- LỜI KHUYÊN BỔN ĐẠO
    • Quyển Trung - Tập 2
      • Môn Giáo Lý Căn Bản
        • XUẤT XỨ VÀ VĂN THỂ
        • 1-ĐỨC PHẬT ĐỐI VỚI CHÚNG SANH
        • 2- LỜI KHUYÊN BỔN ĐẠO
        • 3- PHẬT LÀ GÌ ?
        • 4- CHƯ PHẬT CÓ BỐN ĐẠI ĐỨC
        • 5- SƠ GIẢI TỨ DIỆU ĐỀ
        • 6- TỨ DIỆU ĐẾ (Bài hai)
        • 7- TRONG VIỆC TU THÂN XỬ KỶ
        • 8- LỜI CUỐI SÁCH
    • Quyển Trung - Phần II
      • Từ Điển Đặc Dụng
        • Lời đầu sách
        • Bài thứ nhứt -> Bài thứ Mười
        • Bài thứ mười một -> Bài thứ hai mươi
        • Bài thứ hai mươi mốt -> Bài thứ ba mươi
        • Bài thứ ba mươi mốt-> Bài thứ bốn mươi
        • Bài thứ bốn mươi mốt-> Bài thứ năm mươi
        • Bài thứ năm mươi mốt-> Bài thứ sáu mươi
        • Bài thứ sáu mươi mốt-> Bài thứ bảy mươi
        • Bài thứ bảy mươi mốt-> Bài thứ tám mươi
        • Bài thứ tám mươi mốt-> Bài thứ chín mươi
        • Bài thứ chín mươi mốt-> Bài thứ một trăm
        • Bài thứ một trăm lẻ một -> Bài thứ một trăm lẻ ba
        • PHỤ TRANG I
          • Bài thứ nhất -> Bài thứ ba mươi
          • Bài thứ ba mươi mốt -> Bài thứ sáu mươi
          • Bài thứ sáu mươi mốt -> Bài thứ bảy mươi mốt
        • Lời cuối sách
  • Quyển Hạ
    • Quyển Hạ - Tập 1
      • Những Bài Đức Giáo Chủ Sáng Tác Năm Kỷ Mão (1939)
        • LỜI NÓI ĐẦU
        • BÀI 1.- LỘ CHÚT CƠ HUYỀN
        • Bài 2.- CHO ĐỨC ÔNG MẤT GHE
        • Bài 3.- MẶC TÌNH AI
        • Bài 4.- BÁNH MÌ
        • Bài 5.- Ông Lương Văn Tốt hỏi
        • Bài 6.- THIÊN LÝ CA
        • BÀI 7.- LUẬN VIỆC TU HÀNH
        • Bài 8.- VIẾNG LÀNG MỸ HỘI ĐÔNG
        • BÀI 9.- CHO ÔNG THAM TÁ NGÀ
        • Bài 10.- TỈNH BẠN TRẦN GIAN
    • Quyển Hạ - Tập 2
      • 1.- KHUYÊN NGƯỜI GIÀU LÒNG PHƯỚC THIỆN
      • 2.- DẶN DÒ BỔN ĐẠO
      • 3.- DIỆU PHÁP QUANG MINH
      • 4.- SA ĐÉC
      • 5.- NANG THƠ CẨM TÚ

193.“Đời này vốn một lời hai,

Khắp trong trần-hạ mấy ai tu trì.

Đời này giành-giựt làm chi,

196. Tới việc ly-kỳ cũng thả trôi sông.

Thuyền đưa Tiên-cảnh Non-Bồng,

Mấy ai mà có thiềng lòng theo đây.

Cứ lo làm việc tà-tây,

200. Bắt ngưu bắt cầy đặng chúng làm ăn.

Chừng đau niệm Phật lăng-xăng,

Phật đâu chứng kịp lòng người ác-gian.

Thấy đời mê-muội lầm-than,

204. Ăn bạ nói càn tội-lỗi chỉn ghê.

Chữ tu không phải lời thề,

Mà không nhớ đến đặng kề Tiên-bang.

Nói nhiều trong dạ xốn-xang,

208. Cùng hết xóm làng tàn-ác nhiều hơn”.

LƯỢC GIẢI (Từ câu 193 đến câu 208)

-Đoạn nầy ý nói trong thế gian ít người tu niệm, phần nhiều lo tham gian giành giựt, bày mưu nầy chước nọ để: “Của dương thế góp tom bảo thủ” (Khuyến Thiện, Q.5).

Rốt cuộc của ấy cũng tiêu tan theo chiến tranh giặc cuớp. Kinh Phật bảo: Của Thế gian là của năm nhà (năm nhà: nhà lửa, nhà lụt lội, nhà giặc cướp, nhà sung công, nhà con cháu phá tán), dầu ta có tham gian cũng chẳng giữ được lâu dài. Đức Thầy thường cảnh tỉnh:

“Nạn khổ đâu đâu đều túng rối,

Tai ương chốn chốn khắp cùng nơi.

Tiền ma gạo quỷ đừng nên trữ,

Sau cũng tiêu theo luật của trời”.

-Lời giáo pháp của Đức Thầy ví như chiếc thuyền có diệu năng đưa người tu đến cảnh Tiên Phật, nhưng ít có ai thành tâm theo Đạo, mãi mãi chạy theo danh lợi ảo huyền, sát hại sanh vật ăn uống cho hả hê, nói năng bất chánh không kể gì là nghĩa nhân đạo lý. Đến khi gặp cảnh ốm đau họ mới van lơn cầu khẩn Phật Trời thì việc quá muộn:

“Đến tội rồi mới hối muộn màng”.

Cho nên Đức Thầy hằng khuyên mọi người:

“Chi cho bằng ta sớm lo toan,

Gìn giới luật nghe kinh trọng Phật”.

Thì sau nầy sẽ gần được Tiên Phật.

-Nhìn qua xã hội loài người thấy kẻ gian ác thì nhiều, người hiền lương quá ít. Cho nên càng nhắc đến, Đức Thầy càng xót dạ thương tâm cho hạng người chưa cải ác tùng thiện.

CHÚ THÍCH

VỐN MỘT LỜI HAI: Lối cho vay lúa hoặc tiền của số người giàu có. Lúc bấy giờ (thời Pháp thuộc) lòng họ quá tham ác (cắt cổ lột da) cho vay vốn một tới mùa phải trả bằng hai. Nếu mùa nầy không đủ trả thì cứ kê

thêm mùa tới, hai phải lên bốn. Rồi ít năm sau chủ nợ kiện đến tòa, buộc con nợ phải bán nhà, giao đất để trừ.

Đức Thầy đã giác tỉnh hạng người cho vay:

“Xác phàm có mấy lăm hơi,

Hỏi vay có một mà lời đôi ba.

Của dư cho mượn mới là,

Hảo tâm bố thí ngọc tòa được lên”.

(Khuyên người giàu lòng Phước Thiện)

TU TRÌ: (Xem chú thích câu 36, Q.1)

VIỆC LY KỲ: Việc lạ lùng, khác thường. Đây chỉ cho cuộc gặp cướp loạn lạc, thay đổi màn lớp làm bao nhiêu của cải phải tiêu tan. Giờ ta có tham lam giành giựt cũng chẳng ích chi. Đức Thầy diễn tả cảnh ấy:

“Giàu sang như nước trên nguồn,

Gặp cơn mưa lớn nó tuôn một giờ”.

(Sấm Giảng, Q.1)

Hoặc là:

“Cảnh vinh hoa lại quá cheo leo,

Nhà giàu có sau nhiều tai ách”.

(Kệ Dân, Q.2)

Việc ly kỳ còn chỉ cho cảnh biến thiên tận diệt đời Hạ ngươn để lập lại Thượng ngươn:

“Khắp thế giới cửa nhà tan nát,

Cùng xóm làng thưa thớt quạnh hiu.

Bấy lâu nay nuôi dưỡng chắt chiu,

Nay tận diệt lập đời trở lại”.

(Kệ Dân, Q.2)

TIÊN CẢNH NON BỒNG: Cảnh Tiên ở núi Bồng lai. Ở đây ý nói Đức Thầy khai truyền Đại đạo nếu ai tu đúng theo giáo pháp thì được thoát khỏi miền trần tục mà hưởng cảnh tiêu diêu tự tại của Tiên Phật. Bởi giáo pháp ví như thuyền bè, nếu ai chịu bước xuống (vào Đạo) và cố gắng chèo chống (hành Đạo) tức sẽ tới bờ bên kia giải thoát. Đức Thầy khuyên nhắc:

“Khuyến dạy dân tình minh đạo đức,

Tu hành được kiến cảnh Bồng Lai”.

(Viếng non Ông Két)

THIỀNG LÒNG: Cũng đọc là thành lòng. Nghĩa của chữ thành tâm, tức là lòng theo đạo một cách chí thành chí thật mới mong kết quả. Cổ Đức từng bảo: “Thành tâm sở chí, kim thạch vị khai”.( Ý nói sức mạnh của lòng thành khẩn hướng đến đâu thì có thể chẻ núi phá vàng đến đó).

Đức Thầy hằng khuyên:

“Tới với Ta chớ đem đồ cúng,

Chỉ đem theo hai chữ thành lòng”.

(Giác Mê Tâm Kệ, Q.4)

LÀM VIỆC TÀ TÂY: Làm việc theo lũ Tây tặc (giặc Pháp). Đây chỉ cho người mãi a dua làm việc với Pháp để kiếm chút quyền oai bổng lộc. Đức Tôn Sư thường thống trách những hạng người ấy:

“Sớm lo lòn cúi, chiều ăn ngủ,

Nào biết tính toan gỡ nợ nần”.

(Rứt cái ngu đần)

NGƯU VÀ CẦY: Ngưu là trâu; cầy là chó. Hai loại gia súc nầy giúp ích cho đời khá nhiều. Trâu dùng để cày ruộng, chó để giữ nhà, thế mà người ta nỡ giết nó mà ăn thịt. Đây chỉ cho hạng vong ân bội nghĩa.

Đức Thầy hằng khuyên:Đối với các gia súc: Trâu, bò, ngựa, chó, mèo…chẳng khá sát hại, vì chúng đã giúp ích cho ta trong các việc sanh hoạt hằng ngày”.(bài Luận về Tam nghiệp - Ác sát sanh).

MÊ MUỘI: Mờ tối không sáng suốt.

NÓI CÀN: Nói xằng bậy, ngang ngược, nói thí nói đại, không lựa lời. Cổ ngữ có khuyên:

“Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Đức Thầy nay cũng dạy:

“Lựa lời tiếng dịu dàng trong sạch,

Khi thốt ra đoan chánh hiền từ.

Tích thiện thì thường có phước dư,

Bằng tích ác họa ương đeo đắm”.

(Khuyến Thiện, Q.5)

TIÊN BANG: Nước Tiên. Đây chỉ cảnh Tiên ở. Đức Thầy khuyên:“Tu hành tâm đạo dựa kề Tiên bang”.(Sấm Giảng, Q.1)

XỐN XANG: Nhức nhối, bức rức, khó chịu. Phan Văn Trị có câu:

“Nong nả dốc vun nền Đạo nghĩa,

Xốn xang nào tưởng việc làm ăn”.

Từ khóa » Khắp Thế Giới Cửa Nhà Tan Nát Cùng Xóm Làng Thưa Thớt Quạnh Hiu