Cháo Bẹ Rau Măng Vẫn Sẵn Sàng Bẹ Là Gì
Có thể bạn quan tâm
Nội dung chính Show
- Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề
- Tham khảo giải bài tập hay nhất
- Loạt bài Lớp 8 hay nhất
Những câu hỏi liên quan
Quan sát các từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi: Bắp, bẹ ở đây đều có nghĩa là ngô. Trong ba từ: bắp, bẹ, ngô, từ nào là từ địa phương, từ nào được dùng phổ biến trong toàn dân.
- Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
(Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)
- Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào
(Tố Hữu, Khi con tu hú)
Cho hai đoạn thơ sau:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
(Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm dang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, dầy sân nắng đào.
(Tố Hữu, Khi con tu hú)
Hai từ “bẹ” và “bắp” có thể được thay thế bằng từ ngữ toàn dân nào khác?
A. Ngô
B. Khoai
C. Sắn
D. Lúa mì
Có 2 cách hiểu: – Cách thứ nhất: chủ thể của “sẵn sàng ”là con người. Khi đó ý của toàn câu thơ sẽ là: dù phải tồn tại trong hoàn cảnh khó khăn nhưng tinh thần vẫn không vì thế mà buông xuôi, mỏi mệt, trái lại vẫn rất tráng kiện, hăm hở trong công việc – “vẫn sẵn sàng”. – Cách thứ hai: chủ thể của “sẵn sàng ”là “cháo bẹ, rau măng”. “Sẵn sàng ” ở đây có nghĩa là nhiều, là dư dả, là vẫn sẵn có đến mức dư thừa. Hiểu theo cách này, trong lời thơ như ẩn hiện một nụ cười hóm hỉnh, đùa vui. Nói khó khăn bằng bthơ như thế cho thấy bản lĩnh, khả năng chiến thắng mọi thử thách của hoàn cảnh của người c/sĩ CM. ở cách hiểu thứ 2, sự “sẵn sàng” của con người vẫn hiện diện nhưng là ẩn tàng trong cách nói vui đùa, hóm hỉnh. Cách hiểu này gần với phong cách của HCM hơn, bởi ở Người, cái bản lĩnh, sự vững vàng của người c/sĩ ít khi bộc lộ trực diện mà thường ẩn rất sâu trong lời thơ.
chúc e học tập tốt nha em ❤️❤️❤️
Ba mươi năm ấy chân không mỏiMà đến bây giờ mới tới nơi.Sau 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn bể hoạt động cứu nước, tháng 2-1941, Nguyễn Ái Quốc đã bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt nam. Người sống trong hang Pác Bó, điều kiện sinh hoạt vật chật rất gian khổ, nhưng tất cả thiếu thốn đó đối với Bác không phải là gian khổ mà đều trở thành sang trọng, mà còn thật là sang. Bởi niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại Hồ Chí Minh là được sống cuộc đời cách mạng cứu dân, cứu nước. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó đã ra đời trong hoàn cảnh đó.Bài thơ bốn câu, theo thể thất ngôn tứ tuyệt thật tự nhiên, bình dị, giọng điệu thoải mái pha chút vui đùa hóm hỉnh. Tất cả cho ta thấy một cảm giác vui thích sảng khoái. Ý nghĩa tư tưởng của bài thơ cũng toát lên từ đó. Đi tìm hiểu bài thơ chính là đi tìm hiểu niềm vui của nhân vật trữ tình.Mở đầu bài thơ là câu thơ có giọng điệu rất tự nhiên, rất ung dung và thoải mái, hoà điệu với cuộc sống của núi rừng:(Tố Hữu)
Sáng ra bờ suối tối vào hangCâu thơ là sự khái quát của một nhịp sống đã trở thành nếp rất chủ động. Cách ngắt nhịp 4/3 đã tạo thành thế đôi sóng đôi rất nhịp nhàng: sáng ra- tối vào. Nếp sống ở đây chủ động mà đàng hoàng. Đàng hoàng vì ban ngày Bác làm việc đời thường. Tối mới trở về hang để ngủ. Với Bác, còn gì thú vị hơn khi ngày ngày được làm việc bên bờ suối, làm bạn với thiên nhiên, tối trở về nhà (nhà vẫn là hang núi) để nghỉ ngơi và lắng nghe tiếng suối chảy. Thật thú vị, thoả mái khi con người được sống giao hoà với thiên nhiên. Phải chăng quy luật vận động ấy là Bác đã vượt lên được hoàn cảnh. Đó chẳng phải là tinh thần lạc quan hay sao?Chính sự cân đối ở câu thơ thứ nhất đã làm nền cho các câu thơ sau xuất hiện.
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàngNhịp 4/3 là nhịp thông thường ở thơ tứ tuyệt, nhưng ở câu này, nhịp 4 được chuyển thành nhịp 2/2 tạo thành một sự đều đặn cùng với hai thanh trắc liền nhau ở nhịp 3 (vẫn, sẵn) càng khẳng định thêm điều đó. Câu thơ toát nên một sự yên tâm về cuộc sống vật chật của Bác. Thơ xưa thường biểu lộ thú vui vì cảnh nghèo như Nguyễn Trãi đã từng viết: Nước là cơm rau hay tri tức. Điều khác biệt của Bác, với các nhà thơ xưa như Nguyễn Trãi là ở chỗ: Nguyễn Trãi sống ở chốn núi rừng vui với thiên nhiên (ở Côn Sơn) để quên đi nỗi đau không được giúp nước, giúp đời. Còn Bác Hồ sống ở chốn núi rừng, bằng lòng với cuộc sống đạm bạc nơi đầu nguồn để đem ánh sáng cứu dân cứu nước. Vì thế câu thơ thứ ba của bài thơ là một sự chuyển biến đột ngột:
Bàn đá chông chềnh dịch sử ĐảngHai câu nói về chuyện ăn, chuyện ở thong dong bao nhiêu, thoải mái bao nhiêu thì câu nói về chuyện làm việc vất vả bấy nhiêu. Không có bàn, người chiến sĩ cách mạng phải dùng dạ làm bàn, lại là bàn đá chông chếnh. Rõ ràng là với từ chông chếnh, Bác đã lột tả được điều kiện làm việc rất khó khăn. Công việc lại càng khó khăn hơn, đòi hỏi người chiến sĩ cách mạng phải cố gắng hết sức, không ngừng không nghỉ. Ba tiếng cuối cùng sử dụng toàn thanh trắc để thể hiện sự vất vả, nhưng khoẻ khoắn, kiên quyết. Như vậy đối với Bác lúc này, việc cách mạng là cần thiết nhất, phải vượt lên tất cả mọi khó khăn. Kết thúc bài thơ là một nhận xét, một kết thúc rất tự nhiên, bất ngờ và vô cùng thú vị:
Cuộc đời cách mạng thật là sang.Ba câu đầu của bài thơ nói về việc ở, việc ăn và việc làm. Câu thứ tư là một lời đánh giá làm người đọc bất ngờ. Và bằng phép loại suy, ta có thể khẳng định việc ăn, việc ở không phải là sang, chỉ có việc làm dịch sử Đảng là sáng nhất vì nó đem ánh sáng của chu nghĩa Mác – Lê Nin để phát động đấu tranh giải phóng dân tộc, đem lại cơm no, áo ấm và hạnh phúc cho toàn dân. Ở đây ta bắt gặp câu thơ có khẩu khí, nói cho vui, phần nào khoa trương (thường gặp trong hàng loạt những bài thơ xưa nói cho vui cảnh nghèo đã trở thành truyền thống) trong văn học phương Đông:
Ao sâu nước cả khôn chài cá,Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà...Đúng là nói cho vui! Thật đấy mà lại đùa đấy! Nghèo nhưng mà lại chẳng nghèo! Giọng điệu thơ rất tự nhiên, dí dỏm thể hiện niềm vui của Nguyễn Khuyến khi có bạn đến nhà chơi.Ta thấy ở đây niềm vui thích của Bác Hồ là rất thật, không chút gượng gạo, lên gân vì thế nên giọng thơ sảng khoái, ngân vang: Thật là sang. Rõ ràng trong cái sang của Bác, của người cách mạng không phải là điều kiện ăn ở, sinh hoạt mà chính là tri thức cách mạng để giải phóng đất nước, đem lại sự giàu sang, hạnh phúc cho cả dân tộc. Ý nghĩa của bài thơ thật lớn lao.(Bác đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến)
Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ Đường luật, rất đúng niêm luật có lẽ bởi ý thứ hai của nó là nói chơi, còn ý đầu tiên vẫn là nói thật. Tính nghiêm túc của bài thơ phải chăng là sự phản ánh nghiêm túc những đòi hỏi có thật của cuộc đời đối với con người cách mạng. Nhưng một khi đã đáp ứng được nó, trụ vững trước nó thì ai có thể cấm được cái quyền nói trêu của người đã biết tự rèn luyện mình mà vượt lên tất cả. Bài thơ đã vượt qua hành trình hơn 60 năm nhưng đến nay vẫn giữ nguyên được giá trị.
(Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ)
tửu tận tình do tại
154344 điểm
trần tiến
Em hiểu nghĩa câu. thơ thứ hai: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” như thế nào?
Tổng hợp câu trả lời (1)
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Câu thơ toát nên một sự yên tâm về cuộc sống vật chật của Bác. Đây là những món ăn quen thuộc có mặt hàng ngày trong bữa ăn của Bác. Cháo ngô, măng rừng đã thay thế cho cơm. "Cháo bẹ", "rau măng" luôn được chuẩn bị đầy đủ để phục vụ cho các bữa ăn của Người. Bác đã thích nghi với cuộc sống thiếu thốn một cách tự nhiên, Bác không mảy may cảm thấy mình vất vả mà ngược lại Bác cảm thấy rất vui. Bác Hồ sống ở chốn núi rừng, bằng lòng với cuộc sống đạm bạc nơi đầu nguồn để đem ánh sáng cứu dân cứu nước. Có lẽ vui nhất vì sau bao nhiêu năm xa đất nước nay được trở về sống với đất nước thân yêu. Bác tin rằng, thời cơ giành độc lập hoàn toàn đang tới. Niềm vui ấy đã làm cho Bác say mê làm việc, say mê trong bước đường hoạt động và lãnh đạo kháng chiến.
Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề
- Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió được kể bằng lời của ai? A. Đôn Ki-hô-tê B. Xéc-van-tét C. Xan-chô Pan-xa D. Các nhân vật khác
- Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản Cổ tích về sự ra đời của người mẹ. Em hiểu nội dung chính của câu chuyện như thế nào?
- Cảm nhận về cuộc sống của Bác qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó?
- Kết quả của sự hy sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh trong tác phẩm Thuế máu được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về thái độ của người viết?
- Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên mùa thu trong đoạn thơ sau: Gió may nổi bờ tre buồn xao xác Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác ũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay. ( Trích Sang thu- Anh Thơ )
- Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của truyện Cô bé bán diêm? A. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa B. Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình người C. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ D. Cả A, B, C đều đúng
- viết 1 đoạn văn tổng phân hợp khoảng 8-10 câu phân tích tâm trạng của người tù, trong đó có sử dụng câu nghi vấn (bài Khi con tu hú)
- Vẽ sơ đồ tư duy nói về tác hại của túi ni lông
- Đoạn văn “Vì vậy chúng ta cần phải ... nghiêm trọng đối với môi trường” nói lên điều gì? A. Một số giải pháp để tiết kiệm bao bì ni lông B. Một số giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông C. Một số giải pháp để bảo vệ môi trường tự nhiên D. Một số giải pháp để làm tăng số lần sử dụng bao bì ni lông
- Hãy viết về những điều em cảm nhận được từ câu chuyện dưới đây: HOA HỒNG TẶNG MẸ Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một đứa bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. - Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có bảy mươi lăm xu trong khi giá một bông hoa hồng đến hai đô-la. Anh mỉm cười và nói với nó: - Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh và trả lời: - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Rồi nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên phần mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa, huỷ bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà mẹ để trao tận tay bà bó hoa. (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB trẻ, 2006)
Tham khảo giải bài tập hay nhất
Loạt bài Lớp 8 hay nhất
xem thêmTừ khóa » Cháo Bẹ Nghĩa Là Gì
-
Cháo Bẹ - Du Lịch Cao Bằng
-
Em Hiểu Nghĩa Câu Thơ Thứ Hai: “Cháo Bẹ Rau Măng Vẫn ...
-
Cháo Bẹ Là Gì
-
Em Hiểu Nghĩa Câu Thơ Thứ Hai: “Cháo Bẹ Rau Măng Vẫn ... - Toploigiai
-
Top 14 Cháo Bẹ Là Gì - Mobitool
-
Cháo Bẹ Người Tày - Văn Nghệ Thái Nguyên
-
Câu Thơ Cháo Bẹ Rau Măng Vẫn Sẵn Sàng được Hiểu Như Thế Nào?
-
Nghĩa Của Từ Bẹ - Từ điển Việt - Tra Từ - SOHA
-
Câu Thơ Cháo Bẹ Rau Măng Vẫn Sẵn Sàng Nên Hiểu Như Thế Nào
-
TÌM VỀ “CHÁO BẸ RAU MĂNG”. GHI CHÉP CỦA ĐỖ ANH MỸ
-
Gạch Chân Dưới Cặp Từ Trái Nghĩa Trong Câu Sau đây :Cháo Bẹ , Rau ...
-
Phân Tích Bài Thơ Tức Cảnh Pác Bó Của Hồ Chí Minh - THPT Sóc Trăng
-
Nhận Xét Về Câu Thơ Thứ 2 Của Bài Thơ “Tức Cảnh Pác Bó”, Có ý Kiến ...